Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối:

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh quản lý rủi ro ngoại hối tại ngân hàng liên doanh Việt Nga (Trang 100)

Kinh doanh ngoại hối ngày càng phát triển và có vị trí xứng đáng trong giai đoạn phát triển hiện nay của các ngân hàng thương mại. Trong xu thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các ngân hàng, để nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại VRB, tôi xin đề ra một số giải pháp sau:

- Hiện tại trụ sở của ngân hàng còn rất nhỏ hẹp, bị che khuất bởi các phương tiện giao thông nên trong thời gian tới cần xây dựng trụ sở và tạo lập không gian giao dịch ngân hàng hiện đại, khang trang, không ngừng nâng cao và hoàn thiện ứng dụng công nghệ trong quản lý và kinh doanh ngân hàng nhằm đa dạng hoá hoạt động nghiệp vụ và đa dạng hoá khách hàng.

- Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và phải xem đây là mục tiêu chiến lược để cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác, nâng cao hiệu quả kinh doanh và thu hút khách hàng trong nước. Đầu tư vào công nghệ hiện đại có thể làm tăng chi phí ban đầu, nhưng sẽ giảm chi phí nghiệp vụ trong dài hạn, thu hút nhiều khách hàng, quản trị được rủi ro do thông tin nhanh chóng, công tác điều hành hiệu quả, đặc biệt là ngân hàng sẽ huy động nhiều tiền gởi thanh toán (lãi suất thấp) do thanh toán dễ dàng, tiện lợi và mở rộng kênh phân phối. Ngân hàng VRB cần nâng cấp chương trình Smarbank vì có nhiều trường hợp chưa đáp ứng được nhu cầu của ngân hàng. Ví dụ trong quá trình triển khai thực hiện các nghiệp vụ phái sinh đã xảy ra tình trạng khách hàng có nguồn tiền ngoại tệ về sớm, đề nghị bán theo hợp đồng kỳ hạn đã ký để trả nợ sớm trước hạn. Tuy nhiên

phân hệ FX- Smartbank không đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ thanh toán trước một phần của hợp đồng kỳ hạn nên ngân hàng phải xử lý thủ công, qua nhiều bước, bộ phận IT phải lùi ngày cập nhật trực tiếp, bộ phận kế toán phải hủy hợp đồng kỳ hạn đã ký, tất toán phần trả trước hạn, nhập phần còn lại vào hệ thống. Do vậy, để hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả Ngân hàng Liên doanh Việt Nga cần phải hiện đại hóa công nghệ, nâng cấp hệ thống Smarbank để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân hàng.

- Ngân hàng VRB cần củng cố và hoàn thiện mạng lưới chi nhánh (thế mạnh của ngân hàng), đi liền với chính sách chăm sóc khách hàng và tăng cường công tác tiếp thị. Đẩy mạnh marketing quảng bá thẻ ATM, nâng cao chất lượng phục vụ thẻ cho khách hàng, cung cấp một máy POS đổi mã pin cho mỗi phòng giao dịch. VRB cần tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong huy động vốn, tín dụng sản xuất kinh doanh, tín dụng tiêu dùng, tài trợ xuất nhập khẩu, dịch vụ thanh toán, thu hộ chi hộ, giữ hộ, ủy thác, ngân hàng điện tử... Cần chú ý phát triển các sản phẩm gắn với thị trường chứng khoán và hoạt động bảo hiểm. Đa dạng hoá hoạt động kinh doanh ngân hàng bao gồm cả hoạt động ngân hàng bán buôn và hoạt động ngân hàng bán lẻ. Mở rộng quan hệ khách hàng với mọi thành phần kinh tế, chú trọng hơn tới các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài các khách hàng tiềm năng như công ty xuất nhập khảu cà phê Tây Nguyên, công ty TMDV Minh Chí, công ty TNHH Minh Anh….VRB cần tập trung cho vay tài trợ xuất nhập khẩu với các đối tượng khác như công ty dệt may, xuất nhập khẩu xăng dầu và sản xuất sắt thép

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG KINH DOANH

NGOẠI TỆ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1. Đối với Nhà nước

1.1. Phát hành các công cụ huy động vốn:

Chính phủ nên cho phép phát hành trái phiếu ngoại tệ trong nước để có thể huy động USD của dân đầu tư vào các dự án trọng điểm.

Phát hành trái phiếu ở nước ngoài cũng có thể thu hút ngoại tệ mà lãi suất sẽ thấp hơn là vay nước ngoài.

1.2. Chính sách ngoại hối:

Hiện nay một số chính sách qui định về quản lý còn nhiều trở ngại cho các ngân hàng trong vấn đề thực hiện. Chẳng hạn như việc rút tiền từ tài khoản của cá nhân, Nghị định có qui định tiền của cá nhân từ nước ngoài gửi về cho cá nhân được phép rút ngoại tệ mặt, như vậy tiền của tổ chức gửi cho cá nhân thì có được rút hay không, nhiều ngân hàng vẫn còn lúng túng trong thực hiện các quy định.

1.3. Về cơ quan thống kê và công ty kiểm toán:

Nguyên nhân rủi ro xuất phát từ vai trò quản lý của Nhà nước: Nền kinh tế còn hoạt động không ổn định, thiếu kiểm soát. Trong khi đó hoạt động KDNT của ngân hàng là bộ phận không thể tách rời đối với mọi hoạt động của nền kinh tế và trong môi trường chung như vậy hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng không có được những cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển một cách tích cực khiến rủi ro có điều kiện để phát sinh và đây chính là nguyên nhân tiềm tàng của những biến động kinh tế ở mức độ cao hơn như khủng hoảng kinh tế, tài chính. Vì vậy Chính phủ cần nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan thống kê, tổng hợp số liệu nhanh chóng, đầy đủ và chính xác hơn. Ban hành các quy định về chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm tại các ngân hàng, các doanh nghiệp và ban hành qui định trách nhiệm của các công ty kiểm toán cho ngân hàng.

1.4. Thị trường điều hòa tiền mặt:

Ngoại tệ mặt trên thị trường ngoại tệ và trong quỹ ngoại tệ của các ngân hàng thường không được quản lý tập trung. Nên chăng có một trung tâm điều hòa

ngoại tệ mặt cho toàn hệ thống. Mô hình giống như thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, dự trữ một số loại ngoại tệ nhất định với một số lượng nào đó nhằm điều hòa nhu cầu ngoại tệ giữa các ngân hàng, điều phối ngoại tệ giữa các ngân hàng..

Ngoài ra, nhà nước nên cho phép và hỗ trợ thành lập một ngân hàng dữ liệu hoặc ngân hàng thông tin với sự tham gia của tất cả các ngân hàng và doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn. Ngân hàng này cho phép có thể cung cấp số liệu và tình hình hoạt động của các ngân hàng trong từng thời kỳ.

2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 2.1. Chính sách về rủi ro và kiểm soát:

Tăng cường quản lý các ngân hàng thông qua các quy định về kiểm toán bắt buộc, kiểm tra trình độ định kỳ cũng như tăng cường thanh tra và hỗ trợ các ngân hàng nhận biết các rủi ro tiềm ẩn thông qua công tác đã thanh tra của các ngân hàng, từ đó đưa ra giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro.

2.2. Chính sách kiều hối:

Về chính sách chi trả kiều hối, NHNN nên ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể hơn và nên kết hợp với các ban ngành khác như ngành công an trong các qui định về chi trả kiều hối tận nhà của các cộng tác viên công ty kiều hối. Về các đại lý ủy nhiệm thu đổi ngoại tệ của các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại hối, NHNN nên cho phép các công ty kiều hối được phép làm đại lý ủy nhiệm thu đổi ngoại tệ cho các NHTM. Ngân hàng sẽ thu hút được nguồn ngoại tệ từ các công ty kiều hối quay trở lại ngân hàng nhanh hơn. Khách hàng nhận kiều hối thuận tiện hơn trong giao dịch mua bán thay vì phải đến ngân hàng bán.

2.3. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng:

Cải cách thị trường liên ngân hàng theo hướng giảm độc quyền, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, tỷ giá Swap, Forward phải sát hơn với thị trường thực tế. Điều này sẽ giúp cho ngân hàng có đủ nguồn ngoại tệ cung cấp cho khách hàng khi nhu cầu nhập khẩu tăng quá cao và có thể thực hiện đúng quy định của Nhà nước về trạng thái ngoại tệ. Thay vì chỉ mua USD, Ngân hàng Nhà nước nên bán USD cho các ngân hàng, giúp các ngân hàng có đủ USD phục vụ nhu cầu khách hàng.

2.4. Dự trữ ngoại tệ:

Đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong dự trữ. NHNN đóng vai trò là người cuối cùng trong hoạt động, can thiệp thị trường khi cần thiết. Tập trung dự trữ ngoại tệ có kế hoạch sử dụng hợp lý. Quỹ dự trữ ngoại tệ có tác dụng khi thị trường liên ngân hàng đóng băng, ngoại tệ khan hiếm, NHNN sẽ dùng quỹ này để can thiệp. Khi thị trường ổn định, ngân hàng nhà nước sẽ mua vào để tăng trạng thái ngoại tệ.

2.5. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo:

Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo qua mạng Internet về hoạt động kinh doanh ngoại tệ, phân tích tình hình kinh tế trong nước và nước ngoài, hướng đi mới cũng như phổ biến các nghị định, qui định, thông tư mới trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Các NHTM Việt Nam còn non kém về các nghiệp vụ trong KDNT NHNN cũng có tổ chức các buổi hội thảo về các chính sách, thông tư để tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc trong chính sách quản lý ngoại hối.

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng xảy ra do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Nguyên nhân do chính bản thân ngân hàng sẽ được phòng ngừa qua các qui trình nghiệp vụ và kỹ năng kiểm soát. Ngoài ra cần có sự trợ giúp của Chính phủ và NHNN thông qua các thông tư, quyết định và nhất là một hành lang pháp lý thông thoáng. Vận dụng một cách linh hoạt, kịp thời và hợp lý các biện pháp phòng ngừa rủi ro sẽ hạn chế được rủi ro, giúp các NHTM Việt Nam ngày càng vững mạnh nhất là trong quá trình chuẩn bị hội nhập vào nền kinh tế khu vực và kinh tế quốc tế hiện nay.

KẾT LUẬN

Rủi ro ngoại hối và quản trị rủi ro ngoại hối là vấn đề quan trọng của ngân hàng, nó quyết định đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi tỷ giá, lãi suất thay đổi thì tác động đến toàn bộ bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập của ngân hàng. Lãi suất và tỷ giá là những đại lượng biến động liên tục, nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng. Ngân hàng không thể tự xác định mức tỷ giá mà tỷ giá này do thị trường quy định. Ngân hàng chỉ có thể điều chỉnh hoạt động của mình theo sự biến động của lãi suất và tỷ giá thị trường. Do đó, công tác quản trị rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá ở ngân hàng là hết sức khó khăn và phức tạp.

Hiện nay, khi Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO thì thị trường rộng mở, có nhiều ngân hàng nước ngoài đã vào Việt Nam kinh doanh. Tỷ giá thị trường liên tục biến động trong vòng 2 năm qua. Điều này đòi hỏi sự phối hợp giữa các ngân hàng thương mại và sự điều chỉnh của ngân hàng nhà nước nhằm han chế những rủi ro hối đoái đem lại cho các ngân hàng.

Tại ngân hàng Liên doanh Việt Nga, hội sở chính Hà Nội, việc quản trị rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá là vấn đề khá mới mẻ và mới chỉ được quan tâm trong vài năm gần đây. VRB đã sử dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi để hạn chế rủi ro lãi suất và biến động của tỷ giá. Tuy nhiên các biện pháp phòng ngừa rủi ro hối đoái khác như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai,... chưa được ngân hàng sử dụng. Để nâng cao hoạt động quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng nói chung và ngân hàng Liên doanh Việt Nga nói riêng thì cần phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp phòng trảnh rủi ro trong thời gian dài. Đối với chính phủ, cần ban hành các chính sách và điều luật quy định rõ ràng về hoạt động rủi ro ở ngân hàng nhằm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh ngân hàng phát triển ổn định và vững chắc. Ngân hàng nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ các ngân hàng thông qua việc điều chỉnh mức lãi suất và biên độ tỷ giá phù hợp.

Trên đây là những vấn đề về rủi ro hối đoái và hoạt động quản trị rủi ro hối đoái ở ngân hàng Liên doanh Việt Nga, hội sở chính Hà Nội. Do nhận thức có hạn nên bài làm không tránh khỏi thiếu sót. Em mong nhận được lời nhận xét góp ý của quý Thầy, Cô cùng các bạn sinh viên để bài làm thêm phần hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bài tập và bài giải nghiệp vụ ngân hàng thương mại – TS Nguyễn Minh Kiều – Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh..

[2] Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối – PGS. TS Nguyễn Văn Tiến – Trọng tài viên trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. Chủ nhiệm bộ môn thanh toán quốc tế học viện ngân hàng.

[3] Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng – Th.S Thái Ninh - Trường Đại học Nha Trang.

[4] Giáo trình quản trị rủi ro – TS Nguyễn Minh Kiều – Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

[5] Giáo trình Tài chính quốc tế – Th.S Chu Lê Dung – Trường Đại học Nha Trang

[6] Quản trị ngân hàng thương mại – PGS.TS Phan Thị Thu Hà – Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

[7] Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng – PGS. TS Nguyễn Văn Tiến – Trọng tài viên trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. Chủ nhiệm bộ môn thanh toán quốc tế học viện ngân hàng.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng VRB từ năm 2006 – 2008

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

A. TÀI SẢN

I. Tiền mặt,vàng bạc, đá quý 2.022.217.884 12.035.525.681 21.699.630.825 II. Tiền gửi tại NHNN 2.159.093.000 21.349.947.692 1.183.113.193.225 III. Tiền, vàng gửi tại TCTD

khác và cho vay TCTD khác 329.519.572.723 2.698.169.670.607 2.099.609.536.211 1. Tiền, vàng gửi tại TCTD khác 329.519.572.723 2.649.827.670.607 2.099.609.536.211 2. Cho vay các TCTD khác 48.342.000.000 3. DPRR cho vay TCTD khác IV. Chứng khoán KD

1. Chứng khoán kinh doanh 2. DPGG chứng khoán

V. Các ccps và các TSTC khác

VI. Cho vay khách hàng 204.630.000.000 572.736.003.574 2.546.431.215.195

1. Cho vay khách hàng 204.630.000.000 576.426.847.334 2.559.064.509.380 2. DPRR cho vay khách hàng (3.690.843.760) (12.633.294.185)

VII. Chứng khoán đầu tư 120.000.000.000 120.000.000.000

1. CKĐT sẵn sàng để bán 120.000.000.000 120.000.000.000

2. CKĐT giữ đến ngày đáo hạn 3. DPGG chứng khoán đầu tư

VIII. Góp vốn đầu tư dài hạn 20.000.000.000

1. Đầu tư vào công ty con 2. Góp vốn liên doanh 3. Đầu tư vào công ty liên kết

4. Đầu tư dài hạn khác 20.000.000.000

5. DPGG đầu tư dài hạn

IX. Tài sản cố định 8.475.985.581 22.204.917.845

1. Tài sản cố định hữu hình 7.029.189.032 20.050.538.669

- Hao mòn TSCĐ hữu hình (*) (777.269.552) (3.474.399.128) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 414.915.634 270.619.701

- NG TSCĐ thuê tài chính 459.598.860 459.598.860

- Hao mòn TSCĐ thuê tài chính (44.683.226) (188.979.159)

3. Tài sản cố định vô hình 1.301.880.915 1.883.659.475

- Nguyên giá TSCĐ vô hình 1.046.000.000 2.465.930.000

- Hao mòn TSCĐ vô hình (*) (14.119.185) (582.270.525)

X. Bất động sản đầu tư

- Nguyên giá BĐSĐT

- Hao mòn BĐSĐT

XI. Tài sản có khác 2.297.647.813 35.706.518.309 76.624.236.727

1. Các khoản phải thu 1.415.970.568 11.191.606.522 45.123.563.041 2. Các khoản lãi và phí phải thu 874.496.775 23.164.465.660 26.658.717.835 3. Tài sản thuế TNDN hoãn lại

4. Tài sản có khác 7.180.740 1.350.446.127 4.841.955.851

Trong đó: Lợi thế thương mại

5. Các khoản DPRR khác

TỔNG TÀI SẢN CÓ 540.628.531.420 3.468.473.651.444 6.089.682.730.028

B. NGUỒN VỐN

I. Các khoản nợ CP và NHNN

II. Tiền gửi và vay cácTCTD 204.630.000.000 1.448.088.296.425 2.975.486.608.654

1. Tiền gửi của các TCTD khác 204.630.000.000 1.447.805.118.985 2.975.266.359.534

2. Vay của các TCTD khác 283.177.440 220.249.120

III. Tiền gửi của khách hàng 174.729.732.846 1.501.077.598.088 2.010.391.115.255 IV. Các ccps và các khoản nợ tài

chính khác

V. Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư,

cho vay TCTD chịu rủi ro

VI. Phát hành giấy tờ có giá

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh quản lý rủi ro ngoại hối tại ngân hàng liên doanh Việt Nga (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)