Nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đakrông, Quảng Trị (Trang 109)

a. Về phía ngân hàng

- Một số cán bộ nhân viên chưa thực sự đổi mới phong cách giao dịch, năng lực công tác còn hạn chế, chưa đáp ứng với yêu cầu của công việc.

Trong ba năm cán bộ trong chi nhánh không có nhiều biến động; biên chế 21 cán bộ (trong đó 05 cán bộ hợp đồng). Trong đó: phòng tín dụng 10 cán bộ( Đ/c Trưởng phòng và phó trưởng phòng còn kiêm nhiệm; 02 cán bộ hợp đồng). Cán bộ kế toán ngân quỹ 05 cán bộ. Ban giám đốc 02 đồng chí. Phòng hành chính 04 đồng chí (trong đó có 03 cán bộ hợp đồng).

Công tác đào tạo được giám đốc quan tâm. Mặc dù biên chế ít nhưng đã bố trí cho cán bộ đang theo học đại học tài chức. Bố trí cán bộ tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ do ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh và TW tổ chức. Tuy nhiên, trước thời buổi kinh tế thị trường đòi hỏi các cá thể phải tự làm mới mình, phát triển để hội nhập, để phát triển thì công tác đào tạo cán bộ cần nâng cao hơn nữa.

- Phong trào thi đua tuy có phát động nhưng hưởng ứng chưa tích cực, nhất là phong trào phát huy sáng kiến cải tiến nghiệp vụ. Ngân hàng nên tich cực phát động các phong trào và đa dạng hóa các hình thức khen thưởng.

b. Hạn chế từ phía khách hàng

- Do khách hàng kinh doanh thua lỗ:

Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ quá hạn của ngân hàng. Đối với những khoản vay phục vụ mục đích kinh doanh thì nguồn vốn vay được sử dụng có hiệu quả không chỉ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn là tiền đề cho sự hoàn trả nợ ngân hàng cả gốc và lãi. Đặc biệt trong những năm gần đây, rất khó khăn đối với nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải thu hẹp sản xuất

vì không có đầu ra, đầu vào giá hàng hoá quá cao, chi phí hoạt động lớn làm cho khả năng trả nợ của khách hàng giảm sút nghiêm trọng.

- Năng lực tài chính của các doanh nghiệp không lành mạnh, sử dụng vốn sai mục đích.

Tất cả những nguyên nhân trên gây nên khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn của khách hàng đối với ngân hàng, tạo ra các khoản nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng.

- Tư cách đạo đức kém, khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng

c . Các nhân tố khách quan khác

- Điều kiện kinh tế- xã hội, địa hình hiểm trở gây khó khăn

Môi trường kinh doanh không thuận lợi cho hoạt động ngân hàng. Hơn 50% hộ nghèo, hộ cận nghèo và những hộ vùng II, vùng III, vùng đặc biệt khó khăn thuộc đối tượng vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội, tích lũy trong dân còn hạn chế, trong huyện không có các dự án lớn để đầu tư.

- Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường ngân hàng:

Trên địa bàn huyện Đakrông, hiện nay ngoài ra còn có ngân hàng chính sách xã hội cùng hoạt động và cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực cho vay. Đặc biệt có ngân hàng chính sách nhận được sự ưu tiên nên đã trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Agribank Đakrông.

- Môi trường pháp lý

Trong những năm gần đây, hệ thống pháp luật ở nước ta tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa thực đầy đủ, thiếu đồng bộ.

Ngoài ra sự thay đổi nhanh chóng của chính sách về tiền tệ, đặc biệt là trong chính sách lãi suất và áp đặt tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tối đa khiến các ngân hàng khó khăn trong việc điều chỉnh hoạt động của mình để theo kịp những thay đổi.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đakrông, Quảng Trị (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)