Công tác huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đakrông, Quảng Trị (Trang 53)

Trong giai đoạn 2010-2012, tình hình kinh tế- xã hội có nhiều diễn biến phức tạp, do tình hình lạm phát, ảnh hưởng của dịch bệnh và hậu quả nặng nề của thiên tai đã làm ảnh hưởng rất lớn về tài sản của nhân dân và Nhà nước,…giá cả các mặt

hàng thiết yếu tăng mạnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đầu tư trong toàn xã hội và đời sống của nhân dân.

Lãi suất biến động thất thường, kéo theo đó là những biến động trên thị trường tiền tệ, đặc biệt là tỷ giá và giá vàng đã khiến những kế hoạch huy động vốn bị thay đổi. Tình hình huy động vốn của các ngân hàng càng trở thành áp lực trong hoạt động kinh doanh của mình.

Ngân hàng Agribank Đakrông là ngân hàng thuộc huyện nghèo, tích lũy trong dân cư còn hạn chế nên công tác huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn vốn thiếu tính ổn định, đa số khách hàng gửi kỳ hạn ngắn hạn nên không chủ động được nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn.

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank Đakrông ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 ± % ± %

1. Phân theo thời hạn huy động

Không kỳ hạn 23.067 29.758 39.681 6.691 29 9.923 33 Kỳ hạn <12 tháng 22.007 38.775 47.841 16.768 76 9.066 23 12 tháng< kỳ hạn<24 tháng 8.525 9.073 20.191 548 6 11.118 123 Kỳ hạn > 24 tháng 493 786 533 293 59 (253) (32)

2. Phân theo đối tượng khách hàng

Tiền gửi dân cư 31.104 46.641 79.541 15.537 50 32.900 71 Tiền gửi Kho bạc

NN, TCTD 8.748 12.091 15.401 3.343 38 3.310 27 Tiền gửi khác 14.240 19.660 13.304 5.420 38 (6.356) (32)

3. Phân theo nội tệ và ngoại tệ

Nguồn vốn nội tệ 53.590 74.462 105.766 20.872 39 31.304 42 Nguồn vốn ngoại tệ

502 3.930 2.480 3.428 683 (1.450) (37)

Tổng nguồn vốn 54.092 78.392 108.246 24.300 45 29.854 38

(Nguồn:Báo cáo tài chính Agribank Đakrông trong ba năm 2010,2011,2012)

Hiện nay, để bắt kịp với xu hướng đa dạng của thị trường, chi nhánh đã tăng cường các sản phẩm huy động đồng Việt Nam và ngoại tệ với kỳ hạn phong phú (không kỳ hạn, ngắn hạn, trung và dài hạn), lãi suất linh hoạt, biến đổi theo xu hướng thị trường. Bên cạnh đó, công tác huy động vốn ngân hàng đã xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, từ đó có nhiều giải pháp thích hợp như: đi sâu sát vào các địa bàn để tìm nguồn huy động, tận dụng đối tượng khách hàng là

công nhân viên trong vùng với nguồn thu ổn định,…nhằm tăng trưởng nguồn vốn huy động tại địa bàn. Nhờ vậy mà ngân hàng đã khơi tăng nguồn vốn huy động. Năm 2011, ngân hàng huy động được 78.392 triệu đồng, tăng 45% so với năm 2010. Đến năm 2012, nguồn vốn huy động tiếp tục tăng, tăng 29.854 triệu đồng, tương đương tăng 38% so với năm 2011.

Nguồn vốn phân theo thời hạn huy động:

Trong ba năm 2010-2012, ta nhận thấy rằng nguồn vốn không kỳ hạn và có kỳ hạn < 12 tháng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động (>50%).

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn phân theo thời hạn huy động

Tiền gửi không không có kỳ hạn xác định, người gửi tiền có thể rút ra bất kỳ lúc nào tuỳ theo nhu cầu của mình do đó lãi suất của loại tiền gửi này thường thấp hơn so với các loại tiền gửi có kỳ hạn xác định. Tiền gửi không kỳ hạn đáp ứng nhu cầu của những khách hàng chưa có dự định rõ ràng trong tương lai. Đây là hình thức chủ yếu được các doanh nghiệp lựa chọn nhằm mục đích giao dịch trong kinh doanh khi tỷ trọng tăng 29% ở năm 2011, và tăng 33% ở năm 2012. Với lãi suất thấp hơn các tiền gửi có kỳ hạn nhưng do đặc điểm kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp ở huyện Đakrông thì đây là biện pháp tốt khi có thể rút vốn bất cứ khi nào nếu có nhu cầu.

Bên cạnh đó nguồn vốn huy động ngắn hạn (<12 tháng) cũng được ưa thích khi năm 2011, nguồn vốn này tăng mạnh với 76%; năm 2012 lại tiếp tục tăng những với mức tăng nhẹ hơn là 23%. Huyện Đakrông được biết đến là một trong những huyện khó khăn, vậy nên nguồn vốn thường không được dồi dào. Khách hàng thường nếu có vốn nhàn rỗi thường chọn kỳ hạn ngắn hạn (<12 tháng), điều này thuận lợi cho hoạt động kinh doanh cũng như chi tiêu của các cá nhân, doanh nghiệp. Các đối tượng khách hàng cũng ít khi có “tiền chết” để gửi ngân hàng dài hạn. Ngoài ra, giá tiêu dùng vẫn ở mức cao, lãi suất lại không ổn định nên kỳ hạn ngắn hạn vẫn được ưa thích nhất. Giá vàng cũng tăng, giảm thất thường nên khách hàng cũng lưỡng lự giữa việc mua vàng hay gửi tiết kiệm. Việc gửi tiết kiệm với thời hạn ngắn phần nào giải quyết sự lưỡng lự này, giúp khách hàng linh hoạt hơn trong hoạt động đầu tư của mình.

Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng cũng tăng lên trong hai năm, 2011 tăng nhẹ 6%, 2012 tăng rất mạnh với mức tăng 123% so với năm 2011. Năm 2012, ngân hàng chú trọng hơn với nguồn vốn trung hạn này. Lãi suất ở mức tương đối cao (12%/năm ở đầu năm và giảm nhẹ 0,5%-1% vào cuối năm) thu hút lượng tiền gửi vào. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán lên xuống thất thường và giảm mạnh ở 7 tháng cuối năm; tình hình thị trường bất động sản năm 2012 là bức tranh màu xám; giá vàng có nhiều biến động cũng là một trong những yếu tố làm tăng lượng tiền gửi trung hạn vào ngân hàng ở thời gian này.

Đối với tiền gửi có kỳ hạn >24 tháng, năm 2011 tỷ trọng tăng 59%, năm 2012 nguồn vốn dài hạn này lại giảm 253 triệu đồng (-32%). Năm 2011, lãi suất có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao, đứng trước tình hình đó khách hàng có xu hướng chuyển sang tiết kiệm với kỳ hạn dài. Năm 2012, nguồn vốn huy động từ tiền gửi dài hạn giảm 23% so với năm trước, ở năm này , theo thông tư 19/2012/TT- NHNN được ban hành ngày 8/6/2012, NHNN đã cho phép các NHTM tự quyết định lãi suất huy động kỳ hạn dài, cuối năm lãi suất lại giảm 0,5%-1%. Với sự biến động của lãi suất này, mức lãi suất ngân hàng đưa ra chưa đáp ứng được mức kỳ

vọng của khách hàng, thêm vào đó khi gửi tiền dài hạn còn phải lo ngại lạm phát, tỷ giá hay vì các kênh đầu tư khác nên tiền gửi dài hạn giảm dần.

Nguồn vốn phân theo đối tượng khách hàng

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn phân theo đối tượng khách hàng

Trong nguồn vốn huy động, nguồn từ dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất ( 57% năm 2010, 60% ở năm 2011 và 73% ở năm 2013). Từ đó cho thấy rằng, ngân hàng đã chú trọng nguồn vốn có tính ổn định từ dân cư, tăng cường công tác tuyên truyền đến tận vùng sâu, vùng xa, áp dụng đầy đủ các hình thức huy động vốn đa dạng nên tiền gửi dân cư tăng mạnh (+50% năm 2011 và +71% năm 2012). Bên cạnh đó, ngân hàng tích cực khơi tăng các nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa bàn nhằm tận dụng nguồn vốn rẻ đưa vào kinh doanh, cụ thể năm 2011 tăng 5.420 triệu đồng (+38%). Tuy nhiên, năm 2012 được xem là năm khó khăn về kinh tế nên lượng vốn này giảm 6.356 triệu đồng (-32%). Như đã phân tích, năm này có nhiều biến động về lãi suất, lãi suất có xu hướng giảm, chưa đáp ứng được mức kỳ vọng của khách hàng. Vì vậy lượng vốn huy động này cũng có xu hướng giảm.

Ngoài ra, lượng vốn huy động từ Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng của Agribank Đakrông cũng có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2011, tăng 3.343 triệu đồng (+38%) và năm 2012 tăng 3.310 (+27%) so với năm trước. Nguồn vốn

này giúp ngân hàng ổn định và cân đối giữa lượng vốn huy động và lượng vốn sử dụng. Tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong ngân hàng có vai trò cung cấp thêm nguồn vốn huy động của ngâ hàng. Chỉ tiêu này tăng lên có thể được đánh giá là khá tốt.

Phân theo nội tệ và ngoại tệ:

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn phân theo nội tệ và ngoại tệ

Nguồn vốn nội tệ tăng dần qua các năm, năm 2011 tăng 20.872 triệu đồng (+39%) và năm 2012 tăng 31.304 triệu đồng (+42%). Điều này có thể thấy khi phân tích nguồn vốn theo tiêu chuẩn thời hạn và tính chất nguồn huy động.

Riêng với nguồn vốn ngoại tệ, có sự thay đổi mạnh khi năm 2011 tăng 3.428% tương ứng với 683% so với năm 2010, nhưng qua năm 2012 lại đổi chiều giảm mạnh 1.450 triệu đồng (-37%) so với năm 2011. Tỉnh Đakrông là 1 trong 62 tỉnh miền núi nghèo trong cả nước, vì vậy việc giao dịch bằng ngoại tệ rất ít khi diễn ra. Khách hàng của Agribank Đakrông thực hiện giao dịch nhiều nhất là Công ty cố phần Thái Hòa Quảng Trị và những cá nhân đi xuất khẩu lao động gửi kiều hối về nước. Với số lượng doanh nghiệp hiếm hoi kèm theo điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn trong khu vực làm hạn chế giao dịch bằng ngoại tệ của ngân hàng. Bên cạnh đó, mặc dù lượng công dân đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài ở huyện nhà có xu hướng tăng nhưng chỉ đạt một con số rất nhỏ so với các địa phương khác,

cũng như trình độ dân trí còn hạn chế nên việc giao dịch bằng ngoại tệ ít được lựa chọn. Do đó, lượng vốn huy động bằng ngoại tệ của ngân hàng còn mang giá trị thấp, chỉ chiếm giá trị rất nhỏ so với lượng vốn huy động huy động bằng nội tệ.

Năm 2011, sau khi thực hiện Quyết định 71/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt các đề án hỗ trợ các huyện nghèo, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giảm nghèo giai đoạn 2009-2020, UBND huyện đã tiến hành xây dựng các đề án xuất khẩu lao động , đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực. Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần tăng nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ ở huyện nhà, lượng vốn ngoại tệ tăng rất mạnh (gấp 7 lần so với năm 2010). Đến năm 2012, đứng trước tình hình kinh tế- xã hội khó khăn, các cá nhân, tổ chức trên địa bàn và cụ thể là công ty cổ phân Thái Hòa cũng bị ảnh hưởng bởi tình hình sản xuất kinh doanh không mấy thuận lợi của tập đoàn Thái Hòa, bên cạnh đó tình hình nguồn lực xuất khẩu lao động trên địa bàn cũng kém phần tiến triển nên lượng vốn ngoại tệ ngân hàng huy động được có phần giảm so với năm 2011.

Tóm lại, qua bảng 2.1 ta có thể thấy rằng tình hình huy động vốn của Agribank Đakrông có nhiều biến động qua ba năm 2010-2012 và đạt được những điểm tích cực:

- Nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng dần qua các năm, năm 2011, nguồn vốn tăng 45% và đến năm 2012, lại tiếp tục tăng 38% so với năm trước. Từ đó cho thấy chi nhánh đã chú trọng đến công tác huy động vốn của mình, với việc tăng cường các sản phẩm huy động đồng Việt Nam và ngoại tệ với kỳ hạn phong phú, lãi suất linh hoạt. Bên cạnh đó, xác định công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng, từ đó có nhiều giải pháp thích hợp nhằm tăng trưởng nguồn vốn huy động tại địa bàn.

- Ngân hàng cung cấp nhiều sự lựa chọn về thời hạn huy động vốn giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Trong thời buổi kinh tế- xã hội khó khăn, lãi suất không ổn định, giá vàng thay đổi thất thường, các khách hàng cũng ít khi có “tiền chết” để gửi nên nguồn vốn huy động của tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao

- Đối với nguồn vốn huy động phân theo đối tượng khách hàng, chi nhánh đã thực hiện đúng khi quan tâm, chú trọng tới việc thu hút tiền gửi dân cư- là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại, lại có tính ổn định cao. Tỷ trọng vốn dân cư của ngân hàng luôn >50% ở cả 3 năm.

- Chi nhánh đã thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động, cố gắng trong việc huy động bằng ngoại tệ. Với mục đích làm đa dạng sản phẩm dịch vụ, tạo nguồn ngoại tệ cung cấp cho các nhu cầu của khách hàng như: khám chữa bệnh ở nước ngoài, thanh toán biên mậu,..

- Chi nhánh tận dụng mọi nguồn vốn trên địa bàn, các nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa bàn nhằm tận dụng nguồn vốn rẻ đưa vào kinh doanh, hạ lãi suất đầu vào.

Tuy nhiên, bên cạnh đó chi nhánh còn tồn tại những hạn chế cần phải xem xét và khắc phục:

- Tích lũy dân cư còn hạn chế nên việc huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn. Lượng vốn huy động của ngân hàng qua các năm chưa đạt giá trị cao.

- Nguồn vốn huy động không ổn định, đa số khách hàng gửi kỳ hạn ngắn nên chi nhánh không chủ động nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn. Từ đó cũng góp phần làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

- Nguồn vốn huy động từ tiền gửi Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng còn có giâ trị thấp trong cả 3 năm. Tuy nhiên, điều này có thể hiều khi huyện Đakrông thuộc danh sách 62 huyện nghèo của cả nước, ngân sách của Kho bạc có nhiều hạn chế, sô lượng các tổ chưc tín dụng trên địa bàn cũng rất thấp.

- Hiệu quả đa dạng hóa nguồn vốn chưa cao, lượng vốn huy động bằng ngoại tệ chỉ chiếm tỷ trọng thấp, có giá trị thấp hơn nhiều lần sao với lượng vốn nội tệ. Điều này có thể lý giải do số lượng doanh nghiệp hiếm hoi kèm theo điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn trong khu vực làm hạn chế giao dịch bằng ngoại tệ của ngân hàng. Bên cạnh đó, mặc dù lượng công dân đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài ở huyện

nhà có xu hướng tăng nhưng chỉ đạt một con số rất nhỏ, bên cạnh đó trình độ dân trí thấp và thiếu hiểu biết về ngoại tệ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đakrông, Quảng Trị (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)