Tình hình hoạt động kinh doanh của VRB từ năm 2006 đến năm

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh quản lý rủi ro ngoại hối tại ngân hàng liên doanh Việt Nga (Trang 54)

2.2.7.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của VRB từ năm 2006 đến 2008.

Bất kì một doanh nghiệp nào khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. VRB là một đơn vi kinh doanh cũng không nằm ngoài mục đích trên. Để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ta phân tích bảng báo cáo hoạt động kinh doanh của VRB qua 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VRB từ năm 2006 đến 2008

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

I. Thu nhập lãi thuần 959 39.923 89.574

1. TN từ lãi và các khoản TN tương tự 1.130 125.138 340.189 2. CP lãi và các khoản chi phí tương tự 171 85.216 250.615

II. Lãi/ lỗ từ hoạt động dịch vụ 0.2 (156) 186

1. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 0.2 745 2.790

2. Chi phí hoạt động dịch vụ 901 2.604

III. Lãi/ lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 1 1.821 49.151 IV. Lãi/ lỗ từ mua bán chứng khoán kinh doanh

V. Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng khoán

VI. Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động khác 97 141

1. Thu nhập từ hoạt động khác 197 670

2. Chi phí hoạt động khác 99 528

VII. Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần

VIII. Chi phí hoạt động 897 26.743 61.456

IX. LN từ hoạt động KD trước chi phí dự phòng 14.942 77.596

X. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 3.691 8.942

XI. Tổng lợi nhuận trước thuế 63 11.252 68.654

1. Chi phí thuế TNDN hiện hành 3.150 10.780

2. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 8.489

XII. Chi phí thuế TNDN 18 3.150 19.269

XIII. Lợi nhuận sau thuế 45 8.101 49.384

XIV. Lợi ích của cổ đông thiểu số XV. Lãi cơ bản trên cổ phiếu

Trong 3 năm qua, mặc dù đứng trước cuộc khủng hoảng kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác trên địa bàn. Thế nhưng, kết quả kinh doanh của VRB không ngừng tăng trưởng, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Thể hiện lợi nhuận sau thuế của ngân hàng năm 2006 đạt 45 triệu đồng, năm

2007 đã tăng lên 8 tỷ đồng, đến năm 2008 tăng lên 49 tỷ đồng, tăng 41 tỷ đồng, tức là tăng 512,5%. Kết quả này phản ánh hoạt động của Ngân hàng Việt Nga đang phát triển, đồng thời phản ánh năng lực tài chính vững mạnh và đây là cơ sở để nâng cao uy tín trong hoạt động cạnh tranh của ngân hàng.

Hầu hết tất cả các khoản mục đều có sự tăng trưởng cụ thể là:

Lãi từ kinh doanh ngoại hối năm 2006 đạt 1 triệu đồng, năm 2007 đã tăng lên 1,8 tỷ đồng, đến năm 2008 lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đã là 49 tỷ đồng, tăng so với năm 2007 là 47,2 tỷ đồng. Ngân hàng VRB là ngân hàng Liên doanh giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga nên ưu thế của ngân hàng là có nguồn ngoại tệ dồi dào hơn hẳn các ngân hàng khác. Thời gian qua, trong khi hầu hết các ngân hàng đều trong tình trạng thiếu ngoại tệ thi VRB lại có dư ngoại tệ nên hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở VRB rất phát triển.

Cũng như các ngân hàng thương mại khác, nguồn thu từ các nghiệp vụ truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Khoản thu lãi cho vay năm 2008 là 340 tỷ đồng tăng 215 tỷ đồng so với năm 2007, tương đương với tốc độ tăng là 172%. Ngân hàng Liên doanh Việt Nga mới thành lập cuối năm 2006 nên tốc độ tăng trưởng cao, hơn nữa khoản mục thu từ tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng. Có được kết quả này là nhờ sự cố gắng nổ lực của toàn thể ngân hàng trong việc tích cực tiếp cận các khách hàng, làm tốt công tác cho vay và thu lãi từ các khoản vay. Cùng với sự tăng lên của thu nhập lãi, chi phí trả lãi cũng tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí. Năm 2006, chi phí cho trả lãi là 171 triệu đồng, đến năm 2007 khoản chi này là 85 tỷ đồng, tăng 84,8 tỷ đồng. Đến năm 2008 chi phí trả lãi của VRB đã tăng lên 250 tỷ đồng, tăng 165 tỷ đồng so với năm 2007, tương đương tăng 194%. Điều này cũng dễ hiểu vì ngân hàng bỏ ra chi phí tương đương để thu được khoản thu lớn nhất của mình.

Các khoản mục chi phí khác đều tăng với tốc đọ tăng khá cao như chi phí hoạt động năm 2008 là 61,5 tỷ đồng tăng 34,8 tỷ đồng so với năm 2007, tương đương với tăng 130,3%; Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2008 cũng tăng 5,3 tỷ đồng so với năm 2007, tức là tăng 147%...Trong các khoản chi phí có khoản chi phí hoạt động dịch vụ đặc biệt tăng nhanh. Năm 2007 khoản chi phí

này là 900 triệu đồng, đến năm 2008 đã tăng lên 2,6 tỷ đồng, tức là tăng 189%. Ngân hàng Liên doanh Việt Nga là ngân hàng mới thành lập nên công tác quảng bá thương hiệu được ngân hàng chú trọng quan tâm. Tuy nhiên, trong ba năm đầu mới thành lập công tác này chưa thu được nhiều kết quả khiến cho các dịch vụ của ngân hàng như dịch vụ tư vấn tài chính, dịch vụ thu chi hộ khách hàng, dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng, thẻ thanh toán …chưa được nhiều khách hàng biết tới. Do đó, thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng trong ba năm qua không cao, thậm chí năm 2007 ngân hàng còn bị lỗ 155 triệu đồng, năm 2008 đã có sự cải thiện, doanh thu từ hoạt động dịch vụ đã đạt 186 triệu đồng.

Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động của ngân hàng thời gian qua, ta phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản.

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của VRB từ năm 2006 đến 2008.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ Tiêu 2006 2007 2008

Tổng tài sản 540,629 3,468,474 6,089,683

Vốn chủ sở hữu 160,763 490,874 1,059,250

Lợi nhuận trước thuế 63 11,252 68,654

Lợi nhuận sau thuế 45 8,101 49,384

ROA (%) 0.01 0.32 1.13

ROE (%) 0.03 1.65 4.66

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của VRB)

Từ bảng phân tích ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên tổng rài sản (ROA) của ngân hàng có xu hướng tăng đều qua các năm, từ 0.01% năm 2006 tăng lên 0.32% năm 2007 sang năm 2008 tỷ lệ này là 1.13% tuy vẫn thấp so với thông lệ quốc tế vì ngân hàng Liên doanh Việt Nga mới được thành lập cuối năm 2006. Tương đồng với ROA là tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng được cải thiện rõ rệt qua các năm, cụ thể là đạt 0.06% vào năm 2006, năm 2007 tăng lên 1,65%, đến năm 2008 ROE của ngân hàng đã tăng lên 4,66%. Sự tăng trưởng này một phần là do thu nhập từ lãi, từ các hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng, thu từ phí dịch vụ ngân hàng. Đặc biệt trong thời gian tới cạnh tranh giữa các ngân hàng càng gay gắt việc đa dạng hóa các loại hình dịch vụ của ngân hàng là rất cần thiết.

Bảng 2.3. Bảng so sánh ROA, ROE với một số ngân hàng khác năm 2008 Chỉ tiêu Ngân hàng Liên

doanh Việt Nga

Ngân hàng Liên doanh Lào Việt

Ngân hàng Liên doanh VID Public Bank ROA

1.13% 0.19% 3.37%

ROE

4.66% 3.48% 18.2%

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2008 ngân hàng BIDV)

So sánh các chỉ tiêu sinh lời với các ngân hàng liên doanh cùng ngành khác ta thấy trong năm 2008 mặc dù chịu sự cạnh tranh gay gắt nhưng khả năng sinh lời của VRB vẫn tăng trưởng khá tốt. Ngân hàng Liên doanh Việt Nga tuy mới được thành lập vào cuối năm 2006 nhưng khả năng sinh lời của VRB cao hơn hẳn Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB). Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của VRB là 1.13 % trong khi ROA của LVB chỉ có 0.19%. Tương ứng với tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của VRB cũng cao hơn LVB. Ngân hàng LVB thành lập ngày 22/6/1999, sau hơn 10 năm đi vào hoạt động nhưng tỷ suất sinh lợi lại không cao hơn VRB. Điều đó cho thấy sự cố gắng nổ lực của ngân hàng Liên doanh Việt Nga trong ba năm qua. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn rất thấp khi so sánh với ngân hàng Liên doanh VID Public Bank (VPB), là ngân hàng Liên doanh tốt nhất hiện nay ở Việt Nam. Sau 16 năm đi vào hoạt động Ngân hàng Liên doanh VID Public Bank có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 18.2%, mức cao nhất trong khối ngân hàng liên doanh. Đây là mục tiêu phấn đấu của Ngân hàng Liên doanh Việt Nga. Để làm được điều này VRB cần nghiêm túc thực hiện các kế hoạch, quán triệt xây dựng các chương trình phát triển sản phẩm đồng đều trên toàn hệ thống. Áp dụng nhiều chương trình huy động vốn hấp dẫn, đặc biệt phát triển các chương trình khuyến mãi mang đặc thù nét văn hóa Việt Nga và nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt của khách hàng trên mọi tỉnh thành trên cả nước.

2.2.7.3. Tình hình huy động vốn

Đối với hoạt động kinh doanh của một số tổ chức kinh tế thì nguồn vốn có một ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức đó. Đối với hoạt động của Ngân hàng cũng vậy, để hoạt động và phát triển tốt thì cần phải có nguồn vốn ổn định. Vì nguồn vốn quyết định đến quy mô kinh doanh của Ngân

hàng. Trong tổng nguồn vốn thì nguồn vốn huy động thường chiếm tỷ trọng lớn nhất. Để hiểu rõ hơn về hoạt động của Ngân hàng Liên doanh Việt Nga thì chúng ta đi sâu vào phân tích bảng số liệu sau:

Bảng 2.4. Tình hình huy động vốn của VRB từ năm 2006 đến 2008

Đơn vị:Triệu đồng. Chênh lệch 07/06 Chênh lệch 08/07 TS Nợ(Nguồn vốn) 2006 2007 2008 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1.Tiền gửi 379,360 2,948,883 4,985,657 2,569,523 677.33 2,036,774 69.07 Tiền gửi của các TCTD khác 204,630 1,447,805 2,975,266 1,243,175 607.52 1,527,461 105.50 Tiền gửi của công

chúng 174,730 1,501,078 2,010,391 1,326,348 759.08 509,313 33.93

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của VRB)

Bảng 2.5. Tỷ trọng huy động vốn của VRB trong 3 năm 2006 - 2008

Đơn vị: Triệu đồng

2006 2007 2008

Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nguồn vốn huy động 379,360 100 2,948,883 100 4,985,657 100 Tiền gửi của các TCTD

khác 204,630 53.94 1,447,805 49.10 2,975,266 59.68 Tiền gửi tiết kiệmcủa

công chúng 174,730 46.06 1,501,078 50.90 2,010,391 40.32

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của VRB)

Tốc độ tăng trưởng vốn huy động trong những năm gần đây của Ngân hàng liên tục tăng lên, năm 2008 tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng là 4.986 tỷ đồng tăng 2.037 tỷ đồng (69,07%) so với năm 2007, đây là một tỷ lệ tăng trưởng khá lớn.

Trong tổng số nguồn vốn huy động thì tiền gửi tiết kiệm của công chúng luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn. Sở dĩ như vậy là do: Với khẩu hiệu “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Liên doanh Việt Nga”, khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp luôn được Ngân hàng Việt Nga quan tâm với việc nỗ lực đưa ra các sản phẩm mới cho khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng là doanh nghiệp rất đa dạng như: dịch vụ tài khoản, trả lương nhân viên, thanh toán xuất nhập khẩu, bảo

lãnh, dịch vụ quản lý vốn…Tình hình huy động vốn từ đối tượng là các tổ chức, doanh nghiệp của ngân hàng trong những năm gần đây liên tục tăng. Năm 2006 vốn huy động đối tượng này chiếm 46,06% trong tổng số nguồn vốn huy động với số lượng là 174 tỷ đồng thì năm 2007 con số này đã tăng lên 1.501 tỷ đồng chiếm 50,90% trong tổng số nguồn vốn huy động được và đến năm 2008 đã tăng lên con số 2.010 tỷ đồng, tăng 509 tỷ (33,93%) so với năm 2007. Sở dĩ có được điều này là do ngân hàng áp dụng nhiều hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm hấp dẫn, lãi suất cao như chương trình huy động vốn “Hành trình đến với nước Nga”, “Tiền gửi VND đảm bảo bằng USD”…..đã thu hút rất nhiều khách hàng gửi tiết kiệm tại Ngân hàng.

Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng khác cũng liên tục tăng qua các năm. Năm 2006 là 205 tỷ đồng chiếm 53,94% tổng vốn huy động, năm 2007 tỷ trọng này giảm xuống là 49,10%, đến năm 2008 nguồn vốn huy động từ các TCTD đã đạt 2.975 tỷ đồng, tăng 1.527 tỷ (105,5%) so với năm 2007, chiếm 59,68% tổng nguồn vốn huy động. Điều này cho thấy VRB đã tích cực hoạt động trên thị trường liên ngân hàng, đẩy mạnh và củng cố mối quan hệ với các ngân hàng bạn.

Trong những năm qua, việc huy động vốn trên thị trường tiền tệ là một vấn đề nóng bỏng bởi sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại, bởi hoạt động của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản cũng đang thu hút rất nhiều vốn đầu tư vào đó. Mặc dù vậy, ngân hàng Liên doanh Việt Nga đã thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước, bám sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để có những quyết định kịp thời đảm bảo giữ vững được nguồn vốn và tăng trưởng tốt so với các đơn vị khác. Bằng việc nỗ lực đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới cung cấp cho khách hàng như chương trinh huy động vốn “Hành trình đến với nước Nga” hay sản phẩm “Tiền gửi VND đảm bảo bằng USD”…. đã giúp cho ngân hàng thu hút được khá đông các tổ chức cá nhân đến với ngân hàng và đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đề ra.

2.2.8.4 . Tình hình hoạt động sử dụng vốn.

Trong tất cả mọi hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam thì hoạt động tín dụng là một hoạt động truyền thống quan trọng nhất. Đây là một trong

những nghiệp vụ chính đem lại thu nhập cho ngân hàng. Ngân hàng luôn tìm các biện pháp để tăng cường hoạt động này. Trong những năm qua, do nền kinh tế tăng trưởng mạnh nên nhu cầu về vốn cho đầu tư cũng tăng lên làm cho hoạt động tín dụng cũng sôi động hơn. Ngân hàng Liên doanh Việt Nga luôn phải tìm cách từng bước xóa bỏ sự mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tình hình hoạt động tín dụng và cơ cấu tín dụng được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.6: Tình hình dư nợ tín dụng của Ngân hàng Liên doanh Việt Nga.

Đơn vị: Triệu đồng.

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Tổng dư nợ 204.630 576.427 2.559.065

Cho vay ngắn hạn 110.256 300.257 1.650.965

Tỷ trọng cho vay ngắn hạn 53,88% 52,09% 64,51%

Cho vay trung dài hạn 94.374 276.170 908.099 Tỷ trọng cho vay trung dài hạn 46,12% 47,91% 35,49%

(Nguồn: Phòng Tín dụng Ngân hàng Liên doanh Việt Nga)

Trong những năm vừa qua, nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng liên tục mở rộng, dư nợ tín dụng năm sau cao hơn năm trước. Dư nợ cho vay năm 2006 đạt 204.630 triệu đồng sang năm 2007 dư nợ cho vay đạt 576.427 triệu đồng tăng 371.797 triệu đồng, đến năm 2008 dư nợ tín dụng là 2.559.065 triệu đồng, tăng 1.982.639 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng tăng 344%. Kết quả này cho thấy trong những năm qua Ngân hàng Liên doanh Việt Nga đã làm tốt công tác thẩm định và cho vay, vận dụng linh hoạt các nghiệp vụ tín dụng. Đồng thời Ngân hàng cũng thường xuyên mở rộng quan hệ với các Ngân hàng khác trên địa bàn, đều này làm cho chất lượng tín dụng đầu vào lẫn đầu ra được nâng cao. Ngân hàng cho vay để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh, nhu cầu thanh toán hàng xuất nhập khẩu, hay dùng vào mục đích khác của người vay nên cũng từng bước góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong cơ cấu cho vay của ngân hàng ta thấy từ năm 2006 tới đây cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng lên, cho vay trung dài hạn có xu hướng giảm xuống.

Năm 2006 vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 53,88%, nhưng đến năm 2008 tỷ lệ này đã tăng lên là 64,51%. Cho vay trung và dài hạn trên thị trường vốn có độ rủi ro

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh quản lý rủi ro ngoại hối tại ngân hàng liên doanh Việt Nga (Trang 54)