đối với bản thân công ty, nó còn góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn ngành nói riêng và nền kinh tế nói chung qua việc phục vụ tốt hơn nhu cầu tiên dùng, kích thích sản xuất phát triển, thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Không những thế nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty còn là tác nhân thúc đẩy các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội; làm tăng cường mối quan hệ hợp tác, hiểu biết lẫn nhau giưã nước ta với các nước trong khu vực và thế giới; góp phần thúc đẩy cải tiến cơ chế quản lý, chính sách kinh tế của Nhà nước phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.
1.5. Các nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty du lịch lữ hành lữ hành
Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty du lịch lữ hành ta cần phải đưa ra các giải pháp. Giải pháp được xây dựng dựa trên việc phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh và sử dụng những công cụ hỗ trợ cho việc đưa ra giải pháp. Trên cơ sở đó, công ty lựa chọn các giải pháp then chốt mang tính khả thi cao và tối ưu cho việc phát triển của mình làm mục tiêu để theo đuổi thực hiện.
1.5.1. Các công cụ hỗ trợ cho việc xác định, lựa chọn giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh năng lực cạnh tranh
Để đưa ra giải pháp mang tính chiến lược, có thể áp dụng nhiều công cụ khác nhau. Nghiên cứu này chỉ chọn lọc sử dụng một số công cụ phổ biến: ma trận đánh giá các nhân tố bên trong – IFE, ma trận đánh giá các nhân tố bên ngoài – EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh và ma trận SWOT.
1.5.1.1.Ma trận đánh giá các nhân tố bên trong – IFE
Ma trận đánh giá các nhân tố bên trong là công cụ cho phép đánh giá mặt mạnh, mặt yếu và quan trọng của các bộ phận chức năng của công ty. Ma trận đánh giá các nhân tố bên trong được triển khai theo năm bước:
- Bước 1: Lập danh mục các nhân tố có vai trò quyết định đối với sự thành công của công ty như đã nhận diện trong quá trình đánh giá các nhân tố bên trong, bao gồm từ 10 đến 20 nhân tố cả ưu điểm và khuyết điểm.
- Bước 2: Xác định mức độ quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi nhân tố.
- Bước 3: Xác định hệ số từ 1 đến 4 cho từng nhân tố. Cách xác định hệ số này dựa vào mức độ tác động của các nhân tố này đối với hiệu quả của giải pháp hiện tại ở công ty hay cho thấy cách thức mà các giải pháp hiện tại của công ty phản ứng với các nhân tố. Trong đó: 4 là phản ứng tốt nhất, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, và 1 là phản ứng dưới trung bình.
- Bước 4: Tính điểm cho từng nhân tố bên trong, bằng cách làm phép nhân (mức độ quan trọng của nhân tố với hệ số dành cho nhân tố đó).
- Bước 5: Cộng tổng điểm của toàn bộ danh mục các nhân tố để xác định tổng số điểm quan trọng. Tổng số điểm quan trọng là 2,5 cho thấy khả năng công ty phản ứng đối với nhân tố môi trường bên trong là trung bình, nếu tổng số điểm quan trọng nhỏ hơn 2,5 cho thấy khả năng phản ứng là yếu, nếu tổng số điểm quan trọng lớn hơn 2,5 thì khả năng phản ứng là tốt, tích cực.
+ Ưu điểm: hình thành bức tranh tổng thể về nội bộ công ty với các ưu điểm và khuyết điểm đặc thù mà các nhân tố này có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty.
+ Hạn chế: việc cho điểm từng nhân tố cũng như xác định mức độ quan trọng của các nhân tố còn mang tính chủ quan.