Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn tại ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đakrông, Quảng Trị (Trang 89)

Bảng 2.11: Cơ cấu Nợ quá hạn của Agribank Đakrông trong 3 năm 2010 – 2012

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn 1.089 1.132 2.125

Tổng dư nợ quá hạn trung và dài hạn 5.991 5.072 3.488

Tổng dư nợ quá hạn 7.080 6.204 5.613

(Nguồn:Báo cáo tài chính Agribank Đakrông trong ba năm 2010,2011,2012)

Trong ba năm 2010-2012, ta thấy nợ quá hạn ngắn hạn có xu hướng tăng. Năm 2010, nợ quá hạn ngắn hạn chỉ chiếm 15,38% tổng nợ quá hạn, tương đuơng 1.089 triệu đồng. Nhưng đến năm 2011, nợ quá hạn ngắn hạn tăng 3,9%, đạt 1.132 triệu đồng, và chiếm 18,24% tổng dư nợ quá hạn. Sang đến năm 2012, tổng dư nợ ngắn hạn lại có xu hướng tăng mạnh, đạt giá trị 2.125 triệu đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2011.

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu nợ quá hạn trong 3 năm 2010-2012

Năm 2012, có sự chuyển dịch cơ cấu nợ quá hạn trung và dài hạn sang nợ quá hạn ngắn hạn. Mức nợ quá hạn trung và dài hạn giảm cho thấy công tác quản lý nợ của ngân hàng tốt, các hộ sản xuất đã đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh, giúp quay vòng vốn và tiến hành trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, nợ quá hạn ngắn hạn tăng cũng là diều dễ hiểu khi tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro và chinh sách của Đảng, Nhà nước về thắt chặt chi tiêu chính phủ đã phần nào hạn chế khả năng vay vốn của doanh nghiệp làm cho hiệu suất sử dụng vốn, vòng quay vốn của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế dẫn đến nợ quá hạn ngắn hạn tăng.

Tuy nhiên, nhìn vào bảng 2.10, ta có thể nhận thấy rằng trong cơ cấu dư nợ quá hạn thì dư nợ quá hạn ngắn hạn chỉ chiếm tỷ lệ thấp hơn dư nợ quá hạn trung và dài hạn. Điều này phản ánh chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng tương đối tốt, nhưng lại có xu hướng gia tăng qua các năm nên cần phải chú ý hơn nữa trong vấn đề này.

Nợ quá hạn cao luôn là nguy cơ đối với ngân hàng, bởi các khoản nợ quá hạn sẽ làm gia tăng gánh nặng chi phí cho ngân hàng trong khi nguồn thu không đủ bù đắp, từ đó dẫn đến chỗ ngân hàng thua lỗ. Vậy nên ngân hàng cần có biện pháp để hạn chế tối đa nợ quá hạn trung và dài hạn, bên cạnh đó giảm dư nợ ngắn hạn qua các năm nói riêng và dư nợ quá hạn nói chung để đưa lại tình trạng an toàn cho ngân hàng.

Để có thể đưa ra những giải pháp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn, ta cần xem xét những nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn tại Agribank Đakrông những năm vừa qua:

Theo phân loại nợ:

Bảng 2.12: Cơ cấu Nợ quá hạn ngắn hạn phân theo loại nợ của Agribank Đakrông trong 3 năm 2010 – 2012

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Dư nợ quá hạn ngắn hạn 1.089 1.132 2.125 +Nợ cần chú ý (< 90 ngày) 630 553 1.233

+Nợ dưới tiêu chuẩn (90 - 180 ngày) 271 316 705

+Nợ nghi ngờ (181 - 360 ngày) 188 263 187

+Nợ có khả năng mất vốn (>360 ngày) - - -

Dư nợ cho vay ngắn hạn 163.661 102.264 32.900

Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn 0,67% 1,1% 6,46%

(Nguồn:Báo cáo tài chính Agribank Đakrông trong ba năm 2010,2011,2012)

Nhìn vào bảng 2.13, ta thấy rằng trong dư nợ ngắn hạn quá hạn thì nợ nhóm 2 chiếm đa số khi năm 2010 nợ nhóm 2 chiếm gần 58%, năm 2011 chiếm 49% và đến năm 2012, nợ nhóm 2 chiếm 57%. Điều này phản ánh trong ba năm, nợ ngắn hạn nhóm 2 chiếm đa số; nợ nhóm 3,4,5, chỉ chiếm tỷ trọng thấp. Từ đó cho thấy ngân hàng thực hiện tốt việc hạn chế nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu thấp. Tuy nhiên không có nghĩa là nợ nhóm 2 là tốt, đối với khoản nợ này, chi nhánh phải trích lập dự phòng theo quy định là 2% tổng nợ nhóm 2. Điều này làm gia tăng đáng kể chi phí cho chi nhánh, làm giảm chất lượng tín dụng ngắn hạn.

Biểu đồ 2.10: Cơ cấu Nợ quá hạn ngắn hạn phân theo loại nợ của Agribank Đakrông trong 3 năm 2010 – 2012

Năm 2012, nợ nhóm 3 tăng cao đột ngột, báo động cho tình hình nợ xấu ngân hàng gia tăng đòi hỏi ngân hàng có biện pháp căn thiệp kịp thời để đề phòng rủi ro.

Tuy nhiên, có đặc điểm cần chú ý là ngân hàng không tồn tại nợ nhóm 5- Nợ có khả năng mất vốn, đúng theo tên gọi của nó, là những khoản nợ được chi nhánh đánh giá là không còn khả năng thu hồi, có thể mất vốn. Khoản nợ này bắt buộc chi nhánh phải trích lập dự phòng 100%, làm gia tăng gánh nặng chi phí và giảm thu nhập của ngân hàng. Sự không tồn tại của khoản mục này trong 3 năm chứng tỏ chi nhánh đã chú trọng trong khâu kiểm tra sử dụng vốn vay cũng như nỗ lực thu hồi và xử lý nợ xấu. Đây là một ưu điểm lớn chi nhánh cần phát huy trong tương lai.

Bên cạnh đó, nhìn vào bảng 2.13, ta thấy rằng tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng tăng dần qua 3 năm. Năm 2010 chỉ tiêu này là 0,67%, năm 2011 là 1,1%. Tuy nhiên năm 2012 lại tăng mạnh và có giá trị 6,46%. Chỉ tiêu tỉ lệ nợ quá hạn ngắn hạn phản ánh chất lượng của khoản vay ngắn hạn. Tỉ lệ này càng nhỏ thì phản ánh chất lượng hoạt động của ngân hàng đó là hiệu quả, không có rủi ro mất vốn. Còn nếu các tỉ lệ này càng lớn thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh, có thể từ việc mất khả năng thanh toán hoặc tệ hơn nữa là phá sản. Năm 2012, chỉ tiêu này tăng mạnh, kèm theo đó nợ nhóm 3 cũng có chung xu hướng tăng báo động cho ngân hàng

về tình hình quản lý dư nợ, gia tăng nợ xấu làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần có biện pháp khắc phục vấn đề này.

Phân theo đối tượng khách hàng:

Bảng 2.13: Cơ cấu nợ quá hạn ngắn hạn phân theo khách hàng của Agribank Đakrông trong 3 năm 2010 – 2012

ĐVT:triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Tỷ trọng Năm 2011 Tỷ trọng Năm 2012 Tỷ trọng (%) (%) (%) Công ty cổ phần 985 90 1.003 89 1.658 78 Công ty TNHH 64 6 92 8 131 6 Cá nhân, hộ gia đình 40 4 37 3 336 16 Tổng nợ quá hạn ngắn hạn 1.089 100 1.132 100 2.125 100

(Nguồn:Báo cáo tài chính Agribank Đakrông trong ba năm 2010,2011,2012)

Biểu đồ 2.11: Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn phân theo đối tượng khách hàng trong 3 năm 2010-2012

- Công ty cổ phần: vẫn luôn là thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng nợ quá hạn lớn nhất trong 3 năm. Năm 2010, dư nợ quá hạn ngắn hạn của CTCP là 985 triệu đồng, chiếm đến 90% tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn. Năm 2011, chỉ tiêu này có xu

hướng tăng khi đạt giá trị 1.003 triệu đồng và chiếm 89%. Đến năm 2012, đạt 1658 triệu đồng, nhưng chỉ chiếm 78%. Qua ba năm, giá trị tuyệt đối nợ quá hạn ngắn hạn có xu hướng tăng nhưng tỷ trọng lại giảm.

Mặc dù dư nợ ngắn hạn của đối tượng công ty cổ phần giảm dần qua ba năm nhưng dư nợ quá hạn ngắn hạn lại có xu hướng tăng lên. Điều này cho thấy, mặc dù các công ty cổ phần đã hạn chế đầu tư, giảm vay vốn ngân hàng mà tập trung duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả cao. Với điều kiện kinh tế khó khăn, hoạt động kinh doanh gặp nhiều rủi ro nên hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Từ đó dẫn đến việc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng không được thực hiện tốt. Các khoản nợ ngắn hạn được đưa vào nợ quá hạn, phần nào gây áp lực cho các doanh nghiệp cũng như ngân hàng. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa việc quản lý nợ vay đối với đối tượng khách hành này. Bên cạnh đó cần hạn chế hơn nữa việc cho CTCP vay mặc dù đây được xem là các khách hàng truyền thống. Việc để dư nợ quá hạn tăng trưởng mạnh hàng năm như vậy là điều không nên và chi nhánh cần có những biện pháp xử lý để giảm bớt tỷ lệ nợ quá hạn ở loại hình doanh nghiệp này.

- Công ty TNHH: là thành phần kinh tế có dư nợ quá hạn ngắn hạn đứng sau công ty cổ phần nhưng chỉ chiếm giá trị rất thấp (<10%) trong cả ba năm. Từ đó cho thấy đối tượng khách hàng này chú trọng tới công tác trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên, giá trị dư nợ của Công ty TNHH lại tăng dần trong 3 năm: Năm 2010, dư nợ là 64 triệu đồng, chiếm 6% trong tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn. Năm 2011 là 92 triệu đồng, chiếm 8% và năm 2012 đạt giá trị 131 triệu đồng, chiếm 6%. Công ty TNHH là nạn nhân trực tiếp và bị ảnh hưởng nhiều nhất từ cơn bão khủng hoảng kinh tế. Đầu vào hàng hoá chi phí cao, đầu ra khó khăn do cầu tiêu thụ giảm mạnh, họat động sản xuất bị thu hẹp, với nguồn vốn tự có nhỏ, khả năng thua lỗ cao. Chính những điều này đã làm nợ quá hạn của loại hình này tăng dần qua 3 năm, tuy nhiên vẫn nằm trong mức kiểm soát được. Vấn đề tăng dư nợ quá hạn của loại hình doanh nghiệp này cũng cần được quan tâm và chú trọng nhằm hạn chế tối đa, tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng.

- Cá nhân, hộ gia đình cũng là một đối tượng nhận được sự quan tâm trong ngân hàng. Với những chinh sách ngân hàng thực hiện theo chủ trương của Nhà

nước thì ta có thể nhận thấy rằng dư nợ của đối tượng này tăng dần trong ba năm. Tuy nhiên với chỉ tiêu dư nợ quá hạn lại có những thay dổi đáng báo động. Năm 2010, dư nợ quá hạn ngắn hạn là 40 triệu đồng, năm 2011 giảm nhẹ còn lại 37 triệu đồng, đến năm 2012 tăng lên đến 336 triệu đồng. Việc tăng nhanh này vì diều kiện kinh tế khó khăn kèm theo trình độ dân trí chưa cao dẫn tới việc sử dụng vốn không hiệu quả, vòng quay vốn thấp. Khi vốn chưa sinh lời thì lại đến thời hạn trả nợ vì thời gian vay là ngắn hạn làm cho các cá nhân, hộ sản xuất này chưa trả nợ đúng hạn được. Từ đó làm gia tăng chỉ tiêu dư nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng. Việc gia tăng ở năm 2012 này là một dấu hiệu không tốt, ngân hàng cần chú trọng hơn trong việc cho vay, theo dõi tình hình sử dụng vốn với đối tượng khách hàng này.

Phân theo ngành kinh tế:

Bảng 2.14: Cơ cấu nợ quá hạn ngắn hạn phân theo ngành kinh tế của Agribank Đakrông trong 3 năm 2010 – 2012

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Tỷ trọng Năm 2011 Tỷ trọng Năm 2012 Tỷ trọng (%) (%) (%)

Nông nghiệp và Lâm nghiệp 752 69 653 58 1065 50

Xây dựng 83 8 97 9 134 6

Thương mại 91 8 86 8 79 4

Ngành khác 163 15 296 26 847 40

Tổng nợ quá hạn ngắn hạn 1.089 100 1.132 100 2.125 100

(Nguồn:Báo cáo tài chính Agribank Đakrông trong ba năm

2010,2011,2012)

Nhìn vào bảng 2.15, ta thấy rằng ngành Nông nghiệp và Lâm nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng trong cả 3 năm. Năm 2010, dư nợ là 752 triệu đồng (chiếm 69%), năm 2011 là 653 triệu đồng (chiếm 58%) và năm 2012 là 1.065 triệu đồng (chiếm 50%).

Trong cơ cấu dư nợ ngắn hạn, ngành Nông nghiệp và lâm nghiệp cũng chiếm tỷ trọng cao nhưng giá trị tuyệt đối lại giảm dần qua các năm. Dư nợ quá hạn lại có xu hướng tăng vào năm 2012. Với điều kiện tự nhiên khó khăn và trình độ dân trí thấp làm hạn chế

khả năng kinh doanh của người dân. Bên cạnh đó, với tình hình lạm phát cao, chi phí sản xuất kinh doanh tăng làm hiệu quả sử dụng vốn trong ngành giảm đi. Các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp hoạt động trong ngành kinh tế này chưa chủ động được trong việc trả nợ đúng hạn. Vì thế, vấn đề giải quyết dư nợ quá hạn trong ngành kinh tế này là một bài toán khó khi điều kiện kinh tế khó khăn và dư nợ ngành này chiếm tỷ trọng cao trong dư nợ ngắn hạn của ngân hàng.

Biểu đồ 2.12 Cơ cấu nợ quá hạn ngắn hạn phân theo ngành kinh tế của Agribank Đakrông trong 3 năm 2010 – 2012

Với những điều kiện khó khăn đã phân tích, hoạt động xây dựng cũng bị ảnh hưởng khi dư nợ quá hạn ngắn hạn cứ tiếp tục tăng trong 3 năm. Năm 2010 là 83 triệu đồng, năm 2011 là 97 triệu đồng và năm 2012 là 134 triệu đồng.

Dư nợ quá hạn ngắn hạn trong ngành thương mại lại có xu hướng giảm theo thời gian. Hoạt động thương mại chủ yếu là kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ của các cá nhân, hộ gia đình. Với chủ trương, chính sách phát triển là tăng cường cho vay với đối tượng cá nhân, hộ gia đình đã có kết quả tốt khi nguồn vốn vay được sử dụng có hiệu quả. Dư nợ quá hạn ngắn hạn giảm dần: năm 2010 dư nợ là 91 triệu đồng, năm 2011 là 86 triệu đồng và năm 2012 là 79 triệu đồng. Sự sụt giảm của chỉ tiêu dư nợ quá hạn trong ngành kinh tế này được xem như là một ưu điểm của ngân hàng.

Các ngành kinh tế khác lại có dư nợ quá hạn ngắn hạn tăng dần qua các năm: năm 2010 là 163 triệu đồng (chiếm 15%), năm 2011 là 296 triệu đồng (chiếm 26%) và năm 2012 tăng lên 847 triệu đồng (chiếm 40%). Việc tăng lên về giá trị và tỷ trong như thế này là vấn đề đáng lo ngại. Ngân hàng cần có biện pháp để hạn chế dư nợ quá hạn trong các ngành kinh tế khác.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đakrông, Quảng Trị (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)