Hợp đồng quyền chọn

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh quản lý rủi ro ngoại hối tại ngân hàng liên doanh Việt Nga (Trang 30)

1.3.4.1. Khái niệm: Quyền chọn là một hợp đồng cho phép người mua hợp đồng có quyền, nhưng không bắt buộc mua (call) hoặc bán (put) một tài sản ở một mức giá biết trước, trong một thời gian nhất định.

Quyền chọn được người mua và người bán sử dụng nhằm khắc phục, hạn chế các ảnh hưởng biến động bất lợi về giá, đồng thời là nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ giúp các nhà kinh doanh thu được lợi nhuận trên thị trường hối đoái. Thật vậy, với hợp đồng kỳ hạn, nhà kinh doanh có thể tránh tổn thất khi tỷ giá biến động bất lợi cho họ, nhưng không tận dụng được các biến động có lợi cho họ. Tại thời điểm thực hiện hợp đồng kỳ hạn, nếu ngoại tệ không tăng giá mà giảm giá thì doanh nghiệp vẫn buộc phải mua ngoại tệ theo tỷ giá đã định trước. Còn với hợp đồng quyền chọn, nếu tại thời điểm thực hiện hợp đồng tỷ giá hạ thì doanh nghiệp sẽ không thực hiện hợp đồng, lúc này doanh nghiệp chỉ mất khoản phí nhất định trả cho nhà cung cấp dịch vụ quyền chọn. Nếu tỷ giá tăng, thì doanh nghiệp sẽ mua ngoại tệ theo tỷ giá đã ký kết. Như vậy, với một khoản phí nhất định, khi thực hiện nghiệp vụ quyền chọn doanh nghiệp có thể ngăn ngừa rủi ro tỷ giá vừa tận dụng được lợi thế do tỷ giá biến động mang lại.

Lợi ích khách hàng:

- Chọn giá theo nhu cầu

- Rủi ro hạn chế, chi phí biết trước - Không hạn chế tiềm năng thu lợi

- Đặc biệt phù hợp cho các luồng tiền chưa rõ ràng

- Quyền chọn tiền tệ cho phép khách hàng chủ động lựa chọn phương án mua bán có lợi nhất cho mình: Hoặc lựa chọn thực hiện quyền nếu tỷ giá trên

thị trường biến động bất lợi, hoặc không thực hiện quyền và thực hiện mua bán theo tỷ giá thị trường nếu tỷ giá thị trường tốt hơn tỷ giá thực hiện trong hợp đồng Quyền chọn.

1.3.4.2. Phí quyền chọn

Có vấn đề liên quan tới cả người mua và người bán hợp đồng, đó là phí mua quyền. Khoản phí này thực chất là một loại giá cả của hợp đồng quyền chọn mà người mua quyền phải trả cho người bán quyền. Nó được biểu hiện bằng tỷ lệ phần trăm của tỷ giá thoả thuận trong hợp đồng. Phí hợp đồng quyền chọn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Thời hạn hiệu lực của hợp đồng, tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn tại thời điểm ký kết hợp đồng, kiểu quyền chọn…

1.3.4.3. Kiểu quyền chọn

Cho đến nay, trên thi trường hối đoái quốc tế, vẫn song song tồn tại hai kiểu quyền chọn: Quyền chọn kiểu Mỹ và quyền chọn kiểu Châu Âu. Quyền chọn kiểu Mỹ cho phép người mua hợp đồng được thực hiện quyền lựa chọn tại bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng. Quyền chọn kiểu Châu Âu chỉ chỉ cho phép người mua thực hiện quyền chọn khi hợp đồng đáo hạn. Do vậy, người mua quyền sẽ căn cứ vào mục tiêu ưu tiên của mình để lựa chọn kiểu quyền chọn nào cho phù hợp. Chẳng hạn, nếu muốn ưu tiên cho mục tiêu phòng ngừa rủi ro tỷ giá, người mua nên mua hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu,ngược lại, nếu muốn tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động đầu cơ, người mua nên mua hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ.

1.3.4.4. Giá quyền chọn

Giá áp dụng trong giao dịch quyền chọn là giá quyền chọn (hay giá thanh toán, giá giao dịch). Cần lưu ý là, tỷ giá trong các hợp đồng giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai là những tỷ giá được hình thành theo quan hệ cung cầu trên thị trường, trong khi đó, tỷ giá quyền chọn, ngoài yếu tố cung cầu còn phụ thuộc vào mức phí quyền chọn là cao hay thấp, do đó tỷ giá quyền chọn có thể cao hơn hay thấp hơn đáng kể so với tỷ giá giao ngay. Giữa tỷ giá quyền chọn và phí mua quyền có mối quan hệ với nhau (giống như mua bảo hiểm tài sản, tỷ lệ % bảo hiểm càng cao thì phí mua bảo hiểm càng lớn). phí quyền chọn được biểu hiện bằng tỷ lệ % của tỷ giá thoả thuận trong hợp đồng. Do đo, người bán

thường chấp nhận mọi tỷ giá quyền chọn mà người mua đề nghị nhưng áp dụng mức phí quyền chọn hợp lý để có lãi.

1.3.4.5. Giá trị quyền chọn

Giá trị của một quyền chọn bao gồm hai bộ phận: Giá trị thực hay giá trị nội tại và giá trị theo thời gian.

Giá trị nội tại là khoản lãi có thể thu được nếu thực hiện quyền chọn ngay lập tức tại một thời điểm nhất định. Như vậy, đối với quyền chọn mua tiền tệ, giá trị nội tại chính là chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá quyền chọn tại một thời điểm nhất định. Ngược lại đối với quyền chọn bán tiền tệ, giá trị nội tại chính là chênh lệch giữa tỷ giá quyền chọn và tỷ giá giao ngay tại một thời điểm nhất định. Do đó:

- Đối với hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ:

Giá trị nội tại = Tỷ giá giao ngay - Tỷ giá quyền chọn - Đối với hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ:

Giá trị nội tại = Tỷ giá quyền chọn - Tỷ giá giao ngay Nếu:

+ Giá trị nội tại >0, thì hợp đồng quyền chọn được gọi là: Được giá quyền chọn (in the money)

+ Giá trị nội tại <0, thì hợp đồng quyền chọn được gọi là: Giảm giá quyền chọn (out the money).

+ Giá trị nội tại = 0, thì hợp đồng quyền chọn được gọi là: Ngang giá quyền chọn (at the money).

Giá trị thời gian (hay còn gọi là giá trị ngoại lai) của hợp đồng quyền chọn là hiệu số giữa phí quyền chọn và giá trị nội tại, nó phản ánh một thực tế là hợp đồng quyền chọn có thể có giá trị lớn hơn giá trị nội tại. Điều này có nghĩa là, do sự biến động của tỷ giá giao ngay trong tương lai làm cho giá trị của hợp đồng quyền chọn cũng thay đổi, tức có giá trị thời gian. Trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng, giá trị nội tại của quyền chọn luôn thay đổi tuỳ theo giá thị trường. Do vậy, quyền chọn còn có giá trị thời gian, nghĩa là khi hợp đồng còn hiệu lực, tỷ giá thị trường còn biến động và còn có khả năng đem lại lợi cho quyền chọn.

Và càng gần ngày đến hạn, giá trị thời gian càng giảm xuống. Điều này luôn hấp dẫn giới đầu cơ và nhà kinh doanh rủi ro:

Giá trị thời gian = Phí quyền chọn – Giá trị nội tại

Trong suốt thời gian trước khi option hết hạn, tỷ giá có thể biến động làm cho việc thực hiện option có thể sinh lợi được hoặc thậm chí thu lợi rất nhiều. Như thế nghĩa là, một option ở trạng thái làm mất tiền có thể chuyển vào trạng thái hái ra tiền, hoặc thậm chí option đang ở trạng thái hái ra tiền trở nên lún sâu hơn nữa vào trạng thái mất tiền.

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh quản lý rủi ro ngoại hối tại ngân hàng liên doanh Việt Nga (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)