QUY CHẾ PHÁP LÝ HAÌNH CHÍNH CỦA CÔNG DÂN

Một phần của tài liệu tot nghiep luat hue tx (Trang 32 - 33)

3. Cơ quan hànhchính Nhà nước ở địa phương:

QUY CHẾ PHÁP LÝ HAÌNH CHÍNH CỦA CÔNG DÂN

Nhằm nâng cao tính tích cực chính trị của mỗi công dân, thu hút nhân dân lao động vào quản lý các công việc của Nhà nước và xã hội. Nhà nước quy định những quyền, tự do rộng rãi và nghĩa vụ của mỗi công dân trong lĩnh vực quản lý Nhà nước. đó là một bộ phận quan trọng trong quy chế pháp lý cuẩ công dân nói chung và là đối tượng điều chỉnh của luật hành chính Việt Nam. Quy chế pháp lý - hành chính cuẩ công dân trước hết bao gồm các quyền, tự do, nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp và các văn bản thuộc ngành Luật Hành chính. Vì vậy, để xác định nội dung các quyền tự do, nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực quản lý Nhà nước trước hết phải thông qua các quy định Hiến pháp, các đạo luật và văn bản pháp luật khác của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.

Các cơ quan quản lý Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc cụ thể hoá các quyền, tự do, nghĩa vụ đó trong lĩnh vực quản lý Nhà nước. Ví dụ, quyền lao động của công dân được ghi nhận ở dưới dạng khái quát trong Hiến pháp, nhưng nó được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật của bộ lao động - thương binh và xã hội, Bộ tài chính...Cũng tương tự như vậy, quyền công dân tham gia quản lý công việc của Nhà nước và xã hội được cụ thể hóa trong nhiều Nghị định của Chính phủ và các cơ quan quản lý khác.

Sự cụ thể hóa các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân ở Hiến pháp là điều cần thiết, bởi lẽ khó có thể quy định trong Hiến pháp và luật một cách chi tiết, cụ thể tất cả các quyền, tự do, nghĩa vụ của công dân; hơn nữa cần tính đến sự thay đổi của các quan hệ xã hội mà chỉ có thể điều tiết kịp thời ở các quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Trong một số trường hợp, do không được quy định ở quy định ở Hiến pháp và các luật, các cơ quan quản lý ban hành các quy phạm pháp luật với tư cách là những quy phạm gốc, đầu tiên (quy phạm tiên phát). Ví dụ, quyền mang bí danh, các quy định về thay đổi tên, họ, hộ khẩu.

Điều này có nghĩa là việc xem xét quy chế pháp lý - hành chính của công dân không chỉ giới hạn ở những quy định của Hiến pháp. Các đạo luật, mà cả các quy định ở các văn bản quy phạm của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Những đảm bảo pháp lý các quyền, tự do của công dân là một bộ phận không thể thiếu trong quy chế pháp lý hành chính của công dân. Nhà nước quy định chế tài pháp luật đối với những hành vi vi phạm quyề, tự do của công dân trong quản lý Nhà nước. Các bảo đảm pháp lý này không những được ghi nhận trong Luật Hành chính, mà còn ở nhiều văn bản pháp luật của những ngành luật khác, như Luật Hình sự, Luật Lao động, Luật Nhà nước... Ví dụ, công dân có quyền khiếu nại lên Tòa án những việc bầu cử của mình (Điều 24 luật Bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân 1990). Bộ luật Hình sự quy định những hành vi tội phạm vi phạm quyền tự do cá nhân, quyền lập hội, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân...

Sự đảm bảo pháp lý còn được thể hiện trong hoạt động kiểm tra của các cơ quan bảo vệ pháp lý như Tòa án, Viện kiểm sát, và các cơ quan chuyên trách khác như Thanh tra Nhà nước nhằm phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm quyền, tự do của công dân.

Tóm lại, Quy chế pháp lý - hành chính của công dân là tổng hợp các quy định của Luật Hành chính liên quan đến các quyền, tự do, nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực quản lý Nhà nước và những đảm bảo pháp lý các quyền, tự do và nghĩa vụ đó.

Để trở thành chủ thể của các quan hệ pháp luật hành chính, công dân phải có năng lực pháp lý - hành chính. Năng lực này xuất phát từ thời điểm người công dân đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

Năng lực pháp lý - hành chính của công dân được hiểu là khả năng thực tế của người công dân được Nhà nước thừa nhận có những quyền và những nghĩa vụ cụ thể trong lĩnh vực quản lý Nhà nước.

Xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng của công dân trước pháp luật, phát luật Hành chính quy định mọi công dân đều có năng lực pháp lý - hành chính ngang nhau, nghĩa là có các quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong quản lý Nhà nước và được Nhà nước bảo hộ:

Trong một số trường hợp riêng và theo quy định của pháp luật, năng lực pháp lý - hành chính của một số công dân có thể bị hạn chế, thu hẹp. Luật Hình sự quy định chế tài cấm giữ một chức vụ nhất định, trong một thời gian nhất định đối với những người vi phạm pháp luật hình sự. Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính cũng quy định tước quyền giấy phép kinh doanh đối với những người vi phạm các quy tắc kinh doanh của Nhà nước.

Nét đặc trưng của năng lực pháp lý - hành chính là sự thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ, nó thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân. Mỗi công dân không chỉ có những quyền mà cả những nghĩa vụ đối với Nhà nước và ngược lại. Mỗi quan hệ trách nhiệm tương hỗ giữa Nhà nước và công dân là một yêu cầu quan trọng của một Nhà nước văn minh hiện nay.

Cùng với quá trình dân chủ hóa xã hội thì các quyền tự do của công dân ngày càng được mở rộng phù hợp với công ước quốc tế về quyền con người trong lĩnh vực dân sự và chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội... Những đảm bảo cho chúng cũng sẽ được mở rộng thông qua hoạt động có hiệu quả của các cơ quan bảo vệ pháp luật, nhất là Tòa án các cấp.

Năng lực pháp lý - hành chính là cơ sở của năng lực hành vi - hành chính.

Một mặt, pháp luật hành chính quy định năng lực pháp lý - hành chính của các công dân ngang nhau, song việc thực hiện năng lực ấy trên thực tế lại rất khác nhau phụ thuộc vào năng lực hành vi hành chính của công dân. Năng lực này ở những công dân khác nhau thì khác nhau phụ thuộc vào yếu tố như lứa tuổi, thâm niên công tác, trình độ văn hóa, sức khỏe... Ví dụ muốn trở thành sinh viên đại học cần phải có bằng tốt nghiệp phổ thông, những người giữ các chức vụ lãnh đạo cần phải có thâm niên công tác nhất định và trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn chức danh. Đôi khi pháp luật không quy định những tiêu chuẩn cụ thể để giữ chức vụ lãnh đạo quan trọng, chẳng hạn chức danh Bộ trưởng, thứ trưởng. Song việc lựa chọn những người giữ chức vụ đó trên thực tế đòi hỏi phải có một độ tuổi nhất định, am hiểu cuộc sống, từng trãi và đã nhiều năm kinh nghiệm qua những chức vụ lãnh đạo khác. Việc cân nhắc tới những yếu tố khác nhau đó không làm phá vỡ nguyên tắc bình đẳng về năng lực hành vi - hành chính mà chỉ nhằm mục đích bảo đảm cho việc khai thác tối ưu những khả năng và chuyên môn nghiệp vụ của công dân trong lĩnh vực quản lý Nhà nước. bất kỳ ai vào hoàn cảnh tương tự, có trình độ chuyên môn ngang nhau, độ tuổi ngang nhau đều có khả năng ngang nhau thực hiện quyền và nghĩa vụ tham gia quản lý Nhà nước.

Khái niệm năng lực hành vi - hành chính biểu thị năng lực của công dân thực hiện các quyền, tự do và nghĩa vụ của mình trên thực tế. Đó là khả năng bằng hành vi cá nhân của mình thực hiện được các quyền và nghĩa vụ trong quản lý Nhà nước và được Nhà nước thừa nhận.

Việc xác định thời điểm, nghĩa là người công dân đạt đến độ tuổi nào thì coi là có năng lực hành vi - hành chính không được quy định thống nhất trong các văn bản pháp luật. Tuỳ theo những lĩnh vực quản lý Nhà nước khác nhau mà pháp luật quy định độ tuổi khác nhau. Ví dụ, nghĩa vụ quân sự phát sinh ở nam công dân là từ 18 tuổi, còn trong lĩnh vực trách nhiệm hành chính khi công dân từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hành chính do cố ý (năng lực hành vi - hành chính trong lĩnh vực này chưa đủ). Từ đủ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hành chính cả do vô ý và cố ý (năng lực hành vi hành chính đầy đủ).

Những người mắc bệnh thần kinh, không điều khiển được hành vi của mình và được Hội đồng y khoa xác nhận thì coi là không có khả năng lực hành vi - hành chính.

Như vậy, năng lực pháp lý - hành chính không chỉ biểu thị khả năng của con người thực hiện các quyền, tự do và nghĩa vụ, mà còn là điều kiện làm phát sinh các quan hệ pháp luật - hành chính mà người có năng lực hành vi - hành chính đó trở thành chủ thể./.

Câu 27

QUY CHẾ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI 1. Khái niệm:

Các tổ chức xã hội là những bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị XHCN được hình thành theo nguyên tắc tự nguyện và hoạt động theo nguyên tắc tự quản của những thành viên tham gia nhằm đáp ứng những lợi ích đa dạng của họ, thu hút đông đảo quần chúng vào quản lý các công việc của Nhà nước và xã hội, nâng cao tính tích cực chính trị của cá nhân.

Vai trò của các tổ chức này sẽ ngày càng được nâng cao cùng với quá trình hoàn thiện hệ thống chính trị, sẽ phát triển về mặt số lượng các hiệp hội, đoàn thể trên cơ sở nghề nghiệp hoặc sở thích.

Trong quản lý Nhà nước XHCN, các tổ chức xã hội là chổ dựa của Nhà nước nhằm tuyên truyền, giáo dục quần chúng thực hiện các nhiệm vụ quản lý. Khác với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội có những đặc điểm sau đây:

1/ Hình thành trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, hoạt động theo nguyên tắc tự quản của các thành viên nhằm thỏa mãn lợi ích của họ;

2/ Hoạt động bằng phương pháp thuyết phục, giáo dục và các biện pháp tác động xã hội, không có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước, trừ các trường hợp cụ thể được Nhà nước giao;

3/ Các quyết định của các cơ quan của tổ chức xã hội chỉ có hiệu lực đối với các thành viên của mình, chứ không có hiệu lực với những người ngoài tổ chức đó; 4/ Mối quan hệ giữa các thành viên được dựa trên nguyên tắc bình đẳng. Còn trong quản lý Nhà nước đặc trưng quan hệ quyền lực - phục tùng.

5/ Tài sản của chúng do sự đóng góp của các thành viên, do tổ chức kinh doanh mà có, do tài trợ của các tổ chức khác kể cả tổ chức quốc tế; Nhà nước chỉ tài trợ một phần.

2. Phân loại:

Các tổ chức xã hội rất đa dạng. Do đó, có thể phân loại chúng theo nhiều cách khác nhau. Căn cứ vào mục đích của tổ chức, tính chính trị, phạm vi hoạt động... thông thường chúng ta có thể phân loại chúng như sau: a) Các đảng phải chính trị: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đó là những tổ chức chính trị, theo đuổi mục đích chính trị, có cương lĩnh, đường lối và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị. Trước đây ở nước ta có 3 Đảng chính trị, đó là Đảng dân chủ, Đảng Lao động Việt Nam (nay đổi tên thành Đảng Cộng sản). Ngày nay chỉ còn Đảng Cộng sản Việt Nam sau khi hai Đảng kia hoàn thành sứ mạng lịch sử và ngừng hoạt động.

Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Nó thể hiện ở chổ các đường lối, chính sách của Đảng là kim chỉ nam cho hợp đồng của Nhà nước và xã hội. Nhiều chính sách của Đảng được thể chế hóa thành pháp luật. Tuy vậy, Đảng lãnh đạo trong hệ thống chính trị, Đảng không can thiệp trực tiếp công việc Nhà nước, mà định ra phương hướng hoạt động và kiểm tra việc thực hiện đường lối của mình trong bộ máy Nhà nước.

b) Các đoàn thể xã hội (còn gọi là các tổ chức chính trị - xã hội):

Bao gồm: Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam. Đó là những tổ chức quần chúng rất rộng rãi. Những tổ chức này có cơ cấu tổ chức hoàn thiện và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, ảnh hưởng của chúng trong việc ra quyết định quản lý, ban hành đường lối, chủ trương của Nhà nước cũng lớn hơn so với những hội quần chúng ở phạm vi địa phương.

- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Nó có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Công đoàn thực hiện chức năng giáo dục, động viên người lao động thực hiên nghĩa vụ công dân, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong việc

tuân thủ luật pháp về lao động, bảo hiểm xã hội. Khác với các Nhà nước bóc lột, ở đó Công đoàn luôn luôn là đối tượng của bộ máy Nhà nước do xung đột lợi ích của người lao động và bộ máy bóc lột, trong Nhà nước ta Công đoàn là chổ dựa quan trọng của Nhà nước. Các tổ chức Công đoàn tồn tại ở khắp các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương.

- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức xã hội của thanh thiếu niên. Nó hình thành nhằm thu hút thế hệ trẻ vào những hoạt động xã hội bổ ích, giáo dục lối sống con người mới, những người nắm giữ vận mệnh của đất nước. Đoàn thanh niên cũng là nơi đào tạo ra các viên chức, cán bộ có phẩm chất trong bộ máy Nhà nước hoặc những chức vụ trọng trách tổ chức Đảng, Công đoàn.

Cơ cấu tổ chức của Đoàn Thanh niên được hình thành trên phạm vi cả nước, các tổ chức Đoàn đều có mặt ở hầu khắp các tổ chức, đơn vị, các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

- Hội Liên hiệp phụ nữ là tổ chức xã hội rộng lớn nhằm động viên thu hút các tầng lớp phụ nữ tham gia giải quyết các công việc Nhà nước. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, đấu tranh với những biểu hiện phân biệt đối xử về quyền bình đẳng nam giới của phụ nữ.

- Hội nông dân là một tổ chức của nông dân Việt Nam nhằm động viên, tổ chức nông dân trên cả nước hăng hái tham gia sản xuất, giáo dục tinh thần yêu nước và yêu Chủ nghĩa Xã hội. Tổ chức này còn phản ánh ý chí nguyện vọng của nông dân đối với Nhà nước, góp phần ban hành các quy định phù hợp với lợi ích của nông dân, một bộ phận dân cư lớn nhất nước ta.

- Hội cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức đại diện ý chí và quyền lợi của Cựu chiến binh, là thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, hoạt động theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.

Hội cựu chiến binh được thành lập và hoạt động nhằm mục đích phát huy truyền thống “Bộ đội cụ Hồ” tham gia bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội Chủ nghĩa, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của Hội viên, giúp đỡ lẫn nhau về tinh thần và vật chất trong cuộc sống , gắn bó tình bạn chiến đấu.

C) Các hội quần chúng trong các ngành kinh tế, văn hóa,

Một phần của tài liệu tot nghiep luat hue tx (Trang 32 - 33)