CÁN BỘ CÔNG CHỨC NHAÌ NƯỚC

Một phần của tài liệu tot nghiep luat hue tx (Trang 30 - 31)

3. Cơ quan hànhchính Nhà nước ở địa phương:

CÁN BỘ CÔNG CHỨC NHAÌ NƯỚC

Trong bộ máy nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị của một quốc gia nói chung, đội ngũ cán bộ, công thức có một vị trí vai tro vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến hiệu lực hoạt động của bộ máy nhà nước và của các thiết chế khác trong hệ thống chính trị. Do có tầm quan trọng dặc biệt như vậy nên ngay từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đén nay, Đảng và nhà nước ta luôn luôn coi trọng công tác cán bộ, công chức cả trong đường lối chủ trương chính sách, pháp luật cũng như trong thực tiễn xây dựng, cũng cố phát triển đội ngủ cán bộ, công chức.

Điều đặc biệt đáng chú ý là ngay từ thời kỳ đầu của chính quyền cách mạng, nhất là sau khi có Hiến pháp đầu tiên của nước Việt nam Dân Chủ Cộng Hoà, Hiến pháp 1946 đã có một số văn bản pháp luật quy định về các bộ, công chức, mở đâu cho việc hình thành quy chế pháp lý về cán bộ, công chức.

Văn bản pháp luật quan trọng, có tình chính quy, điều chỉnh một cách tập trung các vấn đề, nội dung cán bộ, viên chức trong giai đoạn đầu là sắc lệnh số 76/SL do chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành ngày 20/5/1950. theo sắc lệnh này, công chức là công dân Việt nam được chính quyền cách mạng tuyển bổ, giữ một chức cụ thường xuyên trong cơ quan của Chính phủ. Cùng với việc đưa ra quan niện công chức như trên ( nhiều quốc gia trên thế giới cũng có quan niệm công chức tương tự) một loạt các chế định quan trọng khác về cán bộ, công chức cũng được nghi nhận như thế chế định về công vụ, tuyển dụng, thăng tiến, lương bổng, hưu trí, khen thưởng, kỷ luật...

Tuy nhiên, do hoành cảnh chiến tranh, do yêu cầu của công cuộc kháng chiến, kiến quốc và kể cả sau này trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các quy định trên đây không áp dụng được. Công tác cán bộ, công chức trong gia đoạn này chủ yếu dựa vào các chủ trương, chính sách của Đảng mà xây dựng phát triển. Đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước được tuyển dụng, bổ nhiệm những người xuất thân từ tầng lớp công, nông, binh, được tôi luyện trưởng thành từ các phong trào, các hoạt động kháng chiến, kiến quốc. Các văn bản pháp luật trong giai đoạn này thường quy định những vấn đề cụ thể nhưng thiếu đồng bộ, thiếu tập trung.

Đến năm 1991, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, trước những đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng chính quy, hiện đại phù hợp với tình hình cách mạng mới, Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ) đã ban hành nghị định số 169/HĐBT ngày 25/5/1991 về công chức. Theo nghị định này, quan niệm về công chức được mở rộng hơn ( so với Sắc lệnh 76/SL ngày 18/5/1950). Công chức Nhà nước là công dân Việt Nam được tuyển dụng và bổ nhiệm làm một công vụ thường xuyên trong một cong sở của Nhà nước ở trung ương hay địa phương, trong nước hay ngoài nước, đã được xếp vào một ngạch hưởng lương do Ngân sách Nhà nước cấp.

Nghị định trên đã xác định phạm vi công chức bao gồm các đối tượng sau:

-Những người làm việc trong cơ quan hành chính Nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.

-Những người làm việc trong các Đại sứ quán, lãnh sự quán của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

-Những người làm việc trong các trường học, bệnh viện, cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của Nhà nước hưởng lương từ ngân sách.

-Nhân viên dân sự làm việc trong các cơ quan bộ quốc phòng.

-Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyểntong bộ máy của văn phòng Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp.

-Những trường hợp cụ thể khác do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quy định. Đặc biệt hơn là ngày 26/2/1998 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh cán bộ, công chức và được Chủ tịch nước công bố ngày 09/3/2000PL-UBTVQG ngày 28/4/2000.

Cùng với nhiều văn bản pháp luật khác việc ban hành pháp lệnh cán bộ công chức đánh dấu một bước phát triển quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho việc ngày càng hoàn thiện quy chế pháp lý hành chính của cán bộ, công chức nước ta.

Khái niệm cán bộ, công chức : 1) Định nghĩa:

Cán bộ, công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách.

Theo định nghĩa trên, cán bộ, công chức có ba dấu hiệu cơ bản sau:

a) Là công dân Việt Nam. b) Trong biên chế.

c) Hưởng lương từ ngân sách.

* Một số từ ngữ liên quan đến khái niệm cán bộ, công chức:

1-“Nghạch” chỉ chức danh công chức. Mỗi nghạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có tiêu chuẩn riêng.

2-“Bậc” là chỉ số tiền lương trong nghạch.

3-“Nâng bậc” là nâng từ ngạch thấp lên nghạch cao. 4-“Chuyển nghạch” là chuyển từ nghạch công chức theo ngành chuyên môn này sang ngạch công chức ngành chuyên môn khác có trình dộ tương đương.

5-“Tuyển dụng” là việc tuyển người vào cơ quan Nhà nước sau khi đạt kết quả của kỳ thi tuyển.

6-“Bổ nhiệm” là quyết định xếp nghạch công chức chính thức cho người đạt yêu cầu tập sự, người đạt kỳ thi nâng ngạch và công chức lãnh đạo.

7-“Cơ quan tuyển dụng công chức” là cơ quan trực tiếp quản lý và tổ chức cho công chức đó làm việc.

8-“Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức” là cơ quan được phân cấp để quản lý các ngạch công chức. 9-“Điều động” là chuyển công chức từ cơ quan, đơn vị này sang làm việc ở một cơ quan, tổ chức, đơn vị khác. 10-“Biệt phái” là việc cử công chức đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong một thời hạn nhất định theo yêu cầu nhiệm vụ, công vụ.

11-“Thời gian tập sự” là thời gian mà người được tuyển dụng sau khi tuyển tập làm các chức trách , nhiệm vụ của ngạch mà công chức sẽ được bổ nhiệm.

Với quan niệm nêu trên cán bộ công chức theo pháp luật hiện hành có phạm vi rất rộng bao gồm:

1/Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính tri_xã hội.

2/ Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị_xã hội.

3/Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước;mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có chức danh tiêu chuẩn riêng.

4/ Thẩm phán toà án nhân dân, kiểm sát viên,kiểm sát Nhân dân.

5/ Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội Nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;làm việc trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc công an Nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạn sĩ quan chuyên nghiệp. 2) Các nguyên tắc hoạt động công cụ của cán bộ, công chức:

Chế độ công vụ và thực thi nghiệp vụ công vụ của cán bộ, công chức Nhà nước được xây dựng theo những nguyên tắc cơ bản sau:

1/ Cán bộ công chức là công bộc của Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, phải không ngừng rèn luyện phẩm chất, đạo đức, học tập nâng cao trình độ và năng lức công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ, công vụ được giao.

2/ Cán bộ, công chức ngoài việc thực hiện các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức phải tuân theo các quy định có liên quan về chống tham nhũng thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí.

3/ Công tác cán bộ, công chức đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đảm bảo nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan,tổ chức, đơn vị./.

Câu 25

Một phần của tài liệu tot nghiep luat hue tx (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w