3. Cơ quan hànhchính Nhà nước ở địa phương:
QUYỀN HẠN, NGHĨA VỤ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA VIÊN CÁCH NHAÌ NƯỚC
CỦA VIÊN CÁCH NHAÌ NƯỚC
Pháp luật quy định quyền hạn, nghĩa vụ của viên chức, những bảo đảm pháp lý cho hoạt động công vụ của họ. Quy chế pháp lý của viên chức về quyền hạn, nghĩa vụ của viên chức phân thành hai bộ phận:
- Những quyền, nghĩa vụ, bảo đảm pháp lý như mọi công dân được pháp luật quy định.
- Những quyền nghĩa vụ, bảo đảm pháp lý chung cho mọi viên chức Nhà nước. Đó là quyền được học tập nâng cao nghiệp vụ; được khen thưởng khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được tuyển chọn lên chức vụ cao hơn; được nghỉ theo quy định của pháp luật; được từ chối không thi hành mệnh lệnh cấp trên, nếu mệnh lệnh đó trái pháp luật...Đồng thời, viên chức Nhà nước có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của cấp trên; chấp hành kỷ luật Nhà nước, pháp luật;giữ gìn bí mật quốc gia; bảo vệ các quyền tự do, lợi ích hợp pháp luật Nhà nước.
Pháp luật quy định những đảm bảo pháp lý cho hoạt động công vụ. Mọi hành vi chống đối người thi hành công vụ đều bị xử lý. Tuỳ mức độ nguy hiểm của hành vi mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, pháp luật quy định những quyền, nghĩa vụ, bảo đảm pháp lý cụ thể của viên chức Nhà nước, tuỳ thuộc vào vị trí của họ trong hệ thống chức danh.
Quỳen hạn, nghĩa vụ của viên chức được pháp luật Nhà nước ta quy định thành chế độ sau:
a) chế độ trách nhiệm:
Mọi viên chức Nhà nước từ lãnh đạo đến nhân viên thừa hành đều phải chịu trách nhiệm về nhiệm vụ của mình. Chế độ trách nhiệm đòi hỏi viên chức phải chấp hành chính sách, pháp luật, bảo đảm chất lượng và hiệu quả công tác.
b) Chế độ kỷ luật:
Mọi viên chức ở bất kỳ cương vị nào đều phải chấp hành kỷ luật nhà nước.
c) Chế độ bảo vệ của công:
Mọi viên chức ở bất kỳ cương vị nào đều phải bảo vệ công sản, tài sản Nhà nước, sử dụng công sản cho mục đích công vụ chứ không vì lợi ích cá nhân.
d) Chế độ phục vụ Nhân dân:
Viên chức Nhà nước có bổn phận thực hiện các kiến nghị, yêu cầu hợp pháp của mọi công dân, thoả mãn các nhu cầu công cộng cho cộng đồng nhân dân./.
Câu 26