A. Cá nhân Chủ thể của viphạm hành chính:
CÁC NGUYÊN TẮC XỬ PHẠT VIPHẠM HAÌNH CHÍNH
* Các nguyên tắc phân định thẩm quyền:
- Uỷ ban Nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước ở địa phương.
- Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực hoặc ngành mình quản lý.
- Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan thì việc xử phạt do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.
* Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính:
- Mọi vi phạm hành chính phải được thực hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý phải được tiến hành nhanh chóng, công minh; mọi hậu quả do vphch gây nên phải được khắc phục theo đúng pháp luật.
- Việc xử phạt hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. - Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có hành vi vi phạm do pháp luật quy định.
- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt hành chính về từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì được cộng lại thành mức phạt chung.
Nhiều người càng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.
- Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, nức độ vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.
- Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năngnhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
* Nguyên tắc về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính:
+ Thời hiệu xử phạt hành chính là một năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện, thời hạn nêu trên được tính là hai năm đối với các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực tài chính, xây dựng, môi trường, nhà ở, đất đai, đê điều, xuất bản, buôn bán hàng giả, nếu quá thời hạn trên thì không xử phạt nhưng có thể bị áp dụng các biện pháp như:
- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịc bệnh do vi phạm hành chính gây ra.
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đỗi do vi phạm hành chính gây ra hoặc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.
- Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá phẩm độc hại.
+ Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ việc điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì bị xử phạt hành chính nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính, thời hiệu sử phạt là 3 tháng kể từ ngày có quyết định đình chỉ.
Trong thời hạn nêu trên nếu cá nhân, tổ chức có vi phạm hành chính mới hoặc có tình trốn tránh, cản trở việc xử lý phạt thì không áp dụng thời hiệu nên trên.
+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải ra quyết định sử phạt; nếu có nhiều tình tiết phức tạp thời hanị trên có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày. + Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải thi hành quyết địnhtrong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trử trường hợp phát luật quy định khác.
CÁC NGUYÊN TẮC XỬ LÝ KHÁC:
Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính thuộc các nhóm xử lý khác cần phải tuân thủ triệt để những nguyên tắc sau:
- Chỉ được phép áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác khi văn bản pháp luật quy định về việc xử phtạ vi phạm hành chínhcho phép được áp dụng.
- Chỉ được áp dụng những biện pháp cưỡng chế khác kèm theohình thức phạt mà không được áp dụng những biện pháp này một các độc lập ( trừ một số trường hợp do pháp luật quy định khi hết thời hiệu xử phạt
hành chính hoặc khi áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác...).
- Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác phải triệt để tuân thủ các thủ tục được pháp luật quy định: Cơ quan, người có thẫm quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác của mình./.
* Phân biệt xử phạt VPHC với các biện phápw xử lý HC khác :
+ Giống nhau : - Đều là những biện pháp cưỡng chế hành chính cụ thể mang tính quyền lực nhà nước. - Đều được tiến hành ua nhiều khâu, nhiều giai đoạn, trong khuôn khổ PL và tuân theo trình tự, thủ tục nhất định.
- Đều do cơ quan NN có thẩm quyền nhân dân NN thực hiện theo uy định của PL.
+ Khác nhau : - Xử phạt HC mang tính chất trừng phạt, còn các biện pháp xử lý HC khác chủ yếu mang tính giáo dục, thuyết phụ và ngăn chặn.
- Xử phạt HC gồm các hình thức cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép , tịch thu tang vật, phương triện vi phạm hành chính, còn các biện pháp xử lý HC khác gồm giáo dục tại xã phường, thị trấn ; đưa vào trường giáo dưỡng ; đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh ; quản chế hành chính.
- Xử phạt hành chính gây thiệt hại về vật chất hoạc tinh thần cho chủ thể bị xử phạt, co0nf các biện pháp xử lý HC khác chủ yếu là làm cho chủ thể bị xử phạt nhận ra lỗi lầm, giáo dục họ thành công dân tốt, có ích cho xã hội ngăn chặn họ vi phạm PL.
Câu 21