Trích dự phòng rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đakrông, Quảng Trị (Trang 105)

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng có sự biến động qua ba năm: năm 2010 là 1.047 triệu đồng, năm 2011 là 1.997 triệu đồng và năm 2012 là 1.725 triệu đồng. Thông qua hoạt động trích dự phòng rủi ro tín dụng cho thấy ngân hàng chủ động trong việc hạn chế những rủi ro tín dụng, do các khoản nợ gây ra.

Bảng 2.20: Bảng trích lập dự phòng cụ thể của ngân hàng Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Dư nợ xấu ngắn hạn

+Nợ dưới tiêu chuẩn (90 - 180 ngày) 271 316 705

+Nợ nghi ngờ (181 - 360 ngày) 188 263 187

Giá trị khấu hao của tài sản đảm bảo

+Nợ dưới tiêu chuẩn (90 - 180 ngày) 35 41 92

+Nợ nghi ngờ (181 - 360 ngày) 24 34 24

Dự phòng cụ thể 141 170 204

(Nguồn:Báo cáo tài chính Agribank Đakrông trong ba năm 2010,2011,2012)

Nợ xấu của ngân hàng gồm nợ nhóm 3 và nhóm 4, không tồn tại nợ nhóm 5 trong tổng nợ xấu. Vì vậy, ngân hàng tiến hành trích lập dự phòng rủi ro cụ thể với tỷ lệ phần trăm trích lập 25% (năm 2010) và 20% (năm 2011, 2012) đối với nợ nhóm 3 và 50% đối với nợ nhóm 4, số tiền trích lập dự phòng cụ thể tăng dần qua ba năm. Năm 2010 là 141 triệu đồng, năm 2011 là 170 triệu đồng (+29 triệu đồng) và năm 2012 là 204 triệu đồng (+34 triệu đồng) so với năm trước.

Ngân hàng trích lập dự phòng ghi vào chi phí của ngân hàng, bên cạnh đó trước những khó khăn thời buổi kinh tế hiện nay. Việc trích lập dự phòng rủi ro trong ngân hàng là một vấn đề quan trọng và cần thiết để hạn chế rủi ro rong tín dụng nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN

HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đakrông, Quảng Trị (Trang 105)