SỰ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VAÌ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘ

Một phần của tài liệu tot nghiep luat hue tx (Trang 33 - 35)

3. Cơ quan hànhchính Nhà nước ở địa phương:

SỰ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VAÌ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘ

VAÌ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI

(Quy chế pháp lý)

Quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội là tổng thể các quy định pháp luật về tổ chức xã hội. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của tổ chức xã hội là phần quan trọng trong quy chế pháp lý hành chính của chúng.

Nhà nước XHCN đóng vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị. Nhà nước quan tâm đến việc nâng cao tính tích

cực chính trị của các tổ chức xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tham gia vào công việc Nhà nước. Địa vị pháp lý của các tổ chức xã hội được quy định trong Hiến pháp, các luật, ngững văn bản dưới luật. Pháp luật quy định những quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý cho các tổ chức xã hội hoạt động, đồng thời đề ra những đảm bảo pháp lý nhằm ngăn những hành động gây cản trở hoạt động của các tổ chức xã hội, những vấn đề cơ bản được pháp luật điều chỉnh gồm quyền lập hội, mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, giữa các tổ chức xã hội; các hình thức khen thưởng... việc lập hội phải theo trình tự sau;

- Những hội quyền chúng hoạt động trên phạm vi cả nước phải được Chính phủ cấp giấy phép.

- Những hội quần chúng hoạt động ở tỉnh, thành phố và cấp tương đương do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố và cấp tương đương cấp giấy phépvà báo cho Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng( nay là Thủ tướng) biết.

Những tổ chức hoạt động có tính chất tương tế, phúc lợi xã hội, phường, thôn , ấp như hội bảo thọ, hội bảo trợ học đường do Chủ tịch UBND xã, phường cho phép phải báo cáo cho Chủ tịch UBND huyện, quận biết. Các tổ chức xã hội dự thảo và quyết định điều lệ của mình. Song khi đăng ký nhập Hội phải báo cáo Điều lệ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét và cho phép hoạt động. Nếu sữa lại điều lệ cũng phải báo cáo với cơ quan Nhà nước đã cho phép thành lập biết. Các quy định trên đây chỉ áp dụng đối với các hội, tổ chức quần chúng theo tính chất nghề nghiệp, không áp dụng đối với các tổ chức xã hội là thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam.

Những tổ chức tự quản ở địa phương và cơ quan xã hội thì thành lập trên cơ sở các quy chế mẫu hoặc theo sáng kiến cụ thể riêng biệt của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc công dân, thường là không có điều lệ.

Những hoạt động tổ chức nội bộ như bầu cử ban lãnh đạo, chi phí tài chính, phát động các phong trào thi đua, sắp xếp cơ cấu tổ chức nội bộ do các tổ chức xã hội quyết định theo quy định của điều lệ hoặc quyết định của Đại hội đại biểu của tổ chức đó.

Hoạt động của các tổ chức chấm dứt trên cơ sở sau đây:

1/ Đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử và tuyên bố tự giải thể. Pháp luật quy định sau khi tuyên bố giải thể, chậm nhất một tháng cơ quan tương ứngc của tổ chức xã hội phải nộp lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép toàn bộ hồ sơ, con dấu, tài liệu thanh toán tài khoản chuyển giao theo hướng dẫn của cơ quan tài chính Nhà nước.

2/ Hoạt động của tổ chức vi phạm pháp luật , vi phạm điều lệ, uy tín của tổ chức đố uy giảm nghiêm trọng. Trong ba trường hợp nêu trên, cơ quan có thẩm quyền cho phép tổ chức hoạt động và ra quyết định giải thể.

3/ Tổ chức xã hội tự ý không hoạt động mà không có lý do chính đáng. Trong trường hợp này, cơ quan Nhà nước cấp giấy phép hoạt động ra quyết định giải thể tổ chức đó. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội không giống nhau. Nó thể hiện ở chỗ một số chức xã hội được quyền trình dự án luật (đó là những tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), hoặc được mời tham dự các phiên họp của Chính phủ. Ơí địa phương, các tổ chức xã hội này cũng có quyền tương tự. Nhưng ngược lại, một số hội quần chúng không có khả năng đó. Pháp luật quy định quyền hạn khá rộng rãi cho các tổ chức Công đoàn trong việc giải quyết các tranh chấp lao động, bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội, bảo vệ các quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân. Năng lực pháp lý - Hành chính của tổ chức Công đoàn được thực hiện đầy đủ và rõ nét nhất trong luật Công đoàn (thông qua 30/6/1990).

Trong mỗi quan hệ giữa Đảng và Nhà nước đặc trưng là quan hệ lãnh đạo. Đường lối của Đảng được thể chế thành pháp luật, các cơ quan Đảng cao nhất lựa chọn và giới thiệu người vào các chức vụ chủ chốt của Nhà nước, kiểm tra hoạt động của các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện đường lối của mình.

Các tổ chức xã hội không chỉ khác nhau về năng lực pháp lý - hành chính, mà còn khác nhau ở cả sự tác động của Nhà nước đối với chúng. Nhà nước không trực tiếp chỉ đạo, can thiệp vào công việc của các đoàn thể xã hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, mà chỉ quy định những quyền, nghĩa vụ pháp lý. Đối với cơ quan xã hội (Hội bảo vệ hòa bình thế giới, Hội đoàn kết Á- Phi...) thì Nhà nước cử cán bộ lãnh đạo Nhà nước sang hoạt động chuyên trách ở các tổ chức đó, định hướng hoạt động và chỉ dạo các hoạt động cụ thể tuỳ theo tình hình nhiệm vụ. Sự điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động của các tổ chức xã hội không giới hạn ở việc quy định các quyền và nghĩa vụ. Đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội phát huy được tính tích cực chính trị của mình là những đảm bảo pháp lý và những dảm bảo cần thiết khác được Nhà nước quy định. Pháp luật có nhiều quy định thu hút các tổ chức xã hội vào công việc

quản lý Nhà nước từ Trung ương cho đến địa phương, quy định nghĩa vụ của cơ quan quản lý phải phối hợp cùng với các tổ chức xã hội, cân nhắc và lưu ý những kiến nghị của chúng trong hoạt động thực tiễn của mình. Ví dụ, Điều 14 Luật Công đoàn quy định: “thủ tuớng cơ quan, đơn vị tổ chức tạo điều kiện làm việc, cung cấp thông tin cần thiết để Công đoàn thực hiện chức năng, quyền, trách nhiệm của mình”.

Nhà nước cũng quy định trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, người có chức vụ (trách nhiệm ký luật, hành chính, hình sự) nếu có hành vi cản trở các tổ chức xã hội là nhân viên các tổ chức đó thực hiện nhiệm vụ của tổ chức mình phù hợp với Điều lệ.

Đối với những hội quần chúng ở địa phương, các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện để các hội đó nắm được chủ trương,chính sách,pháp luật Nhà nước,phối hợp với Hội động viên các hội viên hăng hái thực hiện các chủ trương,chính sách,pháp luật và thu thập ý kiến hội viên đóng góp cơ quan Nhà nước trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách,nhiệm vụ công tác của ngành và địa phương./.

Câu 28

Một phần của tài liệu tot nghiep luat hue tx (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w