Tình hình sử dụng hợp đồng hoán đổi tiền tệ ở VRB

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh quản lý rủi ro ngoại hối tại ngân hàng liên doanh Việt Nga (Trang 76)

2.3.3.1. Quy trình thực hiện hoán đổi tiền tệ ở VRB.

- Bước 1:Xác định quy mô thực hiện hoán đổi tiền tệ.

Ban vốn và kinh doanh vốn đề xuất phối hợp với các ban trung tâm quản lý và hỗ trợ Alco, ban quản lý rủi ro tín dụng, ban quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp xác định tổng giới hạn hoán đổi tiền tệ của toàn hệ thống trong từng giai đoạn và trình Ban lãnh đạo phê duyệt.

- Bước 2: Đánh giá lựa chọn Ngân hàng thanh toán và đối tác nhập khẩu:

Ban định chế tài chính đầu mối thực hiện:

+) Đình kỳ / thường xuyên đánh giá các định chế tài chính, thực hiện phân nhóm các định chế tài chính kịp thời và thông báo cho các ban tại hội sở chính, các đơn vị để có biện pháp ứng xử kịp thời.

+) Cung cấp thông tin về các định chế tài chính, thanh toán xuất khẩu của khách hàng cho các ban taị hội sở chính và các chi nhánh khi có yêu cầu.

- Bước 3: Lựa chọn khách hàng thực hiện hoán đổi tiền tệ:

Tiêu chí lựa chọn khách hàng: Là những khách hàng đủ điều kiện cấp tín dụng tài trợ xuất khẩu, phù hợp với chính sách, quy định và quá trình tín dụng của hệ thống.

- Khách hàng vay trả gốc và lãi đúng hạn, tại thời điểm đề nghị thực hiện CCS không có nợ quá hạn, nợ xấu tại VRB.

- Có thị trường xuất khẩu ổn định, hợp đồng xuất khẩu đảm bảo điều kiện thanh toán chắc chắn.

- Có nguồn thu ngoại tệ ổn định, doanh số chuyển tiền, bán ngoại tệ do ngân hàng năm trước liền kề lớn hơn hạn mức đề nghị thực hiện nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ chéo.

- Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu (Ngân hàng thanh toán) thuộc nhóm 3 trở lên theo thông báo của ban định chế tài chính (chỉ áp dụng chỉ tiêu này trong thời điểm hiện nay).

- Bước 4: Hạn mức tín dụng:

Để thực hiện nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ nằm trong tổng hạn mức tín dụng của khách hàng được VRB cấp tại từng thời kỳ.

a. Hạn mức do hội sở chính duyệt:

- Chi nhánh lập tờ trình đề xuất phê duyệt hạn mức tín dụng theo quy định gửi về hội sở chính. Tờ trình đề xuất của chi nhánh cần xác định cụ thể hạn mức tín dụng ngắn hạn của khách hàng.

- Ban quản lý rủi ro tín dụng đầu mối tiếp nhận hồ sơ của chi nhánh, rà soát các thông tin liên quan đến hợp đồng tín dụng, kiểm tra đánh giá các tiêu chí lựa chọn khách hàng thực hiện nghiệp vụ hoạt động tiền tệ chéo và trình cấp có thấm quyền phê duyệt.

- Sau khi phê duyệt, ban quản lý rủi ro tín dụng gửi ban Vốn và Kinh doanh vốn và chi nhánh để triển khai thực hiện.

b. Khách hàng do chi nhánh phê duyệt và hạn mức tín dụng đã đựợc hội sở chính phê duyệt.

- Chi nhánh rà soát khách hàng theo các tiêu chí, đề xuất doanh số và hạn mức thực hiện CCS theo từng khách hàng gửi về hội sở chính.

- Ban vốn và kinh doanh vốn phối hợp chi nhánh để triển khai thực hiện hoán đổi tiền tệ chéo đối với khách hàng.

- Bước 5: Thực hiện các giao dịch hoán đổi tiền tệ:

Khách hàng lập thông báo thực hiện hoán đổi gửi chi nhánh trong thời gian giao dịch. Chi nhánh có trách nhiệm xác nhận nội dung thông tin và thông báo thực hiện hoán đổi trong thời gian sớm nhất trong ngày về hội sở chính. Chi nhánh đăng ký danh sách khách hàng và khối lượng giao dịch CCS mỗi khách hàng với ban quản lý rủi ro tín dụng hội sở chính. Gửi đề nghị đề xuất thực hiện CCS với từng giao dịch cụ thể cho khách hàng cho tổ công tác. Các đề nghị gửi trước 9h, giao dịch sẽ được thực hiện trong ngày, với các đề nghị khác, giao dịch sẽ được thực hiện vào ngày hôm sau. Khi được phê duyệt, chi nhánh phải gửi đầy đủ giấy tờ liên quan lên hội sở chính trước 16h ngày hiệu lực của giao dịch đó. Nếu gửi sau 16h, giao dịch giữa hội sở chính và chi nhánh sẽ không được thực hiện, chi nhánh phải chịu mọi rủi ro phát sinh của giao dịch.

Chi nhánh phối hợp với Ban vốn và Kinh doanh vốn thực hiện giao dịch CCS thực hiện hạch toán kế toán theo các văn bản hướng dẫn của ngân hàng Liên doanh Việt Nga..

- Bước 6: Kiểm soát đồng tiền thanh toán:

- Yêu cầu khách hàng chỉ định thông tin về tài khoản của KH mở tại VRB. - Thực hiện ký hợp đồng thế chấp lô hàng xuất khẩu, các khoản phải thu từ hợp đồng ngoại thương.

Đối với các hợp đồng thanh toán theo hình thức L/C, nhờ thu: Yêu cầu khách hàng thực hiện cầm cố L/C tại VRB, thực hiện xuất trình bộ chứng từ xuất khẩu tại VRB để thực hiện đòi tiền

2.3.3.2. Thực trạng sử dụng hợp đồng hoán đổi tiền tệ ở VRB.

Rủi ro tỷ giá phát sinh tùy theo trạng thái của ngân hàng về một loại ngoại tệ nào đó. Khi trạng thái của một loại ngoại tệ nào đó chưa được cân bằng, nghĩa là ngân hàng ở trạng thái dương hoặc âm một loại ngoại tệ nào đó, ngân hàng phải quyết định hoặc là tiếp tục ở trạng thái mất cân bằng đó để đầu tư với kỳ vọng tiếp tục tìm kiếm lợi nhuận, hoặc là tìm cách cân bằng trạng thái ngoại tệđể tránh rủi ro tỷ giá. Để cân bằng trạng thái ngoại tệ trong trường hợp ở trạng thái dương, ngân hàng có thể tham gia bán ngoại tệ. Ngược lại, để cân bằng trạng thái âm ngoại tệ, ngân hàng có thể mua vào ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng. Khi trạng thái của một loại ngoại tệ nào đó trở về vị thế cân bằng ngân hàng không còn rủi ro biến động tỷ giá của ngoại tệ đó.

Nguyên tắc chung của xử lý rủi ro tỷ giá là làm cho ngân lưu vào và ngân lưu chi ra phát sinh cùng một loại tiền hoặc làm cho giá trị khoản phải thu hay phải trả không còn lệ thuộc vào tỷ giá trên thị trường. nếu không thể sử dụng nguyên tắc này để loại bỏ rủi ro tỷ giá thì có thể giảm thiểu rủi ro tỷ giá bằng cách kết hợp song song hay loại hợp đồng có quan hệ tương quan trái chiều nhau. Hoán đổi tiền tệ là giao dịch hai bên mua bán ngoại tệ xảy ra cùng một lúc bằng cách kết hợp một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ 1: Ngày 24/3/2009 VRB có các hoạt động sau:

Mua kỳ hạn khách hàng tài trợ XNK Bán giao ngay ANZ bank Số lượng: 1.000.000USD Số lượng: 1.000.000USD Ngày giao dịch: 24/3/2009 Ngày giao dịch: 24/3/2009 Ngày giá trị: 24/7/2009 Ngày giá trị: 24/3/2009 Tỷ giá USD/VND = 17.650 Tỷ giá USD/VND = 17.770

Ngân hàng bán giao ngay cho ngân hàng ANZ và mua kỳ hạn của công ty may Xuất khẩu Hà Bắc. Các giao dịch diễn ra ở hai thời điểm như sau:

Vào ngày hiệu lực: Ngân hàng Liên doanh Việt Nga bán 1.000.000 USD theo tỷ giá bán USD/VND = 17.770. Đối khoản của giao dịch này:

1.000.000 USD = 1.000.000*17.770 VND = 17.770.000.000 VND.

Nhận Chi

Ngân hàng VRB 17.770.000.000 VND 1.000.000 USD

Ngân hàng ANZ 1.000.000 USD -

Vào ngày đáo hạn:

Nhận Chi

Ngân hàng VRB 1.000.000 USD 17.650.000.000VND

Công ty may xuất khẩu Hà Bắc - 1.000.000 USD

Như vậy, chênh lệch ngân hàng Liên doanh Việt Nga thu được từ hợp đồng này là 120.000.000 VND

Ví dụ 2: Ngày 3/11/2008 VRB có các hoạt động sau: Mua USD kỳ hạn của VRB HCM

- Số lương: 430.000 USD - Tỷ giá USD/VND = 16.820 - Quy đổi: 7.232.600.000 VND - Ngày giao dịch: 03/11/2008 - Ngày giá trị: 03/01/2009

Bán USD giao ngay cho OCB bank - Số lượng: 1.740.981,13USD - Tỷ giá USD/VND = 16.840 - Quy đổi:29.318.122.229VND - Ngày giao dịch: 03/11/2008 - Ngày giá trị :03/11/2008 Mua USD kỳ hạn của VS. Industry

- Số lượng: 1.310.981,13USD - Tỷ giá USD/VND = 16.810 - Quy đổi:22.037.592.795VND - Ngày giao dịch: 03/11/2008 - Ngày giá trị: 04/5/2009

Vào ngày 3/11/2008, Ngân hàng Liên doanh Việt Nga sẽ tiến hành các giao dịch mua giao ngay và bán kỳ hạn. Các giao dịch diễn ra ở hai thời điểm như sau:

Vào ngày hiệu lực: Ngân hàng VRB mua 430.000 USD của VRB HCM theo tỷ giá mua USD/VND = 16.820. Đối khoản của giao dịch này là 7.232.600.000 VND. Và mua của công ty cổ phần VS. Industry 1.310.981,13 USD theo tỷ giá USD/VND = 16.810. Đối khoản của giao dịch này là 22.037.592.795 VND.

Nhận Chi

Ngân hàng VRB 1.740.981,13USD 29.270.192.795VND

Công ty CP VS.Industry - 1.310.981,13 USD

Ngân hàng VRB HCM - 430.000 USD

Vào ngày đáo hạn:

Nhận Chi

Ngân hàng VRB 29.318.122.229VND 1.740.981,13USD

Ngân hàng OCB 1.740.981,13USD -

Ngân hàng VRB HCM - 430.000 USD

Như vậy, chênh lệch ngân hàng Liên doanh Việt Nga thu được từ hợp đồng này là 47.929.439 VND.

Trên thực tế các tổ chức kinh tế thường nảy sinh trường hợp ở cùng một thời điểm đang tạm dư đồng tiền này nhưng lại thiếu đồng tiền khác, thông qua giao dịch Swap sẽ cân đối được nguồn vốn theo nhu cầu. Chẳng hạn, trường hợp Doanh nghiệp đang dư EUR nhưng lại có kế hoạch sử dụng USD. Thay bằng việc bán EUR nhận USD thì Doanh nghiệp sẽ thực hiện giao dịch Swap với ngân hàng. Giao dịch này đảm bảo Doanh nghiệp không chịu rủi ro về biến động tỷ giá EUR/USD, đồng thời nhận được mức lãi suất hấp dẫn cả về chiều vay và gửi. Thủ tục nhanh gọn, khách hàng không cần xuất trình bất cứ chứng từ gì. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Những mặt đạt được:

. Thời gian qua toàn hệ thống đã thực hiện 38 giao dịch hoán đổi tiền tệ ngoại tệ với tổng giá trị hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn đã ký là 23,2 triệu

USD. Tổng doanh số cho vay là 386 tỷ đồng. Tại thời điểm 06/5/2009, tổng giá trị hợp đồng hoán đổi tiền tệ còn hiệu lực là 17,6 triệu USD, tương ứng với tổng dư nợ là 293 tỷ đồng, lãi suất cho vay bình quân là 10%/ năm. Các hợp đồng hoán đổi của VRB phần lớn được thực hiện với các khách hàng quen thuộc như công ty may xuất khẩu Hà Bắc, công ty TNHH Minh Anh….và nhằm mục đích tài trợ xuất khẩu. VRB cho khách hàng vay VND với lãi suất ưu đãi thay vào đó khi đáo hạn hợp đồng xuất khẩu khách hàng có nguồn ngoại tệ sẽ bán ngoại tệ cho ngân hàng hàng với tỷ giá thấp hơn tỷ giá trên thị trường. Việc triển khai hoạt động hoán đổi tiền tệ đã giúp VRB mở rộng hoạt động tín dụng, tăng hiệu quả hoạt động phù hợp với cơ cấu vốn của VRB. Đáp ứng nhu cầu về vốn VND cho khách hàng trong bối cảnh lãi suất cho vay bằng VND đang ở mức cao (khoảng 18%/ năm). Dự kiến doanh số hợp đồng hoán đổi tiền tệ tại Ngân hàng Liên doanh Việt Nga sẽ còn tăng nhanh, góp phần thúc đẩy hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu của VRB, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện chuyển đổi tiền tệ và tạo nguồn thu ngoại tệ và phí dịch vụ cho ngân hàng. Mỗi giao dịch hoán đổi nhỏ với số tiền 5 triệu USD, kỳ hạn 1 năm dự kiến có thể đem lại khoản thu tối thiểu cho ngân hàng khoảng 500 triệu VND. Tình hình trả nợ các khoản vay hoán đổi tiền tệ đến nay là tốt, không có nợ quá hạn.

* Những hạn chế:

- Chưa xác lập được hạn mức tín dụng hoán đổi chéo với đối tác nước ngoài. Do đó, còn lung túng, chậm trễ trong quá trình thực hiện.

- Chưa có sự phân định rõ ràng giữa ban hội sở chính trong quản lý và chịu trách nhiệm rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán trong nghiệp vụ hoán đổi chéo.

- Khách hàng xuất khẩu của ngân hàng phần lớn được thanh toán bằng TT nhưng trên thực tế nhiều khách hàng xuất khẩu hoạt động tốt, có mối kinh doanh tốt, nguồn thu ổn định và lớn qua các năm, quan hệ lâu năm với VRB nhưng không đáp ứng được điều kiện hợp đồng xuất khẩu phải thanh toán bằng L/C.

- Cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng lớn trong việc thực hiện nghiệp vụ này. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước và sự khủng hoảng của nền kinh tế thế giới.

- Việc triển khai hoán đổi chéo ngoại tệ trong toàn hệ thống mặc dù được triển khai tương đối sớm so với các ngân hàng khác nhưng việc mở rộng nền khách hàng còn hạn chế, giao dịch chỉ tập trung vào một số khách hàng lớn tại hội sở chính và chi nhánh Hồ Chí Minh như công ty xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên, công ty Minh Chí, công ty An Phúc…

Thời gian qua tình hình thế giới có nhiều biến động khó lường, do chịu tác động của cuộc khủng hoảng tín dụng nghiêm trọng kéo dài ở Mỹ, diễn biến phức tạp của thị trường tài chính thế giới đã phần nào ảnh hưởng bất lợi trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như hoạt động của ngân hàng. Để đảm bảo việc quản lý, giám sát rủi ro đối với các giao dịch hoán đổi Ngân hàng Liên doanh Việt Nga đã có quyết định:

Đối với giao dịch hoán đổi tiền tệ ngân hàng tiếp nhận nhu cầu khi khách hàng đáp ứng các điều kiện:

- Số tiền giao dịch mỗi lần: Từ 500.000USD trở lên. - Kỳ hạn giao dịch: Ngắn hạn ( dưới 6 tháng).

- Xếp hạng tín dụng A trở lên.

- Doanh số xuất khẩu lớn, nguồn thu ngoại tệ ổn định, tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Châu Âu thấp.

- Hợp đồng xuất khẩu phải được thanh toán bằng L/C, ngân hàng mở L/C uy tín và đang hoạt động ổn định.

2.3.3.3. Những trường hợp thực hiện giao dịch hoán đổi tiền tệ ở VRB.

* Hoán đổi tiền tệ chéo giữa USD và loại tiền tệ ít được giao dịch. Tình huống :

Khách hàng có nguồn thu kinh doanh bằng các loại tiền tệ ít được giao dịch và ngân hàng hầu như không nhận gửi như SGD, GBP,…, trong khi vẫn có nhu cầu sử dụng đồng tiền này để thanh toán. Trong tình huống này, khi khách hàng nhận tiền về, trong lúc chưa thanh toán tiền theo kế hoạch, khách hàng không thể gửi có kỳ hạn tại ngân hàng nhận lãi tăng tính sinh lời như việc gửi tiền USD hoặc VND bởi hầu hết các ngân hàng không huy động tiền gửi khách hàng bằng loại tiền này.

Phương án:

Tiền gốc USD Tiền gốc USD CN trả ls USD KH trả ls USD

CN nhận ls SGD, GBP… KH nhận ls SGD, GBP... Tiền gốc SGD, GBP.. Tiền gốc SGD, GBP…

Đầu kỳ, VRB chuyển cho khách hàng bằng tiền gốc USD và khách hàng chuyển cho VRB tiền gốc bằng đồng tiền còn lại (SGD, GBP,…). Định kỳ, VRB nhận lãi suất USD và trả lãi suất đồng tiền còn lại. Đến ngày đáo hạn, VRB nhận lại tiền gốc USD và trả lại cho khách hàng tiền gốc bằng đồng tiền còn lại.

Lợi ích của khách hàng: Hoán đổi từ việc nắm giữ đồng tiền lạ không thể gửi ngân hàng trong thời gian nhàn rỗi sang tiền USD. Khách hàng có thể sử dụng tiền USD này để gửi ngân hàng hoặc có phương án đầu tư phù hợp kiếm lời và sau đó nhận lại tiền SGD, GBP…khi đáo hạn hợp đồng CCS để thanh toán theo kế hoạch.

* Hoán đổi USD và đồng tiền có lãi suất thấp như JPY, CHF… Tình huống:

Khách hàng có nguồn thu kinh doanh về bằng đồng tiền có lãi suất thấp như JPY, CHF…trong khi lại đi vay ngân hàng bằng các đồng tiền có lãi suất cao hơn như VND, USD…

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh quản lý rủi ro ngoại hối tại ngân hàng liên doanh Việt Nga (Trang 76)