HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA CÁC CƠ QUAN HAÌNH CHÍNH NHAÌ NƯỚC.

Một phần của tài liệu tot nghiep luat hue tx (Trang 39)

CỦA CÁC CƠ QUAN HAÌNH CHÍNH NHAÌ NƯỚC.

Các cơ quan hành chính Nhà nước, thực hiện pháp chế và kỉ luật trong hệ thống hành pháp thông qua kiểm tra thẩm quyền chung: Thanh tra Nhà nước, giám sát của trọng tài kinh tế, kiểm tra chức năng và nội bộ của các cơ quan.

1. Thanh tra kiểm tra của các cơ quan hành chính Nhà nước thẩm quyền chung:

Thanh tra, kiểm tra là chức năng quan trọng của Chính phủ và Ủy Ban Nhân dân các cấp (cơ quan quản lý thẩm quyền chung). Hoạt động thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền chung bao gồm mọi vấn đề thuộc mọi ngành, mọi lĩnh vực, có thể tiến hành thường xuyên hoặc đột xuất khi phát hiện vi phạm.

Hình thức Thanh tra, kiểm tra gồm: Xem xét báo cáo của cơ quan bị thanh tra, tổ chức các đoàn thanh tra hoặc thông qua thanh tra Nhà nước, thanh tra Bộ.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra có thẩm quyền chung có tính quyền lực cao, bắt buộc các cơ quan bị thanh tra, kiểm tra phải thi hành, đình chỉ, sửa đổi và bãi bỏ văn bản của họ; thực hiện kỉ luật đối với các chức vụ, với các cơ quan, tổ chức và đơn vị trực thuộc. 2. Thanh tra Nhà nước:

Hoạt động thanh tra Nhà nước được thực hiện bằng hai hệ thống: Hệ thống thanh tra của Chính phủ, thanh tra Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Ủy Ban Nhân dân cung cấp và hệ thống thanh tra nội bộ của Bộ, Tỉnh, thành phố, Hệ thống thanh tra Bộ, Sở có hai loại: Thanh tra chức năng và thanh tra nội bộ cơ quan. Theo pháp lệnh thanh tra 01/6/1990, toàn bộ hoạt động thanh tra Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc trực thuộc hai chiều: Trực thuộc hệ thống Tổng thanh tra Nhà nước và Trưởng hoặc Ủy Ban Nhân dân. Đối với thanh tra Sở còn một chiều trực thuộc nữa là trực thuộc thanh tra Bộ.

Pháp lệnh thanh tra quy định tổ chức thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn chung, có quyền hạn cụ thể của cơ quan Thanh tra Nhà nước và Thủ trưởng các cơ quan đó quy định cụ thể thủ tục thanh tra.

Đối với tổ chức Thanh tra Nhà nước theo chế độ Thủ trưởng, tăng cường quyền hạn cho thanh tra, quy định thủ tục thanh tra đã góp phần quan trọng bảo đảm pháp chế và kỉ luật trong hoạt động hành pháp.

3. Kiểm tra chức năng và kiểm nội bộ:

- Kiểm tra chức năng là hoạt động kiểm tra do các cơ quan quản lý ngành và quản lý chức năng (Cơ quan ngang bộ) thực hiện đối với việc chấp hành pháp luật và quy định quản lý thuộc phạm vi chức năng Nhà nước giao Bộ quyền quản lý thống nhất trong cả nước. Các cơ quan thực hiện kiểm tra chức năng có quyền ra quy định, đình chỉ, bãi bỏ quyết định trái pháp luật của cơ quan đó, không có quyền áp dụng các chế tài kỹ luật, phạt hành chính, trừ trường hợp cơ quan chức năng đó có tư cách là cơ quan Thanh tra Nhà nước chuyên ngành. Trong trường hợp có tranh chấp giữa cơ quan kiểm tra chức năng và đối tượng bị kiểm tra thì đối tượng phải thực hiện quyết định của cơ quan kiểm tra, nhưng có quyền kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giải quyết tranh chấp giữa Bộ với ủy ban Nhân dân các Tỉnh) hoặc Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp trên (tranh chấp với các cấp, các ngành cấp dưới).

- Kiểm tra nội bộ là nhiệm vụ của bất kỳ cơ quan quản lý nào. Khái niệm kiểm tra nội bộ là kiểm tra nội bộ một ngành một cơ quan tổ chức nên hoạt động này có tính trực thuộc cao và phạm vi kiểm tra bao quát mọi vấn đề, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan cấp dưới. Thủ tướng cơ quan đó có thể trực tiếp kiểm tra hoặc lập ra tổ chức giúp thủ tướng kiểm tra. Khi tiến hành kiểm tra Thủ tướng cơ quan hoặc tổ chức kiểm tra có quyền áp dụng các hình thức và biện pháp xử lý thuộc thẩm quyền./.

Một phần của tài liệu tot nghiep luat hue tx (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w