2.2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng VRB
Tên đầy đủ: Ngân hàng liên doanh Việt- Nga
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam-Russia Joint Venture Bank
Tên gọi tắt: VRB
Giấy phép thành lập và hoạt động: Số 11/GP-NHNN do Thống đốc NHNN Việt Nam cấp ngày 30/10/2006.
Tổng Giám Đốc: Ông Nguyễn Văn Phẩm
Địa chỉ: Số 85 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 04.39426668
Fax: 04.39426669 Website: www.vrbank.com.vn
VRB là liên doanh giữa hai Ngân hàng hàng đầu của hai nước là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), đóng góp 51% vốn điều lệ và Ngân hàng Ngoại thương Nga (VTB), đóng góp 49% vốn điều lệ.
2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển.
Ngày 19/11/2006, Ngân hàng liên doanh Việt - Nga (VRB) chính thức tổ chức lễ khai trương và đi vào hoạt động. VRB ra đời là kết quả của sự hợp tác về mặt kinh tế giữa Chính Phủ và Ngân hàng Trung ương của hai nước, mở ra cơ hội hợp tác giữa hai nền kinh tế, hai hệ thống tài chính. VRB đã vinh dự được đón Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir V. Putin đến thăm nhân ngày khai trương..
Bên cạnh Hội sở chính ở Hà Nội, VRB đã khai trương hoạt động Chi nhánh tại Vũng Tàu vào tháng 3/2007. Trong 6 tháng đầu năm 2008, VRB đã khai trương và đưa vào hoạt động chi nhánh TP Hồ Chí Minh, 01 phòng giao dịch Kim Mã, Hà Nội, cuối năm 2008 thành lập Chi nhánh VRB tại khu vực miền Trung (Đà Nẵng, Nha Trang). VRB cũng đang gấp rút hoàn thiện các thủ tục pháp lý chuẩn bị cho việc thành lập Ngân hàng con tại Matxcơva, Liên bang Nga. Kế hoạch của VRB là thiết lập một mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch cả nội địa và quốc tế, trong nước tại các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế, thương mại ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nghệ An, Hải Phòng và ở nước ngoài tại Nga, Ucraina, Ba Lan…cũng như một số công ty trực thuộc như công ty chứng khoán, công ty cho thuê tài chính…
Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga được thành lập, tăng số lượng ngân hàng liên doanh tại Việt Nam lên 05 ngân hàng với 15 chi nhánh tại các vùng kinh tế trọng điểm như Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai. Do số lượng nhỏ, các ngân hàng liên doanh vẫn giữ vị trí khiêm tốn trên thị trường tài chính Việt Nam và chưa có những thay đổi đáng kể so với năm trước, cả về mạng lưới chi nhánh, các loại hình dịch vụ cung cấp, kết quả hoạt động kinh doanh.Tính đến 31/10/2006, tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng liên doanh đạt gần 8.000 tỉ đồng, chiếm 2,0% thị phần, chủ yếu là tín dụng trung dài hạn với trên 50% dư nợ; nợ quá hạn chỉ chiếm 1,03%; vốn huy động đạt trên 11.000 tỉ đồng, tăng 10% so cùng kỳ năm trước và chiếm 1,0% thị phần. Nhờ sự có mặt của Ngân hàng Liên doanh Việt- Nga, tổng tài sản của các ngân hàng liên doanh tăng thêm 1.000 tỉ đồng, lợi nhuận tăng 10% so cùng kỳ năm trước.
VRB ra đời là sự hợp tác giữa hai nước Việt – Nga, do đó ngân hàng Liên doanh Việt Nga có vai trò to lớn trong quan hệ thương mại Việt – Nga.
2.2.3. Cơ cấu tổ chức, sơ đồ.
Mô hình tổ chức của ngân hàng Liên doanh Việt Nga được xây dựng theo mô hình hiện đại hoá ngân hàng, theo hướng đổi mới và tiên tiến, phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của ngân hàng. Với mô hình tổ chức đến đầu năm 2009, tổng số cán bộ công nhân viên của ngân hàng Liên doanh Việt Nga là 200 người, trong đó trên 80% cán bộ đạt trình độ Đại học và trên Đại học. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Liên doanh Việt Nga được trình bày theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Liên doanh Việt Nga.
Căn cứ theo mô hình và mạng lưới hoạt động của ngân hàng Liên doanh Việt Nga bao gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Tổng Giám Đốc và các Phòng ban liên quan. Mạng lưới hoạt động của ngân hàng Liên doanh Việt Nga trải đều xung quanh địa bàn Thủ đô Hà Nội, 05 phòng giao dịch hoạt động theo chức năng ngân hàng bán lẻ cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng hiện đại tới khách hàng.
Ban Tổng Giám Đốc của Ngân hàng Liên doanh Việt Nga hiện nay gồm 3 người:
Tổng Giám Đốc ông Nguyễn Văn Phẩm: là người đứng đầu và chịu mọi trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về điều hành Ngân hàng Liên doanh Việt Nga Hà Nội.
Các Phó Tổng Giám Đốc: 2 người – Ông Nguyễn Văn Huy
– Ông Dmiky I. Dubensky
Các Phó Tổng Giám Đốc được Tổng Giám đốc phân công phụ trách một số công việc và trực tiếp chỉ đạo các phòng ban thuộc bộ máy của Ngân hàng.
2.2.4. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
2.2.4.1. Phòng Nguồn vốn và Kinh doanh tiền tệ
- Xây dựng kế hoạch luồng tiền và đảm bảo tính thanh khoản của các tài khoản Nostro.
- Đề xuất hạn mức giao dịch với các đối tác theo quy định hiện hành. - Cung cấp hồ sơ đối tác theo quy định, chuyển phòng dịch vụ khách hàng nhập thông tin khách hàng vào tạo CIF.
- Thực hiện các giao dịch trên thị trường tiền tệ với các đối tác trong hạn mức được phép.
- Đối với các giao dịch ngoài hạn mức, trình Tổng giám đốc ( hoặc người được ủy quyền) trước khi xác định giao dịch với đối tác.
- Theo dõi các giao dịch đến hạn, lập đề nghị hạch toán và thanh toán các giao dịch để thông báo cho bộ phận hỗ trợ giao dịch để thực hiện hạch toán và thanh toán giao dịch.
- Đầu mối kiểm tra hạn mức giao dịch của khách hàng trước khi giao dịch. - Đầu mối giao dịch với đối tác để xử lý các vấn đề liên quan đến giao dịch trong suốt quá trình giao dịch đến khi tất toán giao dịch.
- Nhập vào hệ thống các giao dịch trong ngày giao dịch, - Chuyển chứng từ sang bộ phận BO để xử lý giao dịch.
2.2.4.2. Phòng dịch vụ khách hàng
- Nhập thông tin khách hàng, tạo CIF cho khách hàng trong hệ thống, - Thông tin kịp thời cho bộ phận giao dịch MM về việc thanh toán của đối tác cũng như của VRB liên quan đến các giao dịch MM.
- Xác nhận giao dịch của VRB với đối tác (nếu cần). - Thực hiện thanh toán cho đối tác theo cam kết đã ký.
2.2.4.3. Phòng quan hệ khách hàng
- Thông báo tỷ giá giao dịch hàng ngày sau khi nhận được thông báo tỷ giá từ Phòng nguồn vốn kinh doanh tiền tệ.
- Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ trong hạn mức được Tổng giám đốc ngân hàng giao.
2.2.4.4. Phòng tài chính kế toán
- Hạch toán giao dịch MM vào hệ thống trên cơ sở đề nghị của bộ phận giao dịch MM.
- Chuyển chứng từ cho bộ phận dịch vụ khách hàng để thực hiện thông tin cho đối tác (nếu cần).
- Lưu các chứng từ giao dịch gốc liên quan đến hoạt động nhận tiền gửi và gửi tiền trên thị trường liên ngân hàng phát sinh tại phòng dịch vụ khách hàng và bộ phận giao dịch MM.
2.2.4.5. Phòng quản lý rủi ro
- Định kỳ hay đột xuất chịu trách nhiệm xem xét đánh giá cấp hạn mức và rà soát lại hạn mức giao dịch của bộ phận giao dịch MM, hạn mức giao dịch cấp cho đối tác và các hạn mức có liên quan khác trình Tổng giám đốc xem xét ( hoặc người được ủy quyền) phê duyệt (nếu trong hạn mức phân cấp ủy quyền) hoặc trình hội đồng tín dụng ( nếu vượt hạn mức phân cấp ủy quyền của giám đốc VRB).
- Xác lập hạn mức được ban lãnh đạo phê duyệt cho phòng Nguồn vốn kinh doanh tiền tệ.
- Chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát, kiểm soát hàng ngày đối với các mặt hoạt động kinh doanh của bộ phận giao dịch MM và báo cáo kết quả giám sát cho ban lãnh đạo ngân hàng.
- Được quyền yêu cầu bộ phận giao dịch MM ngừng mọi giao dịch khi bộ phận giao dịch MM vi phạm các hạn mức mà không được sự phê chuẩn của cấp có thẩm quyền.
2.2.4.6. Phòng công nghệ ngân hàng điện tử
Cài đặt các hạn mức phục vụ cho giao dịch MM khi được ban lãnh đạo ngân hàng phê duyệt.
2.2.5. Một số sản phẩm chủ yếu của ngân hàng. 2.2.5.1. Tín dụng cá nhân:
* Cho vay:
Khách hàng có thể vay để đáp ứng nhiều nhu cầu vốn khác nhauđể phục vụ cho mụcđích tiêu dùng hoặc mụcđích kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể như:
- Cho vay mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà. - Cho vay mua ô tô
- Cho vay du học
- Cho vay cán bộ công nhân viên - Cho vay cầm cố giấy tờ có giá.
- Cho vay hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ tư nhân cá thể Tiện ích
- Tất cả các cá nhân có nhu cầu đều có thể tiếp cận với nguồn vốn tín dụng tiêu dùng.
- Khách hàng chỉ cần có 30% nhu cầu tiêu dùng hoặc kinh doanh, phần còn lại VRB sẽ hỗ trợ.
- Sản phẩm tín dụng cá nhân có thời gian vay dài, phương thức vay linh hoạt, phù hợp với khả năng tài chính và thu nhập của khách hàng với mức lãi suất vay hấp dẫn. Nhờ vậy khách hàng không phải quá lo lắng cho việc hoàn trả vốn vay.
- Thủ tục nhanh chóng, thuận tiện, được tư vấn bởi độingũ cán bộ chuyên nghiệp mà không cần trả thêm bất cứ một khoản chi phí nào.
* Tiền gửi:
Khách hàng hiện đang có một khoản tiền nhàn rỗi trong thời gian nhất định, hãy lựa chọn hình thức tiền gửi tiết kiệm với lãi suất hấp dẫn hơn tại VRB, hãy để tiền làm ra lãi cho khách hàng.
Tiện ích
- Thủ tục đơn giản, thuận tiện, nhanh, lãi suất hấp dẫn với các kỳ hạn phong phú
- Miễn phí gửi tiền
- Được VRB mua bảo hiểm với Tổ chức bảo hiểm tiền gửi
- Khách hàng gửi bằng loại tiền nào thì được rút ra (cả gốc và lãi) bằng loại tiền đó. Khách hàng gửi bằng ngoại tệ có nhu cầu nhận tiền bằng Đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ khác (được VRB công bố mua bán) sẽ được quy đổi theo tỷ giá hấp dẫn
- Nếu khách hàng cần tiền khi Sổ tiết kiệm chưa đến hạn thanh toán khách hàng có thể dễ dàng dùng Sổ tiết kiệm để vay thế chấp, cầm cố vay vốn tại bất cứ tổ chức tín dụng nào, đặc biệt vay vốn tại VRB được ưu tiên về lãi suất cho vay. * Dịch vụ tài khoản:
Để tránh rủ ro trong giao dịch tiền mặt, khách hàng hàng có thể sử dụng tài khoản để ký gửi, rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán và nhận thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ trong nước và ngoài nước.
Tiện ích:
- Mở tài khoản miễn phí.
- Thủ tục mở tài khoản và giao dịch đơn giản. - Lãi suất linh hoạt, hấp dẫn
- An toàn, tuyệt đối, bảo mật
- Chủ sở hữu tiền gửi có kỳ hạn được phép chuyển nhượng, thanh toán trước hạn, thanh toán từng phần.
- Khách hàng có thể sử dụng để cầm cố, bảo lãnh vay vốn ngân hàng. Khách hàng có thể chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi thanh toán sang tài khoản tiết kiệm và ngược lại
* Dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa:
Với tấm thẻ VRB Card, bạn sẽ: Giao dịch được trên hệ thống của Banknetvn đã kết nối các ngân hàng – Hoàn toàn miễn phí đến hết 2008:
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN (Agribank); - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN (BIDV);
- Ngân hàng Công thương VN (Vietinbank) - Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank)
- Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Hà Nội (HABUBANK) - Ngân hàng TMCP Sài gòn Công Thương (SaigonBank) - Ngân hàng phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB)
Có thể rút đến 5 triệu đồng một lần. Có thể rút đến số dư bằng 0. Một thẻ có thể liên kết 08 tài khoản. Phát hành thêm 03 thẻ phụ cho một thẻ chính.
2.2.5.2. Tín dụng doanh nghiệp:
* Tài trợ thương mại trong nước:
Phục vụ nhu cầu bổ sung vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, thanh toán tiền mua hàng hoá và nguyên vật liệu của các nhà cung cấp trong nước, VRB sẽ đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng bằng cách cấp hạn mức tín dụng thường xuyên hoặc cho vay theo món.
* Tài trợ xuất nhập khẩu:
+ Cung cấp các giải pháp tài chính để thực hiện đơn hàng xuất khẩu + Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.
+ Tài trợ nhu cầu bổ sung vốn để nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, hàng hoá... Trong hoạt động thanh toán với thị trường Nga, khách hàng sẽ được thanh toán trực tiếp bằng đồng RUB, không phải hoán đổi sang đơn vị ngoại tệ thứ ba, tiết kiệm chi phí và rủi ro về tỷ giá hối đoái.
* Dịch vụ bảo lãnh
Bảo lãnh trong nước:
Khách hàng có nhu cầu đảm bảo nghĩa vụ với bên mời thầu, đảm bảo việc thực hiện hợp đồng, đảm bảo việc thực hiện các thoả thuận về chất lượng sản phẩm, đảm bảo việc hoàn trả tiền ứng trước… VRB sẽ phát hành thư bảo lãnh nhằm đảm bảo các nghĩa vụ trên của khách hàng.
Bảo lãnh ngoài nước
Khách hàng là các tổ chức chuyên cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho đối tác nước ngoài đang cần một ngân hàng để cam kết với đối tác của mình về việc sẽ thanh toán cho họ trong trường hợp vi phạm các nghĩa vụ đã thỏa thuận. .
* Tài trợ thương mại:
+ Tín dụng xuất khẩu: Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, nhà xuất khẩu luôn phải đối diện với rủi ro bị chậm thanh toán, không được thanh toán hoặc không chắc chắn về khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu khi xuất hàng.Để hạn chế rủi ro có mức độ an toàn cao và hiệu quả là lựa chọn hình thức thanh toán thư tín dụng. Tất nhiên không thể thiếu việc lựa chọn một ngân hàng có uy tín hỗ trợ bạn trong suốt quá trình giao dịch: kiểm tra và tư vấn các điều kiện của thư tín dụng, kiểm tra chứng từ để đảm bảo khả năng thanh toán.VRB
+ Nhờ thu xuất nhập khẩu: Trong hoạt động ngoại thương, khi nhà nhập khẩu không có lợi thế trong đàm phán để lựa chọn nhà xuất khẩu hoặc mức độ uy tín trong giao dịch giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu đủ tốt để bạn không phải sử dụng phương thức thanh toán LC làm tăng thêm chi phí hoặc bạn không muốn phải chuyển tiền trước khi hàng hóa và chứng từ chưa nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Nhờ thu chính là giải pháp tối ưu cho bạn. Điều quan trọng là nhà nhập khẩu phải lựa chọn được ngân hàng có uy tín, có chất lượng dịch vụ cao đảm bảo nhờ thu hiệu quả, nhanh chóng. VRB.
+ Bảo lãnh nhận hàng theo LC
VRB thực hiện phát hành bảo lãnh nhận hàng khi chưa có vận đơn gốc, phát hành thư uỷ quyền nhận hàng để khách hàng có thể nhận hàng theo L/C. Điều kiện để VRB phát hành Thư bảo lãnh - Thư uỷ quyền nhận hàng:
- Khách hàng cần ký quỹ 100% trị giá phải thanh toán, hoặc ủy quyền cho VRB khoanh số tiền tương ứng trên tài khoản tiền gửi hoặc ghi nợ tài khoản tiền vay khi thanh toán.
- Xuất trình Thư yêu cầu phát hành bảo lãnh kèm 01 bản sao vận đơn đường biển hoặc vận đơn hàng không và 01 bản sao hoá đơn do người xuất khẩu gửi trực tiếp.
2.2.6. Mục tiêu chung của Ngân hàng liên doanh Việt Nga: