Công tác cho vay

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đakrông, Quảng Trị (Trang 62)

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ của Agribank Đakrôngtrong 3 năm 2010-2012

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 ± % ± %

1. Phân theo thời gian

Ngắn hạn 163.661 102.264 32.900 (61.397) (38) (69.364) (68) Trung hạn 85.903 73.528 85.349 (12.375) (14) 11.821 16

Dài hạn 760 717 558 (43) (6) (159) (22)

2. Phân theo thành phần kinh tế

DN sản xuất

kinh doanh 194.848 125.366 52.232 (69.482) (36) (73.134) (58) Hộ gia đình, cá

nhân 55.476 51.143 66.575 (4.333) (8) 15.432 30

3. Phân theo tính chất nguồn vốn

Cho vay theo lãi suất thỏa

thuận 246.878 174.621 118.095 (72.257) (29) (56.526) (32) Các dự án

UTĐT 3.055 1.847 712 (1.208) (40) (1.135) (61)

Cho vay giảm

lãi 391 41 0 (350) (90) (41) (100)

Tổng 250.324 176.509 118.807 (73.815) (29) (57.702) (33)

(Nguồn:Báo cáo tài chính Agribank Đakrông trong ba năm 2010,2011,2012)

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một ngân nào. Nhờ cho vay mà ngân hàng tạo ra nguồn thu nhập bù đắp các khoản chi phí và thu về lợi nhuận. Hiểu được điều này, ban lãnh đạo Agribank Đakrông rất chú trọng đến công tác cho vay, luôn đề ra mục tiêu chủ động tăng trưởng dư nợ.

Tuy nhiên, nhìn vào bảng 2.2 ta thấy, dư nợ cho vay của Agribank Đakrông lại có xu huớng giảm trong 3 năm. Năm 2011, dư nợ cho vay đạt 176.509 triệu đồng, giảm 73.815 triệu đồng, tương đương giảm 29% so với năm 2010. Năm 2012, dư nợ cho vay đạt 118.807 triệu đồng, giảm 57.702 triệu đồng tương đương giảm 33% so với năm 2011.

Như chúng ta thấy rằng, giai đoạn 2010-2012 tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, với mức lạm phát cao, giá vàng thay đổi thất thường và những biến động của lãi suất. Với những điều kiện không mấy thuận lợi như vậy, các tổ chức và cá nhân thận trọng, e dè và hạn chế đầu tư hơn so với những thời điểm kinh tế phát triển. Các doanh nghiệp không đầu tư mở rộng dự án đầu tư nữa mà cố gắng tập trung quản lý hiệu quả công tác sản xuất, kinh doanh của mình.

Bên cạnh đó, trong những năm này, theo Nghị quyết 11/QĐ-CP của chính phủ về thắt chặt chi tiêu, ngân hàng đã tiến hành thực hiện theo chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước khi giảm lượng vốn cho doanh nghiệp vay nhằm hạn chế rủi ro. Bên cạnh đó, theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; ngân hàng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho các cá nhân, hộ sản xuất vay vốn. Với địa hình và điều kiện tự nhiên ở huyện Đakrông, các hộ sản xuất chủ yếu không trồng lúa nước và các cây công nghiệp ngắn ngày; kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ ở 2 vùng thị trấn, thị tứ Krông Klang và Tà Rụt. Với những hoạt động kinh doanh đó, cùng với trình độ hiểu biết chưa cao của người dân thì việc vay một lượng vốn lớn là rất hiếm. Lượng vốn cho cá nhân, hộ sản xuất vay chỉ có giá trị nhỏ so với lượng vốn cho các doanh nghiệp vay để sản xuất kinh doanh và mở rộng đầu tư.

Một đặc điểm đáng chú ý ở đây là mặt dù lượng vốn huy động của ngân hàng ngày càng tăng thì dư nợ qua 3 năm lại có xu hướng giảm. Điều này có thể lý giải khi nhìn vào bảng 2.1 và bảng 2.2, lượng vốn huy động không đủ để ngân hàng cho vay mà ngân hàng chủ yếu sử dụng vốn của cấp trên đề phục vụ cho hoạt động tín dụng của mình.

Phân theo thời gian dư nợ:

Nhìn vào bảng 2.2 ta có thể thấy rằng, dư nợ dài hạn chiếm tỷ trọng rât nhỏ trong tổng dư nợ của ngân hàng, tỷ trọng dư nợ dài hạn chiếm 0,3% ở năm 2010, chiếm 0,4% ở năm 2011 và năm 2012 là 0,5%. Bên cạnh đó, dư nợ dài hạn có xu hướng giảm dần qua 3 năm khi năm 2010 là 760 triệu đồng, năm 2011 là 717 triệu đồng và đến năm 2012 là 558 triệu đồng.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ phân theo thời gian dư nợ

Trong khi đó, hoạt động cho vay ngắn hạn chiếm đa số trong cơ cấu cho vay của ngân hàng. Điều này được thể hiện khi năm 2010, dư nợ ngắn hạn chiếm 65% tổng dư nợ, giảm nhẹ khi năm 2011 là 60% và sang năm 2012 chiếm tỷ trọng 28%. Dư nợ ngắn hạn năm 2010 là 163.661 triệu đồng, đến năm 2011 còn lại bằng 102.264 triệu đồng (-38%) và đến năm 2012, dư nợ ngắn hạn chỉ còn lại 32.900 triệu đồng (-68%).

Đứng trước xu hướng giảm dần của dư nợ ngắn hạn và dài hạn thì dư nợ trung hạn lại biến động khác nhau khi năm 2011, giảm còn 73.528 triệu đồng (- 14%) và đến năm 2012 lại tăng 16% có giá trị là 85.349 triệu đồng.

Nhìn chung xu hướng chung ở năm 2011 và 2012 là các chỉ tiêu dư nợ đều giảm. Năm 2011 là năm có nhiều biến động về lãi suất cho vay, việc này cũng phần

nào làm ảnh hưởng đến hoạt động cho vay. Tháng 4/2011 với chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước về việc siết chặt lãi suất cho vay. Tháng 9/2011, Agribank áp dụng lãi suất ngắn hạn từ 17% đến 19%; đối với các khoản vay trung hạn, lãi suất áp dụng cho khách hàng là hộ sản xuất nông - lâm - ngư - diêm nghiệp tối thiểu là 18,5%/ năm, lãi suất áp dụng cho khách hàng thuộc đối tượng khác tối thiểu là 19,5%/ năm; đối với các khoản vay dài hạn, lãi suất áp dụng chung cho tất cả các khách hàng tối thiểu là 20,5%/ năm. Lãi suất ở mức cao chót vót làm hạn chế hoạt động cho vay của ngân hàng.

Đến năm 2012, theo chỉ thị của NHNN, Agribank đồng loạt giảm lãi suất cho vay bằng VND với mức giảm bình quân 1,0%-1,5%/năm đối với mọi đối tượng khách hàng vay vốn. Bên cạnh đó, Agribank Đakrông tiếp tục thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, đầu tư phát triển kinh tế vườn theo nghị quyết của Huyện ủy nên dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 117,3 tỷ đồng, chiếm 98,8%/TDN. Với hoạt động nông nghiệp, nông thôn như vậy thì các khoản vay trung hạn sẽ đáp ứng được các yêu cầu cần thiết về quy mô vốn, thời gian đáo hạn để phục vụ sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, trong năm này dư nợ trung hạn tăng lên, nhưng mức tăng này không ảnh hưởng nhiều đên tổng dư nợ vì nó chỉ đạt gí trị nhỏ hơn nhiều so với mức sụt giảm của dư nợ ngắn hạn và dài hạn, vi vậy chỉ tiêu tổng dư nợ vẫn giảm 57.702 triệu đồng (-33%).

Phân theo thành phần kinh tế: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2011-2012, Agribank Đakrông đã đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế trên địa bàn, đặt biệt ưu tiên đầu tư cho hộ sản xuất và các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo chủ trương của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

Tiếp tục đầu tư đến hộ sản xuất theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, đầu tư phát triển kinh tế vườn. Tiếp tục thực hiện đầu tư mở rộng kinh doanh đối với hộ kinh doanh dịch vụ. Cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài địa bàn thi công các công

trình trên địa bàn. Tiếp tục cho vay phục vụ đời sống đối với cán bộ nhân viên, hưu trí, bộ đội và giáo viên trên địa bàn vùng núi khó khăn này. Ngoài ra, thực hiện cho vay thu mua và chế biến cà phê xuất khẩu đối với công ty cổ phần Thái Hòa Quảng Trị.

Với những chính sách như vậy, dư nợ của hộ gia đình, cá nhân chỉ giảm nhẹ 8% ở năm 2011 và sang đến năm 2012 đã có sự gia tăng đáng kể với mức 15.432 triệu đồng (tăng 30%). Qua đó cho thấy Agribank Đakrông đang thực hiện đúng chính sách, nghi định của Chính phủ, nghị quyết của huyện nhà. Chỉ tiêu dư nợ của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giảm dần qua 2 năm; năm 2011 giảm 69.482 triệu đồng (-36%) và năm 2012 lại giảm 73.134 triệu đồng (-58%). Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế đang có sự dịch chuyển theo thời gian.

Phân theo tính chất nguồn vốn:

Huyện Đakrông là một tỉnh thuộc vùng đặc biệt khó khăn nên phân theo tính chất nguồn vốn, dư nợ có ba loại: dư nợ cho vay theo lãi suất thỏa thuận, các dự án UTĐT, cho vay giảm lãi. Theo xu hướng của chỉ tiêu tổng dư nợ mà các chỉ tiêu dư nợ theo tính chất nguồn vốn cũng giảm theo thời gian.

Ngân hàng đẩy nhanh quá trình giải ngân vốn các chương trình dự án. Đến 31/12/2010 dư nợ cho vay UTĐT đạt 3.055 triệu đồng. Trong đó:

- Dự án ADB- Tín dụng nông thôn :907 triệu đồng (đạt 90,7% kế hoạch) - Dự án ADB- Giảm nghèo Miền Trung: 2.148 triệu đồng (đạt 76,5% kế hoạch) Đến năm 2011, dư nợ các dự án UTĐT giảm 1.208 triệu đồng (-40%) và năm 2012 giảm 1.920 triệu đồng (-270%). Từ đó cho thấy qua thời gian là 2 năm, những dự án này đã tự ổn định về nguồn vốn, có những kết quả mong đợi và hạn chế sử dụng vốn vay từ ngân hàng.

Dư nợ cho vay giảm lãi năm 2010 là 391 triệu đồng, đến năm 2011 giảm 29% còn lại 41 triệu đồng và đến năm 2012, ngân hàng đưa chỉ tiêu này về bằng 0.

Tóm lại, trong thời kỳ kinh tế khó khăn nhưng công tác cho vay của chi nhánh trong 3 năm 2010-2012 đạt được những điểm tích cực:

- Chi nhánh đa dạng hóa các thời hạn cho vay, phục vụ mọi nhu cầu vay vốn của mọi đối tượng khách hàng.

- Chi nhánh đã thực hiện đúng chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, theo Nghị quyết 11/QĐ-CP của chính phủ về thắt chặt chi tiêu, ngân hàng đã tiến hành thực hiện giảm lượng vốn cho doanh nghiệp vay nhằm hạn chế rủi ro. Bên cạnh đó, theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; dư nợ của cá nhân, hộ sản xuất tăng dần. - Chi nhánh nhanh chóng nhận thấy những rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó giảm dư nợ các doanh nghiệp nhằm giảm rủi ro tín dụng.

- Đẩy nhanh giải ngân cho các dự án ưu tiên đầu tư (Dự án ADB- Tín dụng nông thôn; Dự án ADB- Giảm nghèo Miền Trung,..), cho các đối tượng vay giảm lãi nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu về vốn cho khách hàng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều tốn tại ở chi nhánh cần quan tâm như: - Tổng dư nợ của ngân hàng giảm dần ở năm 2011 và năm 2012, từ đó lượng tiền ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế cũng giảm đi. Từ đó cho thấy ngân hàng chưa thực sự quan tâm đến việc mở rộng, tiếp thị khách hàng; nghiệp vụ cán bộ công nhân viên chưa được chuyên nghiệp. Vấn đề nguồn lực rất quan trọng đối với hoạt dộng của các tổ chức nói chung và chi nhánh nói riêng. Vì vậy, tăng cường đào tạo cán bộ nhân viên là việc rất quan trọng và cần được quan tâm đúng mức.

- Như đã phân tích, nguồn vốn huy động chủ yếu có kỳ hạn ngắn nên chi nhánh khó khăn trong việc cho vay trung và dài hạn. Từ đó dẫn tới tỷ trong dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ còn thấp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đakrông, Quảng Trị (Trang 62)