Thực trạng cho vay ngắn hạn của ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đakrông, Quảng Trị (Trang 80)

Bảng 2.6: Tỷ trọng dư nợ cho vay theo thời gian của Agribank Đakrông

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 163.661 65 102.264 58 32.900 28

Trung và dài hạn 86.663 35 74.245 42 85.907 72

Tổng 250.324 176.509 118.807

(Nguồn:Báo cáo tài chính Agribank Đakrông trong ba năm 2010,2011,2012)

Qua bảng 2.6 ta thấy, dư nợ cho vay của Agribank Đakrông có xu huớng giảm trong 3 năm . Năm 2011, dư nợ cho vay đạt 176.509 triệu đồng, giảm 73.815 triệu đồng, tương đương giảm 29% so với năm 2010. Năm 2012, dư nợ cho vay đạt 118.807 triệu đồng, giảm 57.702 triệu đồng tương đương giảm 33% so với năm 2011.

Biểu đồ 2.5: Biểu đồ dư nợ cho vay theo thời ttrong 3 năm 2010-2012

Dư nợ ngắn hạn hạn chiếm đa số trong cơ cấu cho vay của ngân hàng. Điều này được thể hiện khi năm 2010, du nợ ngắn hạn chiếm 65%, giảm nhẹ khi năm

2011 là 60% và sang năm 2012 chiếm tỷ trọng 28%. Dư nợ trung và hài dạn chiếm tỷ lệ ít hơn khi năm 2010 và 2011 chưa tới 50%, năm 2012 chiếm 72%.

Nhìn chung xu hướng chung ở năm 2011 và 2012 là các chỉ tiêu dư nợ đều giảm. Năm 2011 là năm có nhiều biến động về lãi suất cho vay, việc này cũng phần nào làm ảnh hưởng đến hoạt động cho vay. Tháng 4/2011 với chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước về việc siết chặt lãi suất cho vay. Tháng 9/2011, Agribank áp dụng lãi suất ngắn hạn từ 17% đến 19%; đối với các khoản vay trung hạn, lãi suất áp dụng cho khách hàng là hộ sản xuất nông - lâm - ngư - diêm nghiệp tối thiểu là 18,5%/ năm, lãi suất áp dụng cho khách hàng thuộc đối tượng khác tối thiểu là 19,5%/ năm; đối với các khoản vay dài hạn, lãi suất áp dụng chung cho tất cả các khách hàng tối thiểu là 20,5%/ năm. Lãi suất ở mức cao chót vót làm hạn chế hoạt động cho vay của ngân hàng.

Nhìn vào bảng 2.6, có thể nhận thấy đang có sự dịch chuyển cơ cấu dư nợ trong ba năm 2010-2012, khi tỷ trọng cho vay ngắn hạn giảm dần, trong khi đó tỷ trọng cho vay trung và dài hạn tăng dần. Điều này có thể lý giải như sau: cho vay ngắn hạn theo hạn mức tín dụng được cấp của ngân hàng chủ yếu phục vụ nguồn vốn lưu động cho các doanh nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhưng trong những năm này, theo Nghị quyết 11/QĐ-CP của chính phủ về thắt chặt chi tiêu, ngân hàng đã tiến hành thực hiện theo chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước khi giảm lượng vốn cho doanh nghiệp vay, từ đó dẫn tới dư nợ ngắn hạn giảm dần. Bên cạnh đó, theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; ngân hàng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho các cá nhân, hộ sản xuất vay vốn. Với địa hình và điều kiện tự nhiên ở huyện Đakrông, các hộ sản xuất chủ yếu không trồng lúa nước và các cây công nghiệp ngắn ngày mà chăn nuôi gia súc, trồng các cây công nghiệp dài ngày nên hình thức vay trung và dài hạn được ưa thích hơn. Ngoài ra với các khoản vay phục vụ đời sống, áp dụng chủ yếu với các bộ công nhân viên chức với việc trả nợ bằng lương thì vốn vay có thời hạn trên 12 tháng nên hình thức vay trung hạn cũng được áo dụng nhiều mặc dừ lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn lãi suất cho vay trung hạn. Tóm lại, cá nhân và hộ sản xuất tập trung vay thời hạn trung hạn. Hình

thức vay ngắn hạn chỉ tập trung ở một số đối tượng: Hộ kinh doanh buôn bán hàng hóa thuộc trung tâm thị trấn, thị tứ Klang Krông và Tà Rụt; chi tiêu cho các cán bộ công nhân viên chức có thẻ thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng.

Bảng 2.7: Tỷ lệ dư nợ trên huy động của Agribank Đakrông

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng huy động 54.092 78.392 108.246 Tổng dư nợ 250.324 176.509 118.807 Dư Nợ ngắn han 163.661 102.264 32.900 Tổng dư Nợ/ Tổng huy động 463% 225% 110%

Dư Nợ ngắn han/ Tổng huy động 303% 130% 30%

(Nguồn:Báo cáo tài chính Agribank Đakrông trong ba năm 2010,2011,2012)

Nhìn vào bảng 2.7, ta thấy rằng chỉ tiêu Tổng dư nợ/Tổng huy động năm 2011 mặt dù đã giảm nhiều so với năm 2010 nhưng có giá trị rất cao ( 225%) Sang đến năm 2012, chỉ tiêu lai tiếp tục giảm nhưng vẫn ở mức trên 1 (110%).

Chỉ tiêu Dư nợ ngắn hạn/Tổng huy động cũng có xu hướng giảm mạnh khi năm 2011 là 130% (giảm 173%) và năm 2012 là 30% (giảm 70%)

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ dư nợ trên huy động của Agribank Đakrông trong 3 năm 2010-2012

Năm 2011:

Tổng dư nợ/Tổng huy động có giá trị cao với giá trị 225%. Chỉ tiêu này cho thấy trong tổng nguồn vốn huy động có tới 225% sử dụng để cho vay. Có nghĩa rằng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được không đủ để ngân hàng cho vay, vốn huy động tham gia vào cho vay rất ít và ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn của mình. Tuy nhiên với giá trị cao như vậy, chỉ tiêu này nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động tich cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động. Ngân hàng có thể tạo ra lợi nhuận cao vì lãi ngân hàng thu dược từ cho vay lớn hơn lãi ngân hàng phải trả cho tiền gửi.

Tổng dư nợ ngắn hạn/Tổng huy dộng là 130%. Điều này có nghĩa cứ 100 đồng vốn huy động được, chi nhánh chỉ sử dụng 130 đồng để cho vay ngắn hạn. Lượng vốn huy động của ngân hàng cũng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vay ngắn hạn. Trong khi các khoản huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn (từ 12 tháng trở xuống) và tiền gửi thanh toán, khi lãi suất biến động khả năng bị rút vốn trước hạn cao, ngân hàng lại phải trả lãi cho các khoản huy động và chi phí giao dịch, vì vậy việc nên nâng cao tỷ trọng vào các khoản cho vay ngắn hạn là cần thiết. Nó vừa giúp ngân hàng hạn chế rủi ro thanh toán và hạn chế rủi ro tín dụng.

Năm 2012:

Tổng dư nợ/Tổng huy động giảm mạnh (-115%) so với năm trước, nhưng vẫn ở mức cao hơn 1(110%). Lượng vốn huy động vẫn không đủ để đáp ứng cho vay nhưng ngân hàng vẫn thực hiện hoàn thành tốt việc tạo ra lợi nhuận từ phần vốn huy động và nguồn vốn cấp trên mặc dù không được như năm trước.

Tổng dư nợ ngắn hạn/Tổng huy động là 30%, giảm 100% so với năm trước. Ở năm này, ngân hàng sử dụng 30% vốn huy động để cho vay ngắn hạn, còn lại 70% cho vay trung và dài hạn. Ngân hàng vẫn nên cố gắng gia tăng tỷ trọng vay ngắn hạn để hạn chế rủi ro thanh khoản và tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đakrông, Quảng Trị (Trang 80)