Chiến lược cấp công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Du lịch Trọng Điểm (Trang 33)

- Các chiến lược tăng trưởng tập trung:

+ Chiến lược thâm nhập thị trường là tìm cách tăng trưởng các sản phẩm

hiện đang sản xuất trong khi vẫn giữ nguyên thị trường đang tiêu thụ.

+ Chiến lược phát triển thị trường là chiến lược mà công ty tìm cách tăng trưởng bằng cách thâm nhập vào các thị trường mới để tiêu thụ các sản phẩm hiện đang sản xuất. Bên cạnh việc giữ vững phát triển thị trường hiện có thì việc chủ động tiếp cận với thị trường tiềm năng nhằm xác định nhu cầu của khách hàng và chọn cho mình một thị trường mục tiêu là một nội dung quan trọng của việc xây dựng chiến lược cạnh tranh, để từ đó công ty có những kế hoạch thâm nhập, giữ vững hay mở rộng thị trường. Căn cứ vào nhu cầu của từng phân khúc, vào khả năng của công ty cũng như mức độ cạnh tranh trong từng phân khúc để có sự lực chọn thích hợp.

+ Chiến lược phát triển sản phẩm mới là tìm cách tăng trưởng thông qua việc phát triển các sản phẩm mới để tiêu thụ trên các thị trường mà công ty đang hoạt động. Về lĩnh vực du lịch, trọng tâm của công tác xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch là không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm du lịch, thường xuyên xây dựng, bổ sung hoặc chỉnh lý các chương trình tour trên cơ sở luôn quan tâm khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân văn còn tiềm tàng sao cho sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, hấp dẫn khách du lịch và mang sắc thái riêng của đơn vị nhằm tạo ra những sản phẩm có nét khác biệt.

- Các chiến lược đa dạng hoá:

+ Các chiến lược đa dạng hoá kiểu hội nhập dọc bao gồm chiến lược hội nhập dọc ngược chiều và chiến lược hội nhập dọc thuận chiều. Chiến lược hội nhập dọc ngược chiều là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng về doanh số và quy mô bằng cách gia tăng sự ảnh hưởng hoặc quyền kiểm soát đối với cách nguồn

cung ứng. Chiến lược hội nhập dọc thuận chiều là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng về doanh số và quy mô bằng cách gia tăng sự ảnh hưởng hoặc quyền kiểm soát đối với các kênh phân phối sản phẩm của công ty.

+ Các chiến lược đa dạng hoá hàng ngang bao gồm chiến lược đa dạng hoá đồng tâm và chiến lược đa dạng hoá tổng hợp. Chiến lược đa dạng hoá đồng tâm là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng về doanh số và quy mô bằng cách đa dạng hoá sang sản phẩm mới bán trên thị trường mới hoặc hiện tại nhưng có liên quan đến sản phẩm cũ. Chiến lược đa dạng hoá hoá tổng hợp là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng về doanh số và quy mô bằng cách tìm thị trường mới với sản phẩm mới không liên quan đến các sản phẩm mà công ty đang sản xuất.

- Các chiến lược tăng trưởng bằng con đường hướng ngoại:

+ Chiến lược tăng trưởng qua sáp nhập là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng về doanh số và quy mô bằng cách sáp nhập hai hay nhiều công ty một cách tự nguyện thành công ty mới duy nhất.

+ Chiến lược tăng trưởng qua thôn tính là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng có được thông qua sự cạnh tranh trên thị trường, nhờ có sự cạnh tranh mà các công ty mạnh có tiềm lực lớn thôn tính các công ty nhỏ để phát triển thành công ty có quy mô lớn hơn, mạnh hơn.

+ Chiến lược tăng trưởng qua liên doanh là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng thông qua hai hay nhiều công ty thoả thuận với nhau cùng chia sẻ thách thức, chi phí và lợi nhuận để khai thác cơ hội kinh doanh trên thương trường.

- Các chiến lược phục vụ mục tiêu ổn định:

+ Chiến lược phục vụ mục tiêu suy giảm + Chiến lược thu hẹp bớt hoạt động + Chiến lược cắt bỏ bớt hoạt động + Chiến lược thanh lý

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Du lịch Trọng Điểm (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)