Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh tại ngân hàng Việt Nga

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh quản lý rủi ro ngoại hối tại ngân hàng liên doanh Việt Nga (Trang 62)

2.3.1. Nhận định chung.

Đối với các NHTM Việt Nam, quản lý rủi ro hối đoái còn là vấn đề khá mới mẻ. Trong một thời gian dài các ngân hàng hầu như không quan tâm đến vấn đề này vì với cơ chế điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá trên thị trường tương đối ổn định, ít có sự biến động và ít gây tác động đến ngân hàng. Những năm gần đây, khi tỷ giá thị trường có nhiều biến động, các ngân hàng mới nhận thấy mình đang đứng trước nguy cơ rủi ro và bước đầu thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá. Các ngân hàng đã chủ động thành lập các bộ phận nghiên cứu và đưa ra các phương án để hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Ngân hàng Liên doanh Việt Nga cũng đã thành lập bộ phận nghiên cứu và quản trị rủi ro. Hiện tại, Ngân hàng Liên doanh Việt Nga đã sử dụng hợp đồng hoán đổi và hợp đồng kỳ hạn nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và của chính ngân hàng trong công tác phòng chống rủi ro do tỷ giá đem lại. Do hợp đồng tương lai được giao dịch trên thị trường tập trung, nghĩa là được thực hiện bởi các Sở giao dịch có tổ chức. Vì thế loại giao dịch này được chuẩn hoá về số lượng giao dịch và ngày giá trị và chỉ thực hiện với một số loại hàng hoá và tài sản tài chính, ngoài ra khi thực hiện thì các bên phải ký quỹ. Do vậy, mà ở các ngân hàng thương mại Việt Nam chưa sử dụng công cụ này để bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Về hợp đồng quyền chọn, do nhận thức của khách hàng về sản phẩm này chưa có nên chưa có nhu cầu sử dụng giao dịch. Hơn nữa, tỷ giá USD/VND

không dao động mạnh, do có sự điều tiết của Ngân hàng Nhà nước khiến cho tỷ giá ổn định theo chiều hướng đi lên để khuyến khích xuất khẩu. Với xu hướng tỷ giá như vậy ai cũng thích mua quyền chọn mua chứ không thích mua quyền chọn bán. Sự giao dịch một chiều này khiến ngân hàng rủi ro hơn khi bán quyền chọn. Do mức độ hiệu quả của thị trường yếu nên giao dịch quyền chọn cũng như giao dịch giao sau nói chung không minh bạch và thiệt hại cho khách hàng nào thiếu thông tin. Vì thế hợp đồng quyền chọn cũng mới chỉ được thực hiện thí điểm ở một số ngân hàng nhưng doanh số sử dụng trong thời gian qua không cao. Giao dịch quyền chọn được triển khai thí điểm từ tháng 2 năm 2003 tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Exim Bank. Sau hơn 1 năm triển khai, đã có 5 ngân hàng thương mại được phép thực hiện là Exim Bank, Techcombank, VIB, BIDV và ACB. Tính đến ngày 06/8/2004 đã có trên 50 hợp đồng quyền chọn được ký kết giữa Exim Bank và các doanh nghiệp, trong đó hợp đồng quyền chọn mua chiếm trên 68%. VRB là ngân hàng mới được thành lập cuối năm 2006 nên việc sử dụng công cụ phái sinh quản lý rủi ro hối đoái không được rầm rộ như những ngân hàng đã hoạt động lâu trên thị trường như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hay Ngân hàng Eximbank….Các hợp đồng mua bán ngoại tệ diễn ra ở VRB chủ yếu là các hợp đồng mua bán giao ngay và hợp đồng kỳ hạn. Còn hợp đồng hoán đổi tiền tệ doanh số không nhiều và chủ yếu là sử dụng hợp đồng này để tài trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Đối với VRB, quản trị rủi ro luôn là ưu tiên hàng đầu trong quá trình hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo một sự tăng trưởng ổn định và bền vững. Hệ thống quản trị rủi ro hối đoái là thành phần quan trọng trong hệ thống quản trị rủi ro đối với bất kỳ TCTD nào. Chính vì vậy, ngay từ năm 2007, VRB đã bắt đầu công tác nghiên cứu và xây dựng bộ phận nghiên cứu và quản lí rủi ro hối đoái. Đến năm 2008, để đáp ứng yêu cầu quản trị trong tình hình mới và tiệm cận tối đa với các chuẩn mực quốc tế, Ban lãnh đạo VRB đã chủ trương nâng cấp hệ thống Smartbank. Hệ thống này đang được sử dụng tại 19 ngân hàng trong và ngoài nước, Smartbank là phần mềm quản lý hệ thống ngân hàng phát triển dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại với nhiều tính năng linh hoạt, vượt trội, đáp ứng yêu cầu đặc thù của các ngân hàng thương mại hiện nay. Hệ thống được xây

dựng phù hợp với đặc thù hoạt động tín dụng, kinh doanh ngoại hối và chiến lược phát triển của VRB. Hệ thống được xây dựng trên một phần mềm chuyên dụng, có tính bảo mật cao, hoàn toàn tích hợp với hệ thống của Ngân hàng. Ngoài chức năng xếp hạng và phân loại nợ, hệ thống còn bổ sung chức năng hỗ trợ ra quyết định cho vay, cho phép trích lập dự phòng trực tiếp và chiết xuất ra được các báo cáo theo yêu cầu quản trị, cho phép dễ dàng tiếp cận và cập nhật thông tin về ngân hàng, nghiệp vụ quản lý… 24h/ngày, 7 ngày/ tuần. Các chuyên gia công nghệ thông tin hàng đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ đánh giá định kỳ kế hoạch phát triển, khai thác các sản phẩm dịch vụ, quy trình công việc. Đây là những tính năng rất ưu việt của hệ thống này, đáp ứng tốt các yêu cầu về phát triển kinh doanh và quản trị rủi ro của VRB. Với hệ thống này, việc đo lường và định dạng các rủi ro tín dụng và rủi ro tỷ giá tại VRB được thực hiện thống nhất, tập trung trong suốt quá trình kinh doanh ngoại hối và quản lý khoản vay từ Hội sở tới tất cả các điểm giao dịch. Từ đó, giúp VRB hoạch định chính sách quản trị rủi ro phù hợp, thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng theo quy định của NHNN, có cái nhìn tổng thể về diễn biến của thị trường, đưa ra phương án kinh doanh thích hợp. Đối với các khách hàng, việc VRB áp dụng thành công chương trình này cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho họ. Thời gian xử lý các giao dịch của VRB sẽ nhanh chóng hơn thông qua việc chấm điểm tự động. Các khách hàng được xếp loại tốt sẽ nhận được chính sách ưu đãi về giá, phí, chương trình khách hàng thân thiết như “Hành trình đến với nước Nga” hay có nhiều cơ hội hợp tác cùng VRB. Ngoài ra, các khách hàng sẽ có cơ hội thường xuyên được cán bộ VRB tư vấn để đảm bảo hoạt động tài chính, kinh doanh lành mạnh.

2.3.2. Tình hình sử dụng hợp đồng kỳ hạn ở VRB.

2.3.2.1. Danh sách các khách hàng tiềm năng áp dụng hợp đồng kỳ hạn với VRB

Khách hàng Ngày giao dịch Ngày giá trị KH Số tiền (USD) TG

Cty CP đầu tư và XK café TN 24/9/2008 24/12/2008 120 1.000.000 16.600 Cty CP đầu tư và XK café TN 6/10/2008 6/1/2009 2 2.000.000 16.592 Cty CP VS.Industry VN 3/11/2008 3/5/2009 80 1.310.981 16.810

Cty TNHH TMDV Minh Chí 10/11/2008 10/1/2009 60 900.000 16.950 Cty TNHH TMDV Minh Chí 11/11/2008 11/1/2009 60 640.000 16.950 Cty CP may XK Hà Bắc 18/11/2008 18/3/2009 120 79.552,15 16.970 Cty CP VS.Industry VN 18/11/2008 18/5/2009 80 60.461,58 16.970 Cty TNHH TMDV Minh Chí 19/11/2008 18/1/2009 60 230.000 16.970 Cty TNHH TMDV Minh Chí 20/11/2008 20/3/2009 120 2.000.000 16.970 Cty TNHH An Phúc 26/11/2008 26/2/2009 90 1.020.000 16.970 Cty TNHH An Phúc 4/12/2008 2/2/2009 60 310.000 16.970 Cty TNHH An Phúc 5/12/2008 5/3/2009 90 794.000 16.981 Cty TNHH An Phúc 12/12/2008 12/3/2009 90 752.000 16.984 Cty CP Quốc Cường 9/1/2009 11/5/2009 122 1.400.000 17.470 Cty CP may XK Hà Bắc 12/1/2009 12/5/2009 120 168.860,9 17.470 Cty CP đầu tư và XK café TN 14/01/2009 14/4/2009 90 2.000.000 17.484 Cty TNHH TMDV Minh Chí 15/01/2009 15/4/2009 90 352.000 17.480 Cty TNHH TMDV Minh Chí 16/01/2009 16/4/2009 90 801.000 17.479

Với vai trò là nhà tạo lập trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, VRB cam kết đáp ứng nhanh chóng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng với giá cả cạnh tranh và thủ tục đơn giản. Ngoài ra, khách hàng còn được tư vấn miễn phí các phương án phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

2.3.2.2. Quy trình thực hiện hợp đồng kỳ hạn. * Giao dịch với khách hàng:

- Bước 1: Phòng DVKH tiếp nhận nhu cầu và kiểm tra chứng từ hợp lệ, lập hồ sơ mua bán ngoại tệ của khách hàng và chuyển cho phòng QHKH.

- Bước 2:

+ Nếu giao dịch trong hạn mức của Phòng DVKH, Phòng DVKH thông báo tỷ giá kỳ hạn do ngân hang công bố tài thời điểm giao dịch cho khách hàng, lập 02 liên xác nhận giao dịch và ký xác nhận (01 liên giao khách hàng, lưu 01 liên), thực hiện và hạch toán giao dịch.

Trường hợp khách hàng yêu cầu tỷ giá giao dịch khác với tỷ giá ngân hàng thông báo, Phòng DVKH trao đổi với Phòng QHKH để thống nhất tỷ giá

trước khi xác nhận giao dịch với khách hàng, Phòng DVKH chấp nhận hồ sơ của khách hàng, chuyển Phòng QHKH thực hiện.

+ Nếu giao dịch ngoài hạn mức của Phòng DVKH, Phòng DVKH liên hệ trực tiếp với phòng NVKDTT để trao đổi về tỷ giá và phương thức thực hiện, thỏa thuận tỷ giá và lập 02 liên xác nhận giao dịch bằng văn bản với khách hàng.

- Bước 3: Phòng QHKH chuyển 01 liên chứng từ giao dịch cho khách hàng và 01 liên chứng từ cho Phòng DVKH để nhập giao dịch và hạch toán giao dịch.

- Bước 4: Đến ngày giá trị thực hiện giao dịch, Phòng QHKH thông báo Phòng DVKH hạch toán và thanh toán cho khách hàng.

- Bước 5: Phòng DVKH chuyển các chứng từ gốc giao dịch liên quan cho phòng KTTH lưu giữ và kiểm soát cuối ngày giao dịch.

* Giao dịch với chi nhánh:

- Bước 1: Khi có nhu cầu giao dịch xử lý trạng thái, Phòng QHKH liên hệ qua điện thoại với Phòng NVKDTT - HSC để thống nhất về số tiền, loại tiền, hình thức giao dịch, tỷ giá và điều kiện thanh toán trước giờ cut off time.

- Bước 2: Phòng QHKH lập và trình Ban lãnh đạo ký 03 liên xác nhận giao dịch mua bán ngoại tệ với HSC, fax về Phòng NVKDTT – HSC, chuyển Phòng KTTH 01 liên để theo dõi.

- Bước 3: Phòng KTTH chuyển chứng từ cho Phòng DVKH để thực hiện thanh toán Chi nhánh.

- Bước 4: Sau khi đối chiếu đảm bảo khớp đùng nội dung đã thỏa thuận, Hội sở chính ký và fax lại bản xác nhận để lưu chứng từ.

2.3.2.3 Nhận dạng rủi ro tỷ giá đối với ngân hàng

VRB được triển khai thực hiện hợp đồng kỳ hạn vào 8/2008, là năm mà thị trường tài chính biến động mạnh nên doanh số đem lại từ dịch vụ này tương đối lớn. Lí do khiến các doanh nghiệp sử dụng giao dịch ngoại tệ kỳ hạn với ngân hàng là vì giao dịch kỳ hạn thỏa mãn được nhu cầu mua bán ngoại tệ mà việc chuyển giao được thực hiện trong tương lai, do đó giúp doanh nghiệp phòng ngừa được rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, do giao dịch kỳ hạn là giao dịch bắt buộc thực hiện nên khi đến ngày đáo hạn dù bất lợi hai bên vẫn phải thực hiện hợp đồng. Hợp đồng kỳ hạn có hạn chế là chỉ đáp ứng được nhu cầu khi nào khách

hàng mua hoặc bán ngoại tệ trong tương lai còn hiện tại không có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ.

Như chúng ta đã biết, các giao dịch mua bán ngoại tệ của ngân hàng làm chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ, từ đó, làm phát sinh trạng thái ngoại tệ trường hoặc đoản. Một ngân hàng duy trì trạng thái ngoại tệ trường sẽ gặp rủi ro ngoại hối nếu như ngoại tệ giảm giá; và ngược lại, họ sẽ gặp rủi ro khi ngoại tệ tăng giá trong trường hợp ngân hàng đó duy trì trạng thái ngoại tệ đoản. Điều đó có nghĩa là khả năng rủi ro ngoại hối sẽ xảy ra nếu như ngân hàng đó duy trì trạng thái ngoại tệ mở và tỷ giá trên thị trường biến động. Ngân hàng VRB cũng không ngoại lệ, và theo quy định của Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện tổng trạng thái ngoại tệ cuối ngày không được vượt quá 30% vốn tự có của ngân hàng mình.

Nguyên tắc tính trạng thái của một ngoại tệ:

- Trạng thái ngoại tệ (TTNT) cuối ngày được tính trên cơ sở TTNT ngày hôm trước và chênh lệch giữa doanh số mua, doanh số bán phát sinh trong ngày của ngoại tệ đó, bao gồm cả giao dịch giao ngay và kỳ hạn.

- TTNT cuối tháng được tính trên cơ sở số dư tại thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của tháng của tài khoản mua bán ngoại tệ kinh doanh, tài khoản ngoại tệ bán ra từ các nguồn khác, tài khoản cam kết mua ngoại tệ giao ngay, tài khoản cam kết bán ngoại tệ giao ngay, tài khoản cam kết mua ngoại tệ có kỳ hạn và tài khoản cam kết bán ngoại tệ có kỳ hạn.

Việc giới hạn trạng thái ngoại tệ như vậy chủ yếu là giúp ngân hàng phòng tránh rủi ro ngoại hối đặc biệt là khi ngân hàng có tư tưởng kinh doanh mạo hiểm, hạn chế các ngân hàng này có trạng thái ngoại tệ mở quá lớn so với vốn tự có. Bởi khi rủi ro ngoại hối thực sự phát sinh, các ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ mất vốn và nếu để trạng thái ngoại tệ mở quá cao thì ngân hàng sẽ chịu nhiều thua lỗ, giảm năng lực tài chính.

Trong tất cả các giao dịch ngoại hối, ngân hàng có thể vừa là nhà tạo thị trường, nhà môi giới, nhà chấp nhận giá, nhà đầu cơ và nhà bảo hiểm rủi ro ngoại hối. Có hai bộ phận cấu thành rủi ro ngoại hối đó là mua bán ngoại hối và

hoạt động trên tài sản có và tài sản nợ bằng ngoại tệ. Hoạt động mua bán ngoại hối của ngân hàng bao gồm:

- Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng nhằm mục đích thanh toán hợp đồng ngoại thương;

- Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng (hoặc cho chính mình) nhằm mục đích thực hiện đầu tư nước ngoài trực tiếp hay gián tiếp;

- Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng (hoặc cho chính mình) nhằm điều chỉnh trạng thái ngoại hối của đồng tiền có thể giảm rủi ro ngoại hối;

- Mua và bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ trong việc dự tính sự biến động của tỷ giá.

Hai hoạt động đầu tiên, ngân hàng thường thực hiện cho khách hàng để thu phí, và do đó, rủi ro ngoại hối ngân hàng không phải gánh chịu. Hoạt động thứ ba, ngân hàng tiến hành nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối, tức là nhằm giảm rủi ro ngoại hối. Như vậy, rủi ro ngoại hối thực chất chỉ liên quan đến trạng thái ngoại hối mở đối với những hoạt động mua bán mang tính đầu cơ. Trạng thái ngoại hối mở thường được thực hiện trong các giao dịch giữa các ngân hàng với nhau trên thị trường ngoại hối. Khía cạnh thứ hai của rủi ro ngoại hối mà các ngân hàng phải chịu là sự không cân xứng giữa tài sản có và tài sản nợ đối với từng loại ngoại tệ. Tài sản có bằng ngoại tệ là khoản mục trên bảng tổng kết tài sản như các khoản cho vay bằng ngoại tệ, tiền gửi bằng ngoại tệ ở ngân hàng khác, tiền mặt bằng ngoại tệ…Tài sản nợ bằng ngoại tệ là các khoản mục trên bảng tổng kết tài sản như phát hành các chứng chỉ tiền gửi bằng ngoại tệ, phát hành trái phiếu Châu Âu, và các hình thức huy động khác bằng ngoại tệ. Như vậy, để có thể phòng ngừa rủi ro ngoại hối, ngân hàng phải làm cân xứng giữa tài sản có và tài sản nợ đối với mỗi loại ngoại tệ trong bảng cân đối tài sản. Cần lưu

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh quản lý rủi ro ngoại hối tại ngân hàng liên doanh Việt Nga (Trang 62)