Tình hình nợ xấu ngắn hạn tại ngân hàng:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đakrông, Quảng Trị (Trang 97)

Bảng 2.15: Tình hình nợ xấu của Agribank Đakrông trong 3 năm 2010 – 2012

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Tổng dư nợ xấu (nhóm 3,4,5) 1.530 1.930 2.973

Tổng dư nợ 250.324 176.509 118.807

Tỷ lệ nợ xấu 0,61% 1,1% 2,5%

(Nguồn:Báo cáo tài chính Agribank Đakrông trong ba năm 2010,2011,2012)

Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng dần qua các năm khi năm 2010 là 0,61%, năm 2011 tăng lên đến 1,1% (+0,49%) nhưng đến năm 2012, tỷ lệ này lại tăng đến 2,5% (+1,3%). Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng trong ba năm thấp, thấp hơn tỷ lệ an toàn là 3%. Từ đó, cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện. Hoặc cũng có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi các phân loại nợ. Tuy nhiên xu hướng tăng lên lại là một báo động về tình hình nợ xấu và chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng.

Bảng 2.16: Cơ cấu Nợ xấu của Agribank Đakrông trong 3 năm 2010 – 2012

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng dư nợ xấu ngắn hạn 459 579 892

Tổng dư nợ xấu trung và dài hạn 1.071 1.351 2.081

Tổng dư nợ xấu 1.530 1.930 2.973

Trong ba năm 2010-2012, ta thấy nợ xấu ngắn hạn có xu hướng tăng. Năm 2010, nợ xấu ngắn hạn chỉ chiếm 10% tổng nợ xấu, tương đuơng 459 triệu đồng. Nhưng đến năm 2011, nợ xấu ngắn hạn tăng đạt 579 triệu đồng, và chiếm 30% tổng dư nợ xấu. Sang đến năm 2012, tổng dư nợ xấu ngắn hạn lại có xu hướng tăng mạnh hơn, đạt giá trị 892 triệu đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2011.

Đánh giá chung tình hình nợ xấu của ngân hàng trong ba năm, cả nợ xấu ngắn hạn hay trung và dài hạn đều có xu hướng tăng qua ba năm. Sự gia tăng về nợ xấu là một dấu hiệu không tốt cho ngân hàng. Bên cạnh đó, nợ xấu trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ xấu. Nợ xấu trung và dài hạn lại có tính rủi ro cao hơn khi chịu nhiều biến động khác nhau của các yểu tố: thời gian, sự tăng trưởng kinh tế, lạm phát,...nên làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng.

Biểu đồ 2.13: Cơ cấu Nợ xấu của Agribank Đakrông trong 3 năm 2010 – 2012

Nợ xấu cao luôn là nguy cơ đối với ngân hàng, bởi các khoản nợ xấu sẽ làm gia tăng gánh nặng chi phí cho ngân hàng trong khi nguồn thu không đủ bù đắp, từ đó dẫn đến chỗ ngân hàng thua lỗ. Như đã phân tích, trong giai đoạn 2012-2012 tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng vẫn nằm trong ngưỡng an toàn. Tuy nhiên nợ xấu lại có xu hướng gia tăng. Để có thể hạn chế rủi ro, giảm tỷ lệ nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn cần đưa ra những giải pháp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng

tín dụng ngắn hạn, vì vậy cần xem xét những nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn tại Agribank Đakrông những năm vừa qua:

Phân theo đối tượng khách hàng:

Bảng 2.17: Cơ cấu nợ xấu ngắn hạn phân theo khách hàng của Agribank Đakrông trong 3 năm 2010 – 2012

ĐVT:triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Tỷ trọng Năm 2011 Tỷ trọng Năm 2012 Tỷ trọng (%) (%) (%) Công ty cổ phần 321 70 472 82 719 81 Công ty TNHH 78 17 82 14 75 8 Cá nhân, hộ gia đình 60 13 25 4 98 11 Tổng nợ xấu ngắn hạn 459 100 579 100 892 100

(Nguồn:Báo cáo tài chính Agribank Đakrông trong ba năm 2010,2011,2012)

- Công ty cổ phần: vẫn luôn là thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng nợ xấu lớn nhất trong 3 năm. Năm 2010, dư nợ xấu ngắn hạn của CTCP là 321 triệu đồng, chiếm đến 70% tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn. Năm 2011, chỉ tiêu này có xu hướng tăng khi đạt giá trị 472 triệu đồng và chiếm 82%. Đến năm 2012, đạt 719 triệu đồng, và chiếm 81%. Qua ba năm, giá trị tuyệt đối cũng như tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn đều có xu hướng tăng .

Cũng như dư nợ quá hạn ngắn hạn của đối tượng công ty cổ phần, dư nợ xấu ngắn hạn cũng tăng dần qua ba năm. Điều này cho thấy, các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày cũng chiếm phần lớn và được đưa vào mục nợ xấu của ngân hàng. Mặc dù các công ty cổ phần nhận thấy được vấn đề này nhưng đứng trước những nhân tố bất khả kháng khác như khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh,..xảy ra trong thời gian này thì việc hoàn trả nợ đúng hạn cũng là một vấn đề khó. Bên cạnh đó, không thể không nói đên các công ty cổ phần này, với sự hạn chế trong năng lực quản lý kinh doanh; tình hình tài chính của doanh nghiệp không minh bạch, yếu kém. Qui mô vốn chủ sở hữu nhỏ bé, cơ cấu tài chính thiếu cân đối; công tác quản lý tài chính - kế toán tùy tiện, mang tính đối phó dẫn đến thông tin ngân hàng có được khi lập các bảng phân tích tài chính, đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp không chính xác, chỉ hình thức, không thực tế, sai lệch quá nhiều và rủi ro xãy ra là đương nhiên.

Đứng trước tình hình đó, cần tăng cường hơn nữa việc quản lý nợ vay đối với đối tượng khách hành này. Bên cạnh đó cần hạn chế hơn nữa việc cho CTCP vay mặc dù đây được xem là các khách hàng truyền thống. Việc để dư nợ quá hạn tăng trưởng mạnh hàng năm như vậy là điều không nên và chi nhánh cần có những biện pháp xử lý để giảm bớt tỷ lệ nợ quá hạn ở loại hình doanh nghiệp này.

- Công ty TNHH: là thành phần kinh tế có dư nợ quá hạn ngắn hạn đứng thứ 2,nhưng chỉ chiếm giá trị rất thấp trong cả ba năm. Từ đó cho thấy đối tượng khách hàng này chú trọng tới công tác trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên, giá trị dư nợ của Công ty TNHH lại không biến động mấy trong 3 năm: Năm 2010, dư nợ là 78 triệu đồng, chiếm 17% trong tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn. Năm 2011 là 82 triệu đồng, chiếm 14% và năm 2012 đạt giá trị 75 triệu đồng, chiếm 8%.

Như đã phân tích, dư nợ quá hạn ngắn hạn của các công ty TNHH tăng dần qua các năm nhưng với sự quan tâm, chú trọng và tăng cường trả nợ đối tượng khách hàng này đã hạn chế được dư nợ xấu. Đây là một dấu hiệu tốt đối với các công ty TNHH và ngân hàng. Tuy nhiên, vấn đề tăng dư nợ xấu của loại hình doanh nghiệp này cũng cần được quan tâm nhằm hạn chế hơn nữa, nhằm tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng.

- Cá nhân, hộ gia đình cũng là một đối tượng nhận được sự quan tâm trong ngân hàng. Với những chính sách ngân hàng thực hiện theo chủ trương của Nhà nước thì ta có thể nhận thấy rằng dư nợ của đối tượng này tăng dần trong ba năm. Tuy nhiên với chỉ tiêu dư nợ quá hạn lại có những thay đổi đáng báo động. Năm 2010, dư nợ quá hạn ngắn hạn là 60 triệu đồng, năm 2011 giảm còn lại 25 triệu đồng, đến năm 2012 lại tăng lên đến 98 triệu đồng. Việc tăng nhanh này vì điều kiện kinh tế khó khăn kèm theo trình độ dân trí chưa cao dẫn tới việc sử dụng vốn không hiệu quả, vòng quay vốn thấp. Các khoản nợ quá hạn được chuyển vào mục nợ xấu. Việc gia tăng ở năm 2012 này là một dấu hiệu không tốt, ngân hàng cần chú trọng hơn trong việc cho vay, theo dõi tình hình sử dụng vốn với đối tượng khách hàng này. Bên cạnh đó, cần tăng cường các chính sách về việc hướng dẫn người dân sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả, trả nợ đúng thời hạn.

Phân theo ngành kinh tế:

Bảng 2.18: Cơ cấu nợ xấu ngắn hạn phân theo ngành kinh tế của Agribank Đakrông trong 3 năm 2010 – 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Tỷ trọng Năm 2011 Tỷ trọng Năm 2012 Tỷ trọng (%) (%) (%)

Nông nghiệp và Lâm nghiệp 201 44 318 55 573 64

Xây dựng 52 11 59 10 67 8

Thương mại 61 13 52 9 41 5

Ngành khác 145 32 150 26 211 24

Tổng nợ quá hạn ngắn hạn 459 100 579 100 892 100

(Nguồn:Báo cáo tài chính Agribank Đakrông trong ba năm 2010,2011,2012)

Nhìn vào bảng 2.18, ta thấy rằng ngành Nông nghiệp và Lâm nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng trong cả 3 năm. Năm 2010, dư nợ là 201 triệu đồng (chiếm 44%), năm 2011 là 318 triệu đồng (chiếm 55%) và năm 2012 là 573 triệu đồng (chiếm 64%).

Biểu đồ 2.15: Cơ cấu nợ xấu ngắn hạn phân theo ngành kinh tế của Agribank Đakrông trong 3 năm 2010 – 2012

Trong cơ cấu dư nợ ngắn hạn, ngành Nông nghiệp và lâm nghiệp cũng chiếm tỷ trọng cao nhưng giá trị tuyệt đối lại giảm dần qua các năm. Dư nợ xấu lại có xu hướng tăng vào năm 2012. Với điều kiện tự nhiên khó khăn và trình độ dân trí thấp làm hạn chế khả năng kinh doanh của người dân. Bên cạnh đó, với tình hình lạm phát cao, chi phí sản xuất kinh doanh tăng làm hiệu quả sử dụng vốn trong ngành giảm đi. Bên cạnh đó ngành Nông lâm ngư nghiệp còn chịu nhiều ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên, thiên nhiên như: khí hậu thay đổi thất thường, thiên tai, lũ lụt, hạn hán,…Từ đó các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp hoạt động trong ngành kinh tế này chưa chủ động được trong việc trả nợ đúng hạn. Các khoản nợ quá hạn ngắn hạn lại tiếp tục chuyển vào mục nợ xấu để quản lý khi thời gian quá hạn trên 90 ngày. Vấn đề giải quyết dư nợ quá hạn trong ngành kinh tế này là vấn đề cần nhận được sự chú trọng từ ngân hàng khi nó chiểm tỷ lệ khá cao trong tổng dư nợ xấu của ngân hàng.

Đối với ngành xây dựng, việc cắt giảm đầu tư công đột ngột năm 2009 làm cho các doanh nghiệp trong ngành xây dựng, vật liệu xây dưng điêu đứng. Thêm vào đó hoạt động xây dựng cũng chỉ có quy mô nhỏ như xây nhà ở cho cá nhân và hộ gia đình nên hoạt động xây dựng cũng bị ảnh hưởng. Biểu hiện khi dư nợ xấu ngắn hạn cứ tiếp tục tăng trong 3 năm. Năm 2010 là 52 triệu đồng, năm 2011 là 59 triệu đồng và năm 2012 là 61 triệu đồng.

Dư nợ quá hạn ngắn hạn trong ngành thương mại lại có xu hướng giảm theo thời gian. Hoạt động thương mại chủ yếu là kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ của các cá nhân, hộ gia đình. Với chủ trương, chính sách phát triển là tăng cường cho vay với đối tượng cá nhân, hộ gia đình đã có kết quả tốt khi nguồn vốn vay được sử dụng có hiệu quả. Dư nợ quá hạn ngắn hạn giảm dần: năm 2010 dư nợ là 61 triệu đồng, năm 2011 là 52 triệu đồng và năm 2012 là 41 triệu đồng. Sự sụt giảm của chỉ tiêu dư nợ quá hạn trong ngành kinh tế này được xem như là một ưu điểm của ngân hàng.

Các ngành kinh tế khác lại có dư nợ quá hạn ngắn hạn tăng dần qua các năm: năm 2010 là 145 triệu đồng (chiếm 32%), năm 2011 là 150 triệu đồng (chiếm 26%) và năm 2012 tăng lên 211 triệu đồng (chiếm 24%). Việc tăng lên về giá trị và tỷ trong như thế này là vấn đề đáng lo ngại. Ngân hàng cần có biện pháp để hạn chế dư nợ quá hạn trong các ngành kinh tế khác. Trước tiên là sự phân ngành kinh tế rõ hơn nữa để tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc, các rủi ro,..từ đó đưa ra các biện pháp để xử lý kịp thời.

Với việc tìm hiểu cơ cấu dư nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng, ngành kinh tế ta nhận thấy rằng nợ xấu ngắn hạn tồn tại chủ yếu ở đối tượng công ty cố phần và trong ngành Nông nghiệp và lâm nghiệp. Ngân hàng cần hạn chế cho vay, tăng cường các khâu như: thẩm định dự án đầu tư, , tăng cường tư vấn khách hàng, theo dõi và quản lý nguồn vốn cho vay và thu hồi nợ đối với những đối tượng khách hàng và hoạt động trong lĩnh vực kinh tế này để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đakrông, Quảng Trị (Trang 97)