Phân loại các cơ quan hànhchính nhà nước:

Một phần của tài liệu tot nghiep luat hue tx (Trang 27)

Sự phân loại cơ quan hành chính nhà nước được tiến hành dựa trên nhiều căn cứ khác nhau.

* Theo tính chất thẩm quyền, chúng được phân thành cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền riêng.

Các cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung là những cơ quan có thẩm quyền giải quyết mọi vấn đề trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, trong khuôn khổ pháp luật. Những cơ quan này gồm: Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp. Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng là những cơ quan quản lý nhà nước ngành hoặc lĩnh vực.

Các cơ quan này gồm: Các bộ, Uỷ ban Nhà nước, tổng cục, Cục, Sở, phòng... những cơ quan này không được hoạt động ra ngoài giới hạn thẩm quyền chuyên môn.

Cơ quan hành chính Nhà nước thẩm quyền riêng có thể được chia thành hai loại:

+ Loại chuyên ngành, gồm những cơ quan quản lý mà thẩm quyền của chúng được giới hạn trong một ngành kinh tế kỹ thuật hoặc một vài ngành có liên quan. Quy định pháp lý do nhưng cơ quan này thường chỉ có ý nghĩa đối với ngành mà có quản lý.

+ Loại quản lý Nhà nước chức năng (hoặc tổng hợp) là những cơ quan quản lý một lĩnh vực nhất định nào đó. Cơ quan này gọi là cơ quan quản lý theo lĩnh vực, thẩm quyền của nó, phổ biến trong tất cả mọi ngành trong lĩnh vực ấy. Ví dụ: như bộ kế hoạch- đầu tư, bộ tài chính, bộ lao động- thương binh và xã hội...

* Theo quy mô lãnh thổ hoạt động, các cơ quan hành chính nhà nước chia thành: cơ quan hành chính nhà nước trung ương và các cơ quan hành chính nhà nước địa phương. Các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương gồm: Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc chính phủ. Những cơ quan này hoạt động trên quy mô toàn quốc. Các văn bản do chính phủ ban hành có hiệu lực trên toàn quốc và có thể đối với mọi cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, mọi công dân trong cả nước. các quyết định của bộ, Uỷ ban nhà nước và các cơ quan thuộc chính phủ thưòng có hiệu lực trong ngành hoặc lĩnh vực do nó quản lý trong phạm vi cả nước. Các quyết định của một số Bộ như: Bộ kế hoạch - Đầu tư. Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước... có ý nghĩa đối với các Bộ, và các cơ quan khác của Chính phủ, và các cơ quan ở địa phương.

Ngoài ra, còn có các đơn vị nghiệp của Nhà nước, như trường học, bệnh viện... và các xí nghiệp sản xuất và dịch vụ của Nhà nước. Các đơn vị này được gọi là những tổ chức Nhà nước.

(*) CÁC CƠ QUAN TRONG HỆ THỐNG HAÌNH PHÁP Ở NƯỚC TA

1. Chính phủ:

Điều 109, Hiến pháp 1992 quy định: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Chính phủ có hai tư cách, một là cơ quan chấp hành, tổ chức thực hiện, bảo đảm việc chấp hành các đạo luật, Nghị quyết của Quốc hội. Hai là, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Chính phủ là cơ quan đứng đầu hệ thống cơ quan hành pháp thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước. Bảo đảm hiệu lực của Bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Như vậy, Chính phủ có toàn quyền quyết định, giải quyết mọi vấn đề có liên quan tới hoạt động quản lý Nhà nước trên phạm vi toàn quốc, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Uíy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.

Chính phủ gồm có Thủ tướng Chính phủ, các Phó thủ tướng, các Bộ trưởng, các chủ nhiệm uỷ ban Nhà nước và một số thành viên khác. Ngoài Thủ tuớng, các thành viên của chính phủ không nhất thiết phải là đại biểu quốc hội. Thủ tướng phải là đại biểu Quốc hội bầu ra trong kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, theo đề nghị của Chủ tịch nước, chịu trách nhiệm trả lời các chất vấn của đại biểu Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm. Trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Chính phủ có thẩm quyền ban hành các Nghị quyết và Nghị định.

Chính phủ, các thành viên của Chính Phủ phải chịu giám sát của Quốc hội; Chủ tịch nước, chịu trách nhiệm trả lời các chất vấn của đại biểu Quốc hội trước kỳ họp của Quốc hội.

Tóm lại, là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Chính phủ trực tiếp tổ chức thực hiện mọi chức năng quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực cảu đời sống xã hội nước ta.

2. Bộ:

Bộ và cơ quan ngang Bộ ( gọi tắt là Bộ) là cơ quan Trung ương quản lý với các ngành hoặc lĩnh vực công tác. Bộ là cơ cấu tổ chức của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành ( kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh...) hay lĩnh vực( kế hoạch, tài chính, lao động, khoa học- kỹ thuật...) trên phạm vi toàn quốc, đối với mọi thành phần kinh tế xã hội khác nhau. Cần phân biệt hai loại Bộ khác nhau: Bộ quản lý ngành và bộ quản lý theo lĩnh vực.

Bộ quản lý ngành là bộ cơ quan có trách nhiệm, quyền hạn quản lý những ngành kinh tế- kỹ thuật hoặc ngành sự nghiệp có tính gần gũi nhau, có thể hợp với nhau tạo thành một nhóm ngành hay một nhóm liên ngành rộng. Nó lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện cơ quan, đon vị trực thuộc về mặt quản lý Nhà nước, nhưng không can thiệp chỉ hướng dẫn hoạt động sản xuất- kinh doanh của nhưng đơn vị kinh tế, cơ sở sự nghiệp trên cơ sở của pháp luật và theo định hướng XHCN.

Bộ hay Uỷ ban Nhà nước quản lý chức năng (hoặc tổng hợp) là cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương thực hiện quả lý theo từng lĩnh vực cảu đời sống xã hội( kế hoạch hoá, tài chính, lao động...) có liên quan tới hoạt động của tất cả các Bộ, Uỷ ban nhà nước, chính quyền địa phương... các tổ chức xã hội và công dân trong từng lĩnh vực do nó đảm nhiệm. Bộ quản lý theo lĩnh vực có nhiệm vụ giúp Chính phủ nghiên cứu, xây dựng đề án chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung, xây dựng các dự án kế hoạch tổng hợp và cân đối liên ngành: Giúp Chính phủ xây dựng các chế độ, chính sách và hướng dẫn thi hành đối với các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, văn hóa - xã hội trong lĩnh vực quản lý, nhưng không có quyền can thiệp và hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước khác, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế; đồng thời tạo điều kiện cho họ hoàn thành nhiệm vụ, nghĩa vụ do Pháp luật quy định. Bộ và thành viên khác của Chính phủ là thủ trưởng cao nhất của Bộ hay cơ quan ngang bộ, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về lĩnh vực, ngành mình phụ trách trong phạm vi cả nước, bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở. Tuân theo hiến pháp và pháp luật.

Các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ căn cứ vào hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Lệnh của Chủ tịch nước, các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, có quyền ra quyết định, chỉ thị, thông tin và kiểm tra thi hành các văn bản đó đối với các ngành, các địa phương và cơ sở, các tổ chức xã hội và công dân.

Trong hoạt động của mình, các Bộ phải tôn trọng quyền lãnh đạo, điều hành của chính phủ và Thủ tướng chính phủ. Địa vị pháp lý của Bộ trưởng gắn liền với địa vị pháp lý của Chính phủ theo sự phân công của Chính phủ và Thủ tướng. Bộ trưởng hoạt động với hai tư cách: Vừa làm thành viên của Chính phủ vừa làm Thủ trưởng Bộ. Hai tư cách này thống nhất với nhau.

Trong quan hệ với các bộ khác, các bộ có trách nhiệm tôn trọng quyền quản lý của nhau, phối hợp với nhau thực hiện những nhiệm vụ Nhà nước, tạo điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ riêng; ra những quyết định liên tịch hoặc - thông tư liên bộ trong khuôn khổ pháp luật, có quyền đề nghị bộ khác đình chỉ, sửa đổi hay bãi bổ những quyết định trái vớ nội dung quản lý thống nhất các ngành hoặc lĩnh vực do mình phụ trách; nếu yêu cầu đó không được giải quyết, thì đề nghị lên cơ quan cấp trên xem xét giải quyết.

Đối với cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ chức năng được giao, Bộ có quyền chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra quyền yêu cầu đình chỉ, sửa đổi hay huỷ bỏ những quyết định trái với nội dung quản lý thống nhất của ngành hay lĩnh vực đó. Bộ phải tôn trọng quyền quản lý theo lãnh thổ của chính quyền ở địa phương.

Một phần của tài liệu tot nghiep luat hue tx (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w