Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án tính dụng ngắn hạn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đakrông, Quảng Trị (Trang 114)

Chất lượng tín dụng kém và tỷ lệ nợ quá hạn cao bắt nguồn từ công tác thẩm định còn nhiều thiếu sót và mang tính chủ quan cao. Để nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn thì Agribank Đakrông phải nâng cao hiệu quả công tác thẩm định. Có một mâu thuẫn là nếu quy trình thẩm định dự án tín dụng quá kỹ càng, thủ tục phức

tạp sẽ làm giảm số lượng khách hàng đến vay vốn, trong khi hoạt động tín dụng lại mang lại lợi nhuận lớn nhất cho NHTM. Vấn đề đặt ra ở đây với Agribank Đakrông là làm sao vừa thực hiện được điều cốt lõi – nâng cao chất lượng thẩm định – vừa không quá mất thời gian, phức tạp, gây phiền nhiễu cho khách hàng.

Thực tế cho thấy rằng, đội ngũ cán bộ trong ngân hàng còn thiếu kinh nghiệm, nghiệp vụ chưa thực sự được nâng cao, trình độ chưa đồng đều là những đặc điểm gây khó khăn cho công việc trong ngân hàng. Bên cạnh đó, số lượng hạn chế, cộng thêm diều kiện tự nhiên khó khăn nên việc thâm rđịnh dự án đầu tư chưa đạt được hiệu quả cao. Vì vậy, ngân hàng cần có chính sách và biện pháp khắc phục tình hình này vì bước thẩm định có vai trò quan trọng trong quy trình cho vay của ngân hàng. Có thể thực hiện các biện pháp sau:

Chuyên môn hóa phân công trách nhiệm cho cán bộ tín dụng.

Cán bộ tín dụng hiện nay phải kiêm nhiệm từ A đến Z đối với một khoản vay: từ khâu tiếp xúc khách hàng, tư vấn, hướng dẫn, đến thẩm định khoản vay, lập tờ trình, hoàn tất hồ sơ cho vay, giải ngân đến khâu kiểm tra sử dụng vốn vay và thu hồi nợ, trong khi danh mục khách hàng rất đa dạng và lĩnh vực kinh doanh rất rộng. Do không có thời gian tìm hiểu sâu về một ngành hay một loại hình cụ thể, cán bộ tín dụng thiếu kiến thức để thẩm định, dẫn đến khâu thẩm định thực hiện cho có lệ, mang nặng tính chủ quan, thiếu sự chính xác trong phân tích thông tin dẫn đến giải ngân cho các khách hàng không có khả năng hoàn trả, nợ quá hạn là điều đương nhiên.Vậy để tiện lợi cho công việc thẩm định của cán bộ tín dụng, cũng như nâng cao trình độ tác nghiệp của cán bộ tín dụng, chuyên môn hóa phân công trách nhiệm cho cán bộ tín dụng là cần thiết.

Mô hình 3.1: Chuyên môn hóa về đối tượng khách hàng

Phòng khách hàng sẽ được chia ra thành 2 phòng là phòng khách hàng doanh nghiệp và phòng khách hàng cá nhân. Phòng khách hàng doanh nghiệp sẽ phụ trách về mảng bán buôn trong khi phòng khách hàng cá nhân sẽ chịu trách nhiệm phát triển mảng bán lẻ của chi nhánh.

- Khối khách hàng doanh nghiệp: đòi hỏi các cán bộ tín dụng lâu năm, giàu kinh nghiệm trong công tác thẩm định và đánh giá giá trị doanh nghiệp. Khối này chỉ tập trung vào loại hình doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khi vay thường vay những món lớn nên công tác thẩm định tình hình tài chính và định giá tài sản đảm bảo phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt, đầy tinh thần trách nhiệm và mang tính khách quan cao. Cán bộ tín dụng không chỉ phải nắm vững tình hình hoạt động của doanh nghiệp mà còn phải am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp thì mới có thể đánh giá chính xác khả năng trả nợ của khách hàng đối với khoản vay. Việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng rất quan trọng để tạo nên nguồn thu ổn định của chi nhánh trong tương lai. Phòng khách hàng doanh nghiệp được đặt ở chi nhánh để thuận tiện cho giao dịch giữa khách hàng và cán bộ tín dụng. Tất cả dư nợ của khách hàng doanh nghiệp sẽ được chuyển về chi nhánh để tiện quản lý.

- Khối khách hàng cá nhân: đòi hỏi các cán bộ trẻ, đầy nhiệt huyết và năng động trong việc tìm kiếm, tạo dựng mối quan hệ với khách hàng cá nhân. Nhiệm vụ chính của khối này là phát triển thị trường bán lẻ cho chi nhánh. Bên cạnh việc tư vấn các sản phẩm vay cho khách hàng, cán bộ tín dụng còn tìm hiểu thêm về những nhu cầu đa dạng của khách hàng để góp ý bổ sung mở rộng sản phẩm tín dụng cá nhân ngắn hạn cho chi nhánh. Địa bàn hoạt động của khách hàng cá nhân tương đối rộng nên các cán bộ tín dụng cá nhân nên được phân bổ về các phòng giao dịch.

Mở rộng nguồn cung cấp thông tin

Để công tác thẩm định được tốt, đòi hỏi phải có đầy đủ các thông tin cần thiết cho quá trình thẩm định, như: những thông tin về người vay, về doanh nghiệp, về dự án xin vay. Ngoài ra còn có những thông tin khác liên quan như:

- Đối với doanh nghiệp: các thông tin về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, về mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các đối tác, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, các yếu tố khác thuộc môi trường vĩ mô như chính sách đầu tư của tỉnh...

- Đối với khách hàng cá nhân: lịch sử tín dụng của khách hàng, nguồn thu nhập chính của khách hàng, uy tín nợ vay của khách hàng, các thông tin về gia đình và mối quan hệ của khách hàng trong xã hội.

Các thông tin này có đầy đủ chính xác mới có thể đưa ra được quyết định đúng đắn. Vì nguồn thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng không phải lúc nào cũng trung thực, do vậy để thẩm định tốt, cán bộ tín dụng cần thu thập thông tin từ những nguồn khác đó là:

- Xác minh tình hình thực tế tại doanh nghiệp (đối với khách hàng doanh nghiệp) hoặc tại nơi khách hàng sinh sống và làm việc (đối với khách hàng cá nhân).

- Khai thác thông tin từ bên ngoài: Ngân hàng có thể thu thập thông tin từ các đối tác làm ăn của doanh nghiệp, từ các ngân hàng bạn mà doanh nghiệp đã từng quan hệ, tìm hiểu về khách hàng qua trung tâm tra cứu dữ liệu tín dụng của NHNN (CIC), từ các mối quan hệ mà chuyên viên tín dụng có được.

Tuy nhiên, vấn đề thu thập thông tin là một vấn đề hết sức khó khăn do phạm vi thu thập thông tin rộng, các kênh cung cấp thông tin không đầy đủ và khó tiếp

cận trong khi cán bộ thẩm định bị giới hạn về thời gian. Do vậy người thẩm định phải thường xuyên chú ý vấn đề thu thập và lưu trữ thông tin một cách khoa học những nghành nghề do mình phụ trách. Cán bộ tín dụng có thể đề xuất mua thông tin nhằm đảm bảo thu thập đủ thông tin và có chất lượng.

Khi khai thác các nguồn thông tin, cán bộ tín dụng tập trung đánh giá tính khớp đúng so với thông tin mà khách hàng cung cấp; uy tín khách hàng/ sản phẩm của khách hàng trên thị trường, đặc biệt là quan hệ tín dụng của khách hàng với ngân hàng khác.

Thực hiện chuyên môn hóa khách hàng, phân loiaj đối tượng khách hàng sẽ giúp tiện lợi hơn cho công việc thẩm định của cán bộ tín dụng, cũng như nâng cao trình độ tác nghiệp của cán bộ tín dụng, chuyên môn hóa phân công trách nhiệm cho cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, mở rộng nguồn cung cấp thông tin các cán bộ tín dụng sẽ xác minh được những thông tin chính xác, phục vụ cho việc thẩm định dự án đầu tư, giải ngân và theo dõi các khoản nợ của khách hàng. Từ đó, thực hiện giám sát, đôn đốc thu nợ đúng hạn,…nhằm gia tăng chất lượng ngắn hạn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đakrông, Quảng Trị (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)