Đánh giá chung về tình hình sử dụng công cụ phái sinh quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh quản lý rủi ro ngoại hối tại ngân hàng liên doanh Việt Nga (Trang 38)

ngoại hối tại các ngân hàng Việt Nam.

Khách quan mà nói, trước đây các ngân hàng Việt Nam hoàn toàn không có khái niệm về phòng chống rủi ro hối đoái cho dù họ phải đối mặt với vấn đề này hàng ngày, hàng giờ. Cách mà các ngân hàng Việt Nam vẫn thường làm là trích lập quỹ bù đắp rủi ro hối đoái. Thực chất, việc trích lập này không phải là biện pháp phòng chống mà chỉ là công cụ để giải quyết những hậu quả khi rủi ro đã xảy ra. Vì sao có hiện tượng này? Phải chăng các các ngân hàng Việt Nam không nhận thức được tầm quan trọng và tác dụng của nghiệp vụ phòng chống rủi ro hay điều kiện kinh tế và khung pháp lý ở Việt Nam không cho phép họ áp dụng nghiệp vụ nào? Tất nhiên, nguyên nhân luôn xuất phát từ cả hai phía. Sự kém hiệu quả và chưa đồng bộ của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến tiến trình áp dụng nghiệp vụ này ở Việt Nam. Đặc biệt, với nghiệp vụ hoán đổi lãi suất thì hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng lại càng đóng vai trò quan trọng. Giao dịch chủ yếu được sử dụng trên thị trường ngoại hối là giao dịch trao ngay (chiếm tới hơn 90%), giao dịch kỳ hạn rất mờ nhạt, doanh số mua bán ngoại tệ kỳ hạn chỉ chiếm 5-7% tổng doanh số mua bán trên thị trường. Như vậy, hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thời gian qua vẫn tồn tại những yếu tố không chỉ cản trở mà thậm chí còn làm triệt tiêu nhu cầu sử dụng kỹ thuật phòng chống rủi ro hiện đại này, cụ thể là:

Thứ nhất, thời gian qua các chủ thể tham gia thị trường luôn ở trong tình trạng thiếu ngoại tệ. Hiện tương căng thẳng giữa cung - cầu ngoại tệ diễn ra khá phổ biến. Các ngân hàng thương mại rất khó có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu

ngoại tệ của các doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp để đảm bảo khả năng thanh toán cho mình phải gom ngoại tệ từ rất nhiều nguồn khác nhau thậm chí từ thị trường tự do với chi phí và rủi ro rất cao. Tâm lý của nhiều ngân hàng trong thời gian qua là chỉ cần thu mua đủ ngoại tệ là đã phòng ngừa được rủi ro nên việc sử dụng công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro rất hạn chế.

Thứ hai, mọi giao dịch ngoại tệ đều được thực hiện với tỷ giá kịch trần (biên độ cho phép trước đây là 1%, ngày 7/11/2008 nới rộng là 3% và gần đây ngày 24/3/2009 đã tăng lên 5%). Các chủ thể tham gia thị trường, các ngân hàng dễ dàng dự đoán chính xác xu thế biến động của tỷ giá. Một khi đã tin chắc tỷ giá trong tương lai sẽ tăng thì các doanh nghiệp chỉ cần giữ ngoại tệ lại và chờ lên giá. Nhu cầu sử dụng các phương thức giao dịch hiện đại như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi do đó gần như là không có. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước chỉ quy định biên độ dao động tỷ giá cho phép đối với USD, nên để thu mua đủ USD các ngân hàng thương mại mua bán thông qua đồng tiền thứ ba hoặc tăng thu phí giao dịch, gây sức ép mạnh hơn tới xu thế biến động tăng giá của tỷ giá USD/VND.

Thứ ba, một số quy định của pháp luật liên quan đến giao dịch hoán đổi tỏ ra không còn phù hợp với thực tế, mới chỉ quy định giao dịch hoán đổi thuận chiều giữa các ngân hàng thương mại và ngân hàng Nhà nước. Theo quy định, ngân hàng thương mại chỉ có thể bán ngoại tệ giao ngay và mua lại từ ngân hàng Nhà nước vào ngày đáo hạn của hợp đồng hoán đổi mà không được mua giao ngay và bán ngoại tệ kỳ hạn cho ngân hàng Nhà nước. Điều này không đúng với bản chất của hợp đồng kỳ hạn, thu hẹp cơ hội lựa chọn của ngân hàng thương mại đồng thời khép mất một cánh cửa cung ứng ngoại tệ cho nền kinh tế.

Thứ tư, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ của các ngân hàng thương mại còn thiếu và quá lạc hậu. Hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều chưa có thiết bị giao dịch trực tuyến phục vụ hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Điều này làm cho thị trường mất đi tính linh hoạt và nhạy bén vốn có của nó.

Thực ra, mục đích của ngân hàng thương mại khi tham gia công cụ phái sinh là để bảo hiểm rủi ro giao dịch tài chính cho cả ngân hàng và khách hàng. Trong quá trình hoạt động, nếu có sinh lời thì bản chất vẫn là phòng ngừa rủi ro

để tối đa hóa lợi nhuận chứ không hẳn là kiếm lời. Mặc dù hữu ích là vậy nhưng công cụ phái sinh hiện phát triển khá khiêm tốn ở chi nhánh ngân hàng Citibank, Standard Chartered, BIDV, Vietcombank,…. với doanh số chưa đáng kể so với doanh số nghiệp vụ truyền thống. Ngay cả với HSBC, mặc dù hoạt động tại Việt Nam đã 6 năm với hơn 1.000 khách hàng, nhưng sau 2 năm triển khai dịch vụ, mới chỉ có vài doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này.

Những bất cập trong thời gian qua ở các ngân hàng:

Từ ngày 10/3/2008, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì biên độ mua bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại đối với khách hàng được điều chỉnh tăng lên +1,0%, nhưng về danh nghĩa các ngân hàng thương mại thực hiện như vậy, còn thực tế thì lại thu thêm của doanh nghiệp, của khách hàng với nhiều tên gọi khác nhau như: phí quản lý ngoại tệ tiền mặt, phí kiểm đếm ngoại tệ tiền mặt, phí thu đổi ngoại tệ,... phổ biến ở mức khoảng 2%, nên thực tế tỷ giá của doanh nghiệp bán cho ngân hàng thương mại còn thấp hơn rất nhiều tỷ giá danh nghĩa. Một số ngân hàng thương mại còn thực hiện mức phí cao hơn. Cụ thể như ngày 12/3/2008, tỷ giá mua vào thấp nhất theo đúng biên độ của Ngân hàng Nhà nước là 15.860 VND/USD, nhưng sau khi trừ đi phí quản lý tiền mặt ngoại tệ thì tỷ giá thanh toán lại cho khách hàng của ACB chỉ còn 15.460 VND/USD, chỉ bằng 96,5% tỷ giá liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố, tức tương ứng với mức 3,5%, thay cho mức 1,0% theo quy định, như vậy phí ở đây là 2,5%. Không chỉ có các ngân hàng thương mại cổ phần, mà nhiều chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước cũng vượt rào lách luật, cụ thể như tỷ giá thực tế sau khi khấu trừ phí thanh toán cho khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là 15.495 VND/USD, tương đương với mức phí 2,3%; của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển là 15.310 VND/USD, mức phí tương đương 3,5%...Tháng 5 và 6/2008, thị trường chứng kiến sự leo thang của giá đồng USD so với VND. Doanh nghiệp nhập khẩu phải mua vào với giá phổ biến từ 18.000 – 19.000 VND/1 USD, có thời điểm lên đến gần 20.000 VND. Các ngân hàng cho biết đang lập danh sách các doanh nghiệp có nhu cầu đôla để xét duyệt. Theo đó, những công ty nhập khẩu các mặt hàng phục vụ tăng trưởng kinh tế sẽ được ưu tiên trước, và đối với các doanh nghiệp nhập hàng tiêu dùng sẽ hạn chế hơn.

Trong thời gian tỷ giá dao động, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu cho hay, họ phải mua đôla với giá cao hơn niêm yết, đôi khi là tương đương với thị trường tự do. Khi doanh nghiệp hỏi mua đôla, họ nhận được câu trả lời là nhà băng không có đủ ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu. Để mua được đôla, các doanh nghiệp phải trả thêm phí, dùng hợp đồng quyền chọn, hoặc đi đường vòng qua một ngoại tệ khác như euro, khiến giá giao dịch đôla thực tế bị đẩy lên.. Một phương thức khác là ngân hàng thương mại lách luật bằng việc ký hợp đồng hoán đổi ngoại tệ, tức là doanh nghiệp chuyển đổi USD của mình cần bán sang Euro, Yên Nhật, hay Bảng Anh,.. để bán cho ngân hàng thương mại, bởi vì Ngân hàng Nhà nước không quy định biên độ đối với các loại ngoại tệ đó. (Nguồn: ATPVietnam – Nghịch lý trái

chiều lãi suất đô la)

Ngân hàng Nhà nước thông báo nới biên độ tỷ giá lên 3%, áp dụng từ ngày 07/11/2008 và ban hành văn bản yêu cầu các ngân hàng thương mại niêm yết và giao dịch theo đúng quy định, không thu phí giao dịch hối đoái, cũng không được phép mua bán USD thông qua ngoại tệ khác hay hoán đổi kỳ hạn. Trước tình hình hện nay NHNN đã đi đến quyết định tiếp tục mở rộng biên độ ấn định tỷ giá mua-bán cho các NHTM lên +/-5% vào ngày 24/3/2009 vừa qua và quy định các ngân hàng thương mại không được sử dụng công cụ phái sinh mua bán ngoại tệ vượt qua biên độ cho phép.

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh quản lý rủi ro ngoại hối tại ngân hàng liên doanh Việt Nga (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)