động quản lý Nhà nước sẽ bị rối và khó có thể kiểm soát được.
Mặt khác, pháp chế sẽ không được bảo đảm nếu kỷ luật Nhà nước như kỷ luật trực thuộc, kỷ luật lao động, kỷ luật tài chính, kỷ luật trong hoạt động thông tin văn bản... không được các cơ quan, tổ chức và viên chức hành chính thực hiện nghiêm túc, đồng thời tình trạng thiếu kỷ cương của hoạt động hành pháp sẽ tác động tiêu cực đến tình trạng chấp hành pháp luật của công dân. Do đó, bảo đảm kỷ luật Nhà nước là điều kiện tiên quyết để đảm bảo pháp chế.
Pháp chế và kỷ luật trong quản lý Nhà nước được bảo đảm bằng các hình thức giám sát, thanh tra kiểm tra. * Giám sát dùng để chỉ hoạt động của cơ quan quyền lực Nhà nước, Tòa án, các tổ chức xã hội và công dân nhằm đảm bảo sự tuân thủ nghiêm chỉnh, pháp luật trong quản lý Nhà nước. Giám sát chủ yếu được thể hiện từ bên ngoài, quan hệ trực thuộc theo chiều dọc. * Kiểm sát là hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân các cấp. Kiểm sát chung là hoạt động bảo đảm pháp chế trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước.
* Thanh tra là hoạt động của Tổng thanh tra Nhà nước và Thanh tra chuyên ngành. Cơ quan thanh tra và đối tượng bị thanh tra không có quan hệ trực thuộc trực tiếp, nhưng nó thay mặt cho Thủ trưởng cơ quan cấp trên thực hiện thanh tra cơ quan cấp dưới.
* Kiểm tra là khái niệm rộng hơn được hiểu theo hai hướng. Một là, kiểm tra là hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước cấp trên với cơ quan Nhà nước cấp dưới. Hai là, kiểm tra là hoạt động của các tổ chức xã hội, kiểm tra Đảng. Ở vi phạm này kiểm tra không áp dụng cưỡng chế Nhà nước.
Giám sát, kiểm sát, thanh tra, kiểm tra được thực hiện bằng quyền lực của các cơ quan quyền lực Nhà nước, tòa án và Viện kiểm sát (tác động của quyền lập pháp và tư pháp đối với quyền hành pháp) và của chính các cơ quan hành chính Nhà nước thẩm quyền chung và các cơ quan trong hệ thống hành pháp (bảo đảm nội bộ).
II. HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA CỦA CƠ QUAN ĐẢNG, CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI VAÌ CÔNG DÂN: TỔ CHỨC XÃ HỘI VAÌ CÔNG DÂN:
1.Kiểm tra của các cơ quan Đảng:
Đảng lãnh đạo Nhà nước, nên cơ quan Đảng kiểm tra hoạt động của Nhà nước.
Công tác kiểm tra của Đảng đối với hoạt động quản lý Nhà nước được các cơ quan các cấp của Đảng thực hiện bằng cách xem xét báo cáo của các đảng viên lãnh đạo cơ quan Nhà nước và bằng cách trực tiếp kiểm tra đảng viên trong cơ quan Nhà nước thực hiện Nghị quyết của Đảng.
Khi thực hiện kiểm tra của Đảng với hoạt động quản lý Nhà nước được các cơ quan các cấp của Đảng thực hiện bằng cách xem xét báo cáo của các đảng viên lãnh đạo cơ quan Nhà nước và bằng cách trực tiếp kiểm tra đảng viên trong cơ quan Nhà nước thực hiện Nghị quyết của Đảng.
Khi thực hiện kiểm tra, các tổ chức của Đảng không can thiệp vào việc điều hành, không làm thay công việc chính quyền, không ra mệnh lệnh với cán bộ chính quyền cũng như bãi bỏ đình chỉ hoặc sửa đổi quyết định của cơ quan Nhà nước; các tổ chức kinh tế cũng như đơn vị sự nghiệp Nhà nước.
Trong hoạt động kiểm tra, các tổ chức Đảng thông báo kết quả kiểm tra cho lãnh đạo các cơ quan Nhà nước tương ứng và cùng hội thảo luận tìm biện pháp khắc phục khuyết điểm, vi phạm. Trong trường hợp người lãnh đạo chính quyền không tiếp thu và đề ra biện pháp cần thiết thì cơ quan kiểm tra đặt vấn đề với Đảng Ủy, Đảng bộ để thực hiện các biện pháp theo Điều lệ Đảng. Nếu các biện pháp ấy chưa đặt được kết quả thì tổ chức kiểm tra có quyền đề cập lên cơ quan Đảng cấp trên hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Kiểm tra là hoạt động quan trọng bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước; vì thế, phải tăng cường công tác kiểm tra Đảng. Nhưng hoạt động kiểm tra Đảng phải thực hiện trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
2. Giám sát, kiểm tra của tổ chức xã hội:
Theo pháp luật nước ta, các tổ chức như Mặt trận Tổ quốc, Liên Đoàn lao động, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ có quyền kiểm tra hoạt động của Nhà nước.
Hoạt động giám sát, kiểm tra các tổ chức xã hội, không mang tính quyền lực và cưỡng chế Nhà nước.
Giám sát xã hội là các biện pháp tác động mang tính giáo dục, phòng ngừa là chủ yếu; tuy vậy, có một số hoạt động giám sát xã hội mang tính quyền lực Nhà nước ở mức độ thấp (ví dụ như: Giám sát của công đoàn trong công tác bảo hộ lao động, các tổ chức an ninh nhân dân, đội quy tắc được áp dụng một số biện pháp cưỡng chế hành chính).
Hoạt động giám sát xã hội chủ yếu là đề xuất, kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện vi phạm pháp chế và kỷ luật Nhà nước. Chỉ trong một số ít trường hợp, pháp luat quy định cho tổ chức xã hội như thanh tra Nhân dân thực hiện trực tiếp hoạt động kiểm tra.
Tổ chức xã hội có thể độc lập hoặc phối hợp với các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước thực hiện giám sát.
Các tổ chức xã hội thực hiện giám sát nội bộ và thực hiện giám sát bên ngoài. Giám sát nội bộ thực hiện trong cơ quan Nhà nước, nơi tổ chức xã hội hoạt động, còn giám sát bên ngoài là giám sát, kiểm tra mọi đối tượng và chủ thể quản lý Nhà nước.
Cùng với quá trình dân chủ hóa quản trị Nhà nước, vai trò giám sát, kiểm tra của xã hội ngày càng được tăng cường. Trước hết, phải tạo ra được dư luận xã hội lên án các hành vi vi phạm pháp luật, kỷ cương Nhà nước như tham nhũng, hối lộ và các tiêu cực khác.
3. Thanh tra Nhân dân:
Thanh tra Nhân dân là các cơ quan do các tổ chức xã hội lập ra (ở xã, phường, thị trấn do Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc còn ở cơ quan, xí nghiệp do tập thể lao động lập ra - Điều 4, Điều 26 Pháp lệnh Thanh tra ngày 29/03/1990). Hoạt động của Thanh tra Nhân dân mang tính giám sát xã hội và có thể thực hiện hoặc kết hợp thanh tra theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan cùng cấp.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Nhân dân được quy định tại Điều 27 Pháp lệnh Thanh tra.
4. Kiến nghị, yêu cầu và khiếu nại, tố cáo của công dân: Quyền kiến nghị, yêu cầu và khiếu nại, tố cáo được quy định trong Hiến pháp 1992, Điều 74 và được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật, đặc biệt là Pháp lệnh khiếu nại tố cáo của công dân ban hành ngày 02/05/1991. Quyền kiến nghị, yêu cầu và khiếu nại, tố cáo được pháp luật đảm bảo cho mọi công dân có năng lực hành vi hành chính, kể cả những công dân bị Tòa án tước một số quyền chủ thể. Quyền này còn có thể do tập thể công dân thực hiện. Khách thể của khiếu nại, tố cáo làm mọi hành vi hoặc quyết định của mọi chủ thể trong lĩnh vực quản lý.
Thủ tục kiến nghị, yêu cầu không được pháp luật quy định chặt chẽ như thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thủ tục khiếu nại, tố cáo được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự, dân sự, giải quyết tranh chấp ở Trọng tài kinh tế, xử phạt vi phạm hành chính, trong pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân và một phần của Pháp lệnh Thanh tra. Hai Pháp lệnh này được quy định nhiệm vụ của Hệ thống Thanh tra Nhà nước quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trên cơ sở khiếu nại, tố cáo xuất hiện quan hệ pháp luật hành chính cụ thể và nó chấm dứt khi quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là công việc hết sức quan trọng và cấp thiết. Tuy vậy, trình tự và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo còn nhiều điều chưa hợp lý cần được hoàn thiện theo hướng phân biệt xử lý theo thủ tục hành chính và xét xử theo thủ tục tố tụng hành chính.
III. HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CƠ QUAN NHAÌ NƯỚC: NƯỚC:
1. Giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước: Giám sát hoạt động các cơ quan hành chính Nhà nước là chức năng của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp.
Hoạt động giám sát của Quốc hội được thực hiện trên kỳ họp bằng việc xem xét báo cáo và thảo luận báo cáo của Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ và thông qua quyền lực chất vấn Chính phủ và các thành viên Chính phủ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện quyền giám sát giữa hai kỳ họp với những quyền hạn cụ thể như quyền sửa đổi, bãi bỏ quyết định của Chính phủ, yêu cầu các cơ quan hành chính của Nhà nước khắc phục vi phạm. Đại biểu Quốc hội thực hiện giám sát thông qua việc tiếp xúc với cử tri, tham dự kỳ họp hội đồng Nhân dân.
Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội có thể lập thành Ủy ban lâm thời (Điều 92 Hiến pháp năm 1992, Điều 50
Luật tổ chức Quốc hội), thành lập đoàn kiểm tra đặc biệt (Điều 2 pháp lệnh Thanh tra) để kiểm tra, xem xét các vụ việc cụ thể...
Hội đồng Nhân dân thực hiện giám sát các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương trên kỳ họp bằng việc xem xét báo cáo, chất vấn, bằng hoạt động của Thường trực Hội đồng Nhân dân, các ban của Hội đồng, các tổ đại biểu và đại biểu trong khu vực bầu cử, bằng việ giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
2. Giám sát của Tòa án Nhân dân:
Giám sát của Tòa án đối với hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước là hoạt động kiểm tra tình hình hợp pháp trong quyết định và hành vi của cơ quan hành chính Nhà nước, của viên chức Nhà nước và trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng chế tài. Giám sát của Tòa án thông qua các phiên tòa xét xử các vụ án hình sự, dân sự, lao động, hành chính... Giám sát của Tòa án được thực hiện bằng nhiều hình thức và phương pháp:
- Trong xét xử các vụ án hình sự, đặc biệt là tội phạm chức vụ, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc nguyên nhân điều kiện phát sinh vi phạm trong cơ quan hành chính Nhà nước thì “cùng với việc ra bản án, Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan hoặc tổ chức hữu quan áp dụng những biện pháp cần thiết để khắc phục nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm tại cơ quan, tổ chức đó. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định của Tòa án cơ quan, tổ chức đó phải báo cáo cho Tòa án biết những biện pháp được áp dụng” (Điều 199 Bộ luật Tố tụng hình sự).
- Trong các vụ án dân sự, lao động, lập danh sách cử tri...Tòa án xác định tính hợp pháp và hợp lý của các quyết định hợp lý, khi một bên của vụ việc đó là cơ quan hành chính Nhà nước. Theo pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 29/11/1989, thì những vụ việc đó là :
+ Những việc tranh chấp về quyền sở hữu, về hợp đồng, về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hoặc những tranh chấp khác, trừ những việc thuộc thẩm quyền của cơ quan tổ chức khác.
+ Những việc về quan hệ hôn nhân và gia đình. + Những tranh chấp về lao động.
+ Những việc xác định công dân mất tích hoặc đã chết trừ trường hợp quân nhân, cán bộ mất tích hoặc chết trong chiến trường.
+ Những việc khiếu nại cơ quan hộ tịch về việc từ chối đăng ký hoặc không chấp nhận yêu cầu sửa đổi những điều kiện ghi trong giấy tờ về hộ tịch; + Những việc khiếu nại cơ quan báo chí vè việc không cải chính thông tin có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
+ Những việc khác do pháp luật quy định;
Khi xét xử các vụ án nhân sự, tòa án có quyền huỷ quyết định rõ ràng trái pháp luật của cơ quan chức khác xâm phạm quyền lợi hợp pháp của đương sự (Điều 12 Pháp lệnh này). Quyền hạn này là phương tiện hữu hiệu đảm bảo pháp chế.
Nói chung theo pháp luật hiện hành, vai trò của Tòa án trong việc xét khiếu nại, tố cáo của công dân đối với quyết định hoặc hành vi hành chính trái vậy, phải có Tòa án hành chính Nhà nước và các chức vụ còn chưa rõ ràng. Vì bảo đảm pháp chế trong quản lý Nhà nước. 3. Kiểm sát chung của Viện kiểm sát:
Để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm pháp chế trong quản lý Nhà nước. viện kiểm sát Nhân dân các cấp, có chức năng kiểm sát chung, tức là kiểm sát việc tuân thủ pháp lệnh trong các văn bản pháp luật và các biện pháp của các Bộ và các cơ quan khác thuộc Chính phủ, các cơ quan hành chính địa phương, tổ chức đơn vị kinh tế và đơn vị vũ trang, kiểm sát việc tuân thủ theo pháp luật trong hành chính của viên chức Nhà nước và công dân nhằm bảo đảm cho các văn bản hành chính Nhà nước, biện pháp và hành chính đó phù hợp với pháp luật. Chức năng kiểm sát chung được thực hiện bằng quyền hạn cụ thể: Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp văn bản, tài liệu, giải thích hoặc thực hiện những hoạt động khác; tiến hành kiểm sát tại chổ; triệu tập hoặc tham dự Hội nghị; quyết định hoặc khởi tố hình sự, dân sự, kỉ luật hoặc xử lý hành chính đối với viên chức Nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp khác để bồi thường thiệt hại do vi phạm gây ra.
Khi thực hiện kiểm sát, Vịên kiểm sát không có thẩm quyền hành chính: Không có quyền đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân
bị kiểm sát; kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát không làm đình chỉ hiệu lực văn bản, không có quyền phá dụng các chế tài kỉ luật.
Các cơ quan, tổ chức hữu quan phải trả lời kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật.