Đánh giá tình hình thực hiện

Một phần của tài liệu đấu thầu điện tử thực trạng và giải pháp áp dụng tại việt nam (Trang 62)

3. Kết cấu của khóa luận

2.4.5 Đánh giá tình hình thực hiện

2.4.5.1 Kết quả đạt được

Sau giai đoạn thí điểm đấu thầu điện tử giai đoạn I (trong 3 năm 2009- 2011) cho thấy, phƣơng thức đấu thầu điện tử đã góp phần “giảm chi phí giao dịch, tăng sức cạnh tranh để mỗi gói thầu có giá phù hợp nhất, thể hiện quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tăng cƣờng hiệu quả đầu tƣ công, đấu thầu”.

Từ năm 2009 - 2011 hệ thống đấu thầu điện tử đƣợc đƣa vào sử dụng thí điểm, kết quả đã có hơn 1.900 bên mời thầu, trên 1500 nhà thầu đăng ký đƣợc phê duyệt và hơn 1.000 gói thầu thực hiện thành công, 30.000 thông báo mời thầu đƣợc đăng tải, hơn 200 gói thầu đã đƣợc thực hiện (đăng tải thông báo mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, nộp hồ sơ dự thầu, thực hiện mở thầu, thông báo kết quả đấu thầu).

Trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và đào tạo về đấu thầu điện tử trong giai đoạn 2012-2013, hơn 60 khóa tập huấn, đào tạo về đấu thầu điện tử đã đƣợc tổ chức cho các chủ đầu tƣ, bên mời thầu, nhà thầu tại các Bộ, ngành, địa phƣơng trên khắp cả nƣớc để đăng lý tham gia Hệ thống, với hơn 4000 lƣợt cán bộ thuộc hơn 30 Bộ, địa phƣơng, hơn 500 đơn vị chủ đầu tƣ, bên mời thầu và nhà thầu đến từ các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nƣớc tham gia.

Tính đến cuối năm 2013, các cơ quan thí điểm và các đơn vị khác trong cả nƣớc đã thực hiện thành công hơn 1.000 gói thầu điện tử (so với 55 gói thầu trong giai đoạn 2009–2011), toàn bộ các hoạt động nhƣ đăng tải kế hoạch đấu thầu, đăng tải thông báo mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, nộp hồ sơ dự thầu, mởthầu, thông báo kết quả đánh giá… đều đƣợc thực hiện trên Hệ thống, đăng tải đƣợc hơn 10.000 kế hoạch đấu thầu, hơn 78.000 thông báo mời thầu, số lƣợng ngƣời đăng ký sử dụng Hệ thống là hơn 9.000 bên mời thầu và hơn 3.000 nhà thầu.

Đồng thời với các hoạt động xây dựng khung pháp lý, tuyên truyền, đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã kiện toàn tổ chức bộ máy vận hành Hệ thống đấu

thầu điện tử đảm bảo Hệ thống hoạt động thông suốt, ổn định 24/7, hỗ trợ tối đa ngƣời dùng thông qua các hình thức đa dạng nhƣ điện thoại, thƣ điện tử và đặc biệt là công cụ hƣớng dẫn từ xa thao tác trực quan trên máy tính ngƣời dùng để giải đáp thắc mắc, hƣớng dẫn cho chủ đầu tƣ, bên mời thầu, nhà thầu tham gia Hệ thống, tự đăng tải thông tin đấu thầu và thực hiện đấu thầu điện tử.

Số lƣợng ngƣời dùng (nhà thầu, bên mời thầu, ngƣời dùng đăng ký) trong giai đoạn 2012-2013 đã tăng vọt so với giai đoạn 2009-2011. Cụ thể, số lƣợng ngƣời đăng ký tăng 500%, trong đó số lƣợng nhà thầu đăng ký tham gia sử dụng tăng 650%, số lƣợng bên mời thầu tăng 460%. Việc sử dụng hệ thống để đăng tải thông tin đấu thầu và lựa chọn nhà thầu qua mạng cũng tăng trƣởng vƣợt bậc. Số gói thầu áp dụng đấu thầu điện tử tăng gần 20 lần, số thông báo mời thầu và kế hoạch đấu thầu đƣợc đăng tải tƣơng ứng gần 3 lần và 11 lần.

Về cơ bản các mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho giai đoạn 1(thí điểm) đã đạt được:

Xây dựng hạ tầng kỹ thuật của Hệ thống đấu thầu điện tử có quy mô phù hợp với giai đoạn thí điểm, đảm bảo an toàn bảo mật và đóng vai trò là một cổng thông tin điện tử về đấu thầu.

Xây dựng văn bản hƣớng dẫn thực hiện thí điểm đấu thầu điện tử

-Tuyên truyền nâng cao nhận thức và đào tạo về đấu thầu điện tử cho các nhà quản lý, chủ đầu tƣ/bên mời thầu, nhà thầu và toàn xã hội về lợi ích của đấu thầu qua mạng

-Tổ chức vận hành và thực điện thí điểm đấu thầu điện tử: lựa chọn 3 đơn vị thực hiện thí điểm đấu thầu qua mạng có điều kiện tốt về công nghệ thông tin, có số lƣợng và phạm vi mua sắm đa dạng, có nhiều kinh ngiệm và năng lực trong các hoạt động đấu thầu ở Việt Nam, đồng thời khuyến khích những đơn vị khác có nhu cầu.

Đặc biệt, tình hình thực hiện tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam đạt đƣợc rất khả quan đối với các gói thầu hàng hóa (chiếm 85% tổng số gói thầu tham gia thí điểm).

Kết quả đạt đƣợc trong giai đoạn thí điểm 2009-2011 và 2012-2013 cung cấp những bài học kinh nghiệm quý báu cho việc thực hiện đấu thầu điện tử theo Luật Đấu thầu sửa đổi (có hiệu lực thi hành từ 1/7/2014), làm cơ sở cho triển

54

khai nâng cấp, mở rộng Hệ thống thông qua Dự án Ứng dụng thƣơng mại điện tử trong mua sắm Chính phủ theo hình thức PPP theo nhƣ chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ tại văn bản số 7019/VPCP-KTN ngày 10/10/2011 của Văn phòng Chính phủ.

a) Về mặt pháp lý: Bên cạnh những văn bản đã có quy định trƣớc giai đoạn thí điểm đấu thầu điện tử những văn bản pháp luật liên quan đến đấu thầu điện tử nhƣ:

(1) Luật Đấu thầu 2005, Luật đấu thầu sử đổi 2009

(2) Kế hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010 (Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005),

(3) Quyết định số 222/2005/QĐ – TTg đã xác định việc ứng dụng TMĐT trong việc mua sắm công là một mục tiêu quan trọng của ứng dụng TMĐT

(4) Văn bản số 6059/VPCP-KTN ngày 03/09/2009 của Thủ tƣớng chính phủ về chủ trƣơng triển khai thí điểm đấu thầu điện tử từ năm 2009 đến 2011 trong đó giao Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì.

(5) Quyết định số 94/QĐ – BKH ngày 14/10/2009 phê duyệt dự án : Xây dựng Hệ thống Mua sắm Chính phủ điện tử thử nghiệm: do Koica tài trợ.

(6) Quyết định số 1073/2010/QĐ-TTg ngày 12/7/2010 về Kế hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại điện tử giai đoạn 2011 – 2015 do cơ quan chủ quản Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ kết hợp với các cơ quan hỗ trợ khác.

(7) Ngày 22/7/2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã ban hành Thông tƣ số 17/2010/TT-BKH quy định chi tiết thí điểm đấu thầu điện tử, tạo cơ sở pháp lý cho các đơn vị thực hiện đấu thầu điện tử.

(8) Quyết định số 1065/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 do Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt về Chƣơng trình quốc gia về ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc.

(9) Gần đây nhất việc Luật đấu thầu 2013 đƣợc Quốc Hội thông qua nội dung về đấu thầu điện tử đã đƣợc quy định hết sức cụ thể và toàn diện. Đấu thầu điện tử đƣợc quy định tại Điều 30 Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 19/11/2005 của Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam khóa XI và tiếp tục đƣợc quy định tại chƣơng VII, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014.

dựng để tiếp tục hƣớng dẫn thực hiện đấu thầu điện tử trong năm 2014 và trong thời gian tới. Luật đấu thầu năm 2013 gồm 13 chƣơng, 96 điều đƣợc xây dựng trên cơ sở sửa đổi toàn diện Luật đấu thầu năm 2005. Luật sẽ có hiệu lực từ 1/7/2014. Luật đấu thầu đã dành một chƣơng nói về các quy định áp dụng cho lĩnh vực đấu thầu điện tử để thấy đƣợc sự quyết tâm của Quốc hội, Nhà nƣớc về trong việc triển khai thành công hệ thống đấu thầu điện tử.

b) Hạ tầng kỹ thuật

Hệ thống đấu thầu điện tử thử nghiệm hiện tại đã từng bƣớc đáp ứng yêu cầu đăng tải thông tin đấu thầu trên mạng theo quy định của Điều 5 của luật Đấu thầu và cho phép bên Mời thầu và Nhà thầu thực thực hiện toàn bộ quy trình đấu thầu điện tử trên Hệ thống này đối với các gói thầu đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh (Kế hoạch đấu thầu, sơ tuyển, Thông báo mời thầu, Hồ sơ mời thâu, Hồ sơ dự thầu, mở thầu, kết quả đánh giá và nhà thầu trúng thầu).

c) Về hướng d n, đào tạo đấu thầu qua mạng

Thông qua những hoạt động tổ chức Hội nghị, khóa đào tạo về đấu thầu điện tử và hỗ trợ tối đa các bên Mời thầu và Nhà thầu khi tham gia vào Hệ thống, Bộ kế hoạch và Đầu tƣ và các cơ quan tham gia thí điểm đã từng bƣớc hình thành đội ngũ làm công tác đấu thầu điện tử, không chỉ nắm vững và làm chủ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, về nghiệp vụ đấu thầu mà còn tham gia vào tập huấn đào tạo, giải đáp thắc mắc những vấn đề liên quan trên Hệ thống.

Đến nay hầu hết các đơn vị với tƣ cách là ban quản lý dự án, Chủ đầu tƣ, Bên mời thầu và các cơ quan thí điểm, các Bộ ngành và địa phƣơng đƣợc tổ chức hƣớng dẫn, đào tạo đã có thể tự đăng ký, đăng nhập và đăng tải các thông tin về đấu thầu lên Hệ thống. Đấy là cơ sở quan trọng nhằm pháp lý hóa Hệ thống thành Trang thông tin điện tử về đấu thầu (theo Điều 5 của Luật Đấu thầu), giám sát cộng đồng (theo Điều 59 của Luật đấu thầu) và trách nhiệm giải trình của những tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động đấu thầu.

Trong thời gian qua, các Tổng công ty, tập đoàn kinh tế và các địa phƣơng đã tự lên kế hoạch và phối hợp với Bộ kế hoạch và Đầu tƣ tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo cho các Chủ đầu tƣ/Bên mời thầu và Nhà thầu trực thuộc tự đăng ký, đăng nhập và đăng tải các thông tin về đấu thầu lên Hệ thống cũng nhƣ đấu

56

thầu lựa chọn nhà thầu qua mạng. Đây là cơ sở quan trọng nhằm mở rộng áp dụng đấu thầu điện tử, tăng cƣờng giám sát cộng đồng và trách nhiệm giải trình của những tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động đấu thầu.

d)Về mở rộng thí điểm đấu thầu qua mạng

Thực hiện nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong công tác triển khai thực hiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, làm việc trực tiếp với đại diện các cơ quan góp phần nâng cao nhận thức trách nhiệm và quyết tâm của lãnh đạo các cơ quan trong việc triển khai đấu thầu qua mạng. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã hỗ trợ và đôn đốc sát sao các cơ quan thí điểm cũng nhƣ các cơ quan đã đƣợc đào tạo, trực tiếp hỗ trợ thực hiện thành công nhiều các gói thầu theo hình thức đấu thầu qua mạng trên Hệ thống. Bên cạnh đó, việc triển khai đấu thầu điện tử vẫn cần tiếp tục phát triển cả về chiều rộng (với sự tham gia của nhiều Bộ, ngành, địa phƣơng) và chiều sâu (với sự tham gia của nhiều đơn vị trực thuộc các Bộ, ngành, địa phƣơng).

e) Về mặt tuyên truyền, quảng bá

Kết quả đạt đƣợc trong giai đoạn 2009-2013 đã lan toả nhận thức mới về đấu thầu qua mạng tới không chỉ những ngƣời trực tiếp thực hiện (Chủ đầu tƣ/Bên mời thầu, Nhà thầu) mà còn đến với các cơ quan quản lý nhà nƣớc có liên quan, và toàn xã hội, một yếu tố quan trọng thể hiện sự công bằng, minh bạch thông tin về đấu thầu, góp phần nâng cao hiệu quả và phòng chống tham những trong đấu thầu, qua đó là cơ sở vững chắc cho việc mở rộng áp dụng đấu thầu điện tử trong thời gian tới. Tỷ lệ các cơ quan có nhận thức về đấu thầu điện tử cao sẽ là lực lƣợng tiên phong trong việc đẩy mạnh áp dụng đấu thầu điện tử.

Nhƣ vậy, việc thực hiện thí điểm đấu thầu qua mạng cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ đặt ra với khả năng đáp ứng của Hệ thống và tiếp tục thực hiện mở rộng Hệ thống đã xây dựng, hoàn thiện và bổ sung các chức năng Hệ thống đã phát triển thông qua việc triển khai Dự án Ứng dụng thƣơng mại điện tử trong mua sắm Chính phủ theo hình thức PPP. Đồng thời, hành lang pháp lý về đấu thầu điện tử đã đƣợc chuẩn bị chu đáo, bên cạnh việc kiện toàn năng lực, tích lũy kinh nghiệm triển khai đấu thầu điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ trong thời gian qua để sẵn sàng cho bƣớc phát triển tiếp theo của đấu thầu điện tử.

2.4.5.2 Khó khăn và tồn tại a)Về văn bản pháp lý a)Về văn bản pháp lý Về cấp phát chứng thư số

Trong quá trình triển khai phân tích và thiết kế hệ thống e - GP, vấn đề cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là một trở ngại khá lớn. Mặc dù Việt Nam đã có hành lang pháp lý về giao dịch điện tử là Luật Giao dịch Điện tử ban hành năm 2005 và các nghị định hƣớng dẫn thi hành, song đến nay vẫn chƣa có tổ chức chứng thực số công cộng (CA) phục vụ giao dịch điện tử. Hiện tại, mới có một số tổ chức, doanh nghiệp triển khai hệ thống CA nội bộ dùng riêng, nhƣ Ngân hàng Nhà nƣớc, Ban Cơ yếu Chính phủ, Công ty Điện toán và truyền số liệu VDC, Ngân hàng Vietcombank, Ngân hàng ACB, Công ty VASC và mới đây nhất là Bộ Tài chính. Do vậy, trong giai đoạn thử nghiệm e - GP, Bộ KH&ĐT đảm nhận cả chức năng cấp chứng thực số cho chủ đầu tƣ và nhà thầu (ở Hàn Quốc là các công ty độc lập chuyên cung cấp CA riêng). Khó khăn nữa là cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành chƣa liên kết đƣợc với nhau. Việc liên kết đƣợc cơ sở dữ liệu là vô cùng cần thiết vì nhƣ vậy, bên mời thầu sau khi tham gia vào e - GP có thể tìm hiểu ngay đƣợc thực trạng của nhà thầu từ tình hình tài chính, nghĩa vụ nộp thuế, tồn tại hay đã giải thể…

Trong giai đoạn phát triển Hệ thống (năm 2009), tại Việt Nam khi đó chƣa có một đơn vị nào thực hiện việc cung cấp vào cấp phát dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã chủ động tiếp nhân công nghệ hạ tầng khóa công khai (Public Key Infrastructure – PKI) từ Hàn Quốc và trực tiếp quản lý việc cấp phát chứng thƣ số cho các đối tƣợng tham gia đấu thầu điện tử. Hơn nữa, do công nghệ PKI dùng cho chữ ký điện tử và mã hóa dữ liệu là công nghệ mới tại Việt Nam, mã nguồn của công nghệ này không đƣợc phía Hàn quốc chuyển giao, nên giai đoạn thí điểm gặp khó khăn trong việc vận hành kỹ thuật và giải quyết trục trặc phát sinh từ phần mềm PKI, đặc biệt khi áp dụng Hệ thống trên phạm vi rộng.

Tại văn bản số 6059/VPCP-KTN ngày 03/9/2009 đã nêu giá trị pháp lý của các văn bản điện tử trên Hệ thống đã đƣợc công nhận và đƣợc cụ thể hóa tại Thông tƣ số 17/2010/TT-BKH ngày 22/7/2010 quy định chi tiết thí điểm đấu thầu điện tử (Điều 4). Tuy nhiên, do mới chỉ thực hiện thí điểm, nên thực tế triển khai phát sinh các vƣớng mắc (về giá trị pháp lý của văn bản điện tử, chữ ký số

58

trong đấu thầu điện tử,…) và sự thừa nhận của các cơ quan có liên quan đến hoạt động sau đấu thầu nhƣ: thẩm định, thanh toán, kiểm tra,… trong thời gian qua còn cầm chừng, chƣa đƣợc phát huy khả năng hiện có của Hệ thống.

Văn bản pháp lý hƣớng dẫn đấu thầu điện tử chƣa đƣợc đầy đủ, nội dung hƣớng dẫn chƣa đáp ứng đƣợc các quy định của Luật Đấu thầu; thiếu sự đồng bộ và thống nhất giữa Hệ thống đấu thầu điện tử và Báo Đấu thầu trong việc đăng tải thông tin về đấu thầu; chƣa có đủ các mẫu tài liệu cho đấu thầu điện tử, nên nhiều đơn vị còn gặp khó khăn trong thực hiện,

Đa số các cơ quan cho rằng Thông tƣ 17/2010/TT-BKH mới chỉ “khuyến khích” các đơn vị không nằm trong diện thí điểm thực hiện đấu thầu điện tử (EVN, VNPT, TP. Hà Nội) nên tâm lý nhiều đơn vị là chƣa chuẩn bị để thực

Một phần của tài liệu đấu thầu điện tử thực trạng và giải pháp áp dụng tại việt nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)