Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu điện tử

Một phần của tài liệu đấu thầu điện tử thực trạng và giải pháp áp dụng tại việt nam (Trang 78)

3. Kết cấu của khóa luận

3.3.1 Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu điện tử

Là một hoạt động mới đƣợc ứng dụng và triển khai tại Việt nam, mặc dù việc xây dựng hành lang pháp lý cũng đã đƣợc nhà nƣớc quan tâm và đƣa vào

luật Đấu thầu 2013 đã đƣợc phê duyệt 2013 có hiệu lực năm 2014 nhƣng để vận hành hiệu quả thì ngoài những văn bản pháp luật đã nêu ra , Việt Nam còn cần ban hành một số văn bản pháp luật liên quan nhƣ: văn bản hƣớng dẫn thực hành đấu thầu mua sắm qua mạng làm cơ sở pháp lý để thực hiện các hoạt động đấu thầu điện tử, văn bản bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng.

- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, sớm ban hành các thông tƣ hƣớng dẫn đấu thầu điện tử theo Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 và các Nghị định hƣớng dẫn Luật, các mẫu hồ sơ tài liệu trong đấu thầu điện tử, có hƣớng dẫn và chế tài xử lý tình huống;

- Khẳng định giá trị pháp lý của kết quả đấu thầu điện tử, bổ sung hành lang pháp lý cho việc đấu thầu điện tử trong việc thanh toán, kiểm toán,…;

- Đƣa Hệ thống từ thử nghiệm sang triển khai chính thức trên diện rộng, xây dựng lộ trình bắt buộc áp dụng đấu thầu điện tử; quy định chi tiết việc lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tƣ qua mạng;

- Có quy định bắt buộc đăng ký đối với bên mời thầu, nhà thầu trên hệ thống làm cơ sở xem xét tính hợp lệ của nhà thầu tham gia đấu thầu và điều kiện tổ chức đấu thầu đối với bên mời thầu.

- Ban hành các quy định nhằm cụ thể hóa các văn bản pháp luật liên quan: Luật Công nghệ thông tin, Luật Thƣơng mại điện tử..về an toàn, an ninh thông tin để tạo cơ sở triển khai hạ tầng khóa công khai (PKI)

- Cụ thể hóa các quy định về tội phạm mạng (tội phạm tấn công trang web, các cơ sở dữ liệu và phát tán vi rus và tội phạm lợi dụng môi trƣờng mạng để ăn cắp, tống tiền và tổ chức các hoạt động phạm tội, nhƣ đánh bạc qua mạng, ăn cắp và làm giả thẻ tín dụng….) trong Bộ Luật Hình sự; hoàn thiện pháp luật về tố tụng để đấu tranh với loại tội phạm này để kịp thời điều chỉnh các hành vi liên quan đến tội phạm mạng

- Xây dựng các quy định về điều kiện, về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tƣ, nhà thầu khi tham gia vào hệ thống đấu thầu điện tử; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về nhà thầu làm cơ sở cho việc thực hiện hoạt động đấu thầu.

- Cần có quy định hƣớng dẫn về quy trình thống nhất, ban hành các biểu mẫu nghiệp vụ để thực hiện các bƣớc theo quy trình

70

- Xây dựng quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bí mật thƣơng mại trong hoạt động đấu thầu điện tử

- Sớm ban hành các chế tài giải quyết tranh chấp, xử phạt liên quan đến các hành vi vi phạm trong hoạt động đấu thầu điện tử

Hệ thống pháp luật của cho việc triển khai đấu thầu điện tử cần:

Đảm bảo tính an toàn và bảo mật thông tin

- Không chỉ riêng lĩnh vực đấu thầu điện tử, vấn đề an ninh mạng và bảo mật thông tin trên mạng nói chung đang là một trong những vấn đề rắc rối và rất phức tạp. Hoạt động đấu thầu điện tử đƣợc triển khai nhằm tận dụng lợi thế của thời đại tuy nhiên vấn đề đảm bảo tính bảo mật thông tin là điều luôn luôn đƣợc đặt lên hàng đầu khi các thành phần quyết định tham gia hệ thống.

- Việc xây dựng quy định pháp luật cũng cần phải có những chế tài cho để đảm bảo cho thông tin đƣợc an toàn và đảm bảo tính bí mật, nhằm ngăn chặn sự truy cập bất hợp pháp và bảo vệ thông tin ngƣời quản lý và ngƣời dùng.

Tạo cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

- Quyền sở hữu trí tuệ không còn là khái niệm và việc làm ít đƣợc nhắc đến nữa, Trong thƣơng mại điện tử, đặc biệt là trong đấu thầu điện tử đây cũng là yếu tố hết sức quan trọng. Với vai trò của mình, pháp luật cũng cần bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bởi các sản phẩm và dịch vụ số hóa đƣợc truyền gửi trên Internet có thể bị sao chép và đánh cắp. Đồng thời, song song với đó là cơ chế xử phạt và giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động đấu thầu điện tử

Đảm bảo tính thống nhất của quy trình điện tử

- Tuy đấu thầu điện tử chỉ là việc chuyển tƣ quy trình đấu thầu truyền thống sang thực hiện bằng công cụ internet, trong đó, cơ bản các bƣớc của quy trình không bị thay đổi, chỉ có khác về thao tác thực hiện, vì vậy vẫn cần có một văn bản quy định một quy trinh thống nhất để việc triển khai đƣợc thông suốt và rõ ràng từ Trung ƣơng, đến địa phƣơng

Đơn giản hóa các quy định về thủ tục hành chính

- Xây dựng các quy định về phƣơng thức quản lý nhà nƣớc, trong đó đơn giản các thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện các bƣớc trong quy trình đấu thầu để thuận lợi và có hiệu quả nhất.

3.3.2 Tiếp tục tổ chức phổ biến quán triệt thực thi các quy định mới của pháp luật về đấu thầu và nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác đấu thầu điện tử

Những quy định mới của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 cần phải cập nhật và phổ biến quán triệt đến chủ đầu tƣ, bên mời thầu và các đơn vị tƣ vấn – những đơn vị trực tiếp tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu.

Đồng thời, kinh nghiệm xử lý tình huống trong đấu thầu cần đƣợc nâng cao cho các bộ trực tiếp thực hiện công tác đấu thầu, đặc biệt là tƣ vấn đấu thầu.

Ngoài ra, để phát huy hiệu quả của hoạt động hậu kiểm, các cá nhân, thành viên các đoàn thanh tra, kiểm tra công tác đấu thầu cần tiếp tục đƣợc bồi dƣỡng, nâng cao về nghiệp vụ đấu thầu cũng nhƣ phải đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra trong đấu thầu.

Về mặt tổ chức đào tạo:

-Tăng cƣờng tổ chức các khóa đào tạo, cập nhật kiến thức mới về đấu thầu điện tử, từng bƣớc áp dụng rộng rãi hình thức đấu thầu điện tử nhằm tiết kiệm, chống lãng phí và rút ngắn thời gian thực hiện các gói thầu;

-Tăng cƣờng tuyên truyền, phổ biến cho các đơn vị ở vùng sâu vùng xa tiếp cận công nghệ, tập huấn ngắn hạn về đấu thầu điện tử;

-Phát hành sổ tay, sách hƣớng dẫn về đấu thầu điện tử.

Một phần của tài liệu đấu thầu điện tử thực trạng và giải pháp áp dụng tại việt nam (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)