3. Kết cấu của khóa luận
2.5.2 Nguyên nhân của những tồn tại
Hạn chế đầu tiên là yếu tố về trình độ công nghệ thông tin và hạ tầng công nghệ của các bên tham gia chƣa đồng đều; khả năng kết nối dữ liệu dùng chung giữa các hệ thống Chính phủ điện tử còn hạn chế, khiến một số chức năng nhƣ
62
kiểm tra thông tin đăng ký, thanh toán qua mạng,... chƣa thể thực hiện trực tuyến, đã ảnh hƣởng tới quá trình đấu thầu.
Nhƣng hạn chế lớn nhất vẫn là yếu tố con ngƣời. Ƣu điểm nổi bật của đấu thầu điện tử là nhà thầu không tiếp xúc trực tiếp với chủ đầu tƣ và bên mời thầu. Ðiều này hạn chế phát sinh tiêu cực, có tính minh bạch và cạnh tranh cao hơn, nhƣng chính sự 'minh bạch cao' lại là 'khuyết điểm' khiến một số chủ đầu tƣ 'ngập ngừng và e ngại'.
Trong giai đoạn phát triển hệ thống, Bộ Kế hoạch và Ðầu tƣ đã chủ động tiếp nhận công nghệ hạ tầng khóa công khai (PKI - công nghệ đƣợc sử dụng để chứng thực ngƣời dùng hệ thống) của Hàn Quốc và trực tiếp quản lý việc cấp phát miễn phí thí điểm chứng thƣ số cho các đối tƣợng tham gia đấu thầu điện tử. Tuy nhiên, đây là công nghệ mới ở nƣớc ta, mã nguồn công nghệ này lại không đƣợc chuyển giao trong giai đoạn thí điểm dẫn đến khó khăn trong việc vận hành kỹ thuật, đặc biệt khi áp dụng hệ thống trên phạm vi rộng. Do phối hợp giữa các bên thiếu chặt chẽ, dẫn đến tình trạng nhiều gói thầu đƣợc đấu thầu điện tử có số lƣợng nhà thầu tham gia rất ít.
Trở ngại lớn nhất là các đơn vị triển khai còn mang tâm lý lo ngại khi giải trình với các cơ quan thanh tra, kiểm tra về quy trình đấu thầu điện tử.
Vì trở ngại tâm lý một số đơn vị cho rằng nguyên nhân chủ yếu là vấn đề cơ sở hạ tầng công nghệ hiện chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu hoặc hạn chế về trình độ công nghệ thông tin tại đơn vị.
Do trình độ công nghệ thông tin hạn chế, năm 2013, dự kiến có 10 gói thầu tham gia đấu thầu điện tử song cuối cùng chỉ có 3 gói đƣợc thực hiện bằng hình thức này.
Ngoài ra, một vấn đề lớn nữa là giá trị pháp lý của các tài liệu điện tử cũng nhƣ chữ ký số trong đấu thầu điện tử chƣa đƣợc công nhận đầy đủ, chƣa đƣợc quy định cụ thể ở văn bản quy phạm pháp luật và còn thiếu sự phối hợp giữa các bên liên quan trong thanh toán, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán… Điều này đặt ra cho cơ quan chủ trì trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện sớm để hệ thống đƣợc đi vào hoạt động sớm và đƣợc hợp thức hóa.
Ngoài ra, vấn đề khác bên cạnh những lý do trên là đấu thầu điện tử có thể đụng chạm tới quyền lợi của ngƣời đấu thầu bởi thói quen của nhiều nơi là phải gặp gỡ, nộp hồ sơ,…
CHƢƠNG 3: KIẾN NGHỊ CÁC NHÓM GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM 3.1 Thách thức đặt ra đối với Việt Nam khi xây dựng hệ thống đấu thầu điện tử
Hầu hết các quốc gia trên thế giới khi bắt đầu xây dựng hệ thống hay mô hình đấu thầu điện tử đều vấp phải những thách thức và điều đó cũng không ngoại lệ đối với Việt Nam. Những rào cản bên trong liên quan đến yếu tố con ngƣời, đó là quyết tâm của Chính phủ đối với việc xây dựng và triển khai ứng dụng đấu thầu điện tử, là trình độ hiểu biết, khả năng ứng dụng CNTT của đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện công tác đấu thầu còn hạn chế, một bộ phận các chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án hay nhà thầu thậm chí còn không biết email là gì. Bên cạnh đó, những rào cản bên ngoài là sự hạn chế của khuôn khổ pháp lý hiện hành không đủ điều kiện đáp ứng cho đấu thầu điện tử có thể vận hành và thực hiện các chức năng của nó theo đúng kiểu trực tuyến. Chẳng hạn nhƣ tính pháp lý của chữ ký điện tử. Tiếp đến là những trở ngại về công nghệ. Và cuối cùng đó chính là ngân sách để xây dựng và duy trì hệ thống đấu thầu điện tử đòi hỏi khá lớn.Vậy thì đối với Việt Nam, rào cản nào ảnh hƣởng quyết định đến việc triển khai mô hình đấu thầu điện tử.
Quan điểm thứ nhất cho rằng những rào cản bên ngoài không phải là nhân tố chính cản trở thực hiện mô hình e-GP. Bởi lẽ nếu có nỗ lực thật sự từ phía Chính phủ thì hệ thống luật pháp cho đấu thầu điện tử vận hành phải đƣợc nhanh chóng xây dựng. Tiếp đến là trong bối cảnh toàn cầu, công nghệ đƣợc lan truyền nhanh chóng và có khả năng đáp ứng ngay một khi mà Chính phủ có nhu cầu. Trở ngại về ngân sách và phân tầng trong xã hội về tiếp cận công nghệ thông tin đƣợc coi là thứ yếu nếu một khi Chính phủ quyết tâm. Quan điểm này có lẽ đúng đối với các quốc gia nằm trong khối các quốc gia phát triển.
Cho dù quan điểm thứ nhất cho rằng quyết tâm của chính phủ các quốc gia phát triển quyết định thành công mô hình e-GP, và các rào cản bên ngoài là thứ yếu. Nhƣng, công nghệ phục vụ cho mô hình e-GP lại là một trở ngại lớn mà các chính phủ khi xây dựng hoạt động trực tuyến của mình phải đối mặt. Một khi công nghệ thay đổi nhanh chóng mà hệ thống công nghệ thông tin của Chính phủ
64
không hội nhập hoặc là có tính kế thừa yếu sẽ làm tăng chi phí vận hành hệ thống. Chẳng hạn sự thay thế thẻ điện tử thông thƣờng (electronic card) bằng thẻ điện tử thông minh (smart card) để có thể ứng dụng những chữ ký điện tử sẽ làm cho toàn bộ hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phải thay đổi, kể cả phần cứng lẫn phần mềm.
Để triển khai ứng dụng mô hình e-GP, không những chỉ có Chính phủ “tốn kém” mà phía doanh nghiệp cũng phải “tốn kém” khi thích nghi với công nghệ yêu cầu từ mô hình này. Những trở ngại này có thể là lý do làm cho các Chính phủ “chần chừ” hơn khi triển khai đấu thầu điện tử cho dù quyết tâm của họ rất cao. Nhƣ vậy, rào cản bên ngoài về công nghệ cũng rất quan trọng khi theo đuổi mô hình e-GP, đây là quan điểm thứ hai và nó đúng đối với trƣờng hợp của Việt Nam, một quốc gia đang phát triển. Nếu yếu tố về ngân sách và sự phân tầng về mức độ tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin của dân chúng không quan trọng lắm ở các quốc gia phát triển thì đối với các quốc gia đang phát triển đó lại là một khó khăn thật sự.
Nhƣ vậy, cũng tƣơng tự đối với các quốc gia đang phát triển, đối với Việt Nam, rào cản gây ảnh hƣởng quyết định đến việc triển khai mô hình đấu thầu điện tử chính là là những trở ngại về công nghệ và khả năng cung cấp ngân sách từ Chính phủ để xây dựng và duy trì hệ thống đấu thầu điện tử.
3.2 Bài học từ việc áp dụng đấu thầu điện tử trong mua sắm công trên thế giới
Kinh nghiệm phát triển và triển khai E-GP của các quốc gia trên thế giới rất phong phú. Trong một số trƣờng hợp, đấu thầu điện tử đƣợc triển khai và áp dụng một cách nhanh chóng trong khi trong một số trƣờng hợp khác việc đƣa vào áp dụng lại khá chậm chạp. Một số trƣờng hợp việc áp dụng hoàn toàn bị đình trệ. Ví dụ nhƣ trên toàn Liên minh châu Âu EU, việc phát triển và ứng dụng rất chậm. Sau 10 năm tính tới 2012, đấu thầu điện tử tại EU theo ƣớc tính chỉ chiếm dƣới 5% tổng số giá trị đấu thầu.
Nhiều nƣớc tiên tiến, nhƣ Úc, Cannada, Đan mạch, Finland, Vƣơng quốc Anh, Mỹ đã phát triển các chiến lƣợc và xây dựng các hệ thống đấu thầu dành cho chính phủ gần 20 năm nay. Và gần đây còn các nƣớc khác nhƣ Argentina, Brazil, Chile, China, Mexico, Nealand, Singapore, Thailand hoặc đã có hoặc đang triển khai phát triển các hệ thống và chiến lƣợc e-GP để đổi mới đấu thầu điện tử.
Nghiên cứu một số nƣớc trên cho thấy rằng nếu môi trƣờng đấu thầu đang tồn tại đƣợc hỗ trợ tốt, thủ tục đấu thầu chặt chẽ, đang trong tiến trình tin học hóa (thƣơng mại điện tử) thì tức là trong điều kiện thuận lợi giúp chính phủ chuyển dịch sang mô hình eGP. Ngƣợc lại, nếu mức độ sẵn sàng thấp thì việc chấp nhận eGP sẽ yêu cầu cần xây dựng các hoạt động nâng cao mức độ sẵn sàng, cũng có nghĩa là chiến lƣợc triển khai đƣợc sử dụng sẽ khác đi và yêu cầu một khoảng thời gian dài hơn.
Việc triển khai đấu thầu điện tử có thể nghiên cứu thành công cũng nhƣ thất bại của các trƣờng hợp này. Bài học mấu chốt đó là đấu thầu điện tử không đơn thuần là việc áp dụng phần mềm hay phần cứng. Đấu thầu điện tử đòi hỏi sự thay đổi quy trình làm việc tại các bên mời thầu chính phủ và thay đổi kỹ năng đấu thầu tại khu vực công và tƣ. Hiếm có hệ thống đấu thầu nào đƣợc phát triển chỉ cho một cơ quan nhất định nào thành công mà không cần thay đổi lại khi cơ quan khác áp dụng.
Một số bài học của các nƣớc trong quá trình triển khai hoạt động đấu thầu điện tử để Việt Nam có thể tiếp thu, rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai.
Bài học thứ nhất: Chi phí có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến tỷ lệ chấp thuận
Một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất khi áp dụng liên quan đến chi phí và phí áp dụng. Tại một số quốc gia, thông thƣờng phí đi kèm với việc đăng ký trực tuyến, tải hồ sơ thầu, và chữ ký số… Trong các trƣờng hợp này, cách thức đƣợc ƣa thích hơn đó là không tính phí khi tải hồ sơ trong khi có thể tính phí khi nộp thầu. Cách thức này ƣu việt hơn bởi sẽ không làm giảm tính minh bạch (bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận hồ sơ thầu không mất phí) và cũng sẽ không giảm tính cạnh tranh. Đặc biệt, nhà thầu cũng mất phí trong trƣờng hợp họ nộp thầu bằng văn bản giấy.
Tại Kazakhstan và một số quốc gia Trung Á và Đông Âu, họ xây dựng chính sách để thúc đẩy đấu thầu điện tử.Trong đó việc đăng ký là không mất phí và chữ ký điện tử cũng không mất phí.
Bài học thứ hai:Hệ thống tương đồng làm chậm tốc độ triển khai
Vấn đề phổ biến tại nhiều quốc gia đó là chính phủ vẫn cho phép nộp thầu bằng văn bản giấy ngay sau khi họ đã triển khai đấu thầu điện tử. Cách này giải quyết nhu cầu của các nhà thầu muốn điều chỉnh và giải quyết trƣờng hợp kết nối
66
yếu. Tuy nhiên, cách này cũng làm giảm tỷ lệ áp dụng của hệ thống và đi ngƣợc lại mục tiêu thúc đẩy đấu thầu điện tử. Cách tốt nhất là cho 2 hệ thống hoạt động song song nhƣng trong thời gian hạn chế, nhƣ từ 3-6 tháng.
Bài học thứ ba: E-GP cần thông qua một hệ thống đồng nhất
Trong một số trƣờng hợp, đấu thầu điện tử không triển khai theo phƣơng thức hợp tác chỉ trong chính phủ và phân chia hợp tác giữa các bộ ban ngành. Cách thức triển khai hợp tác trung tâm sẽ ƣu việt hơn về chi phí, hiệu quả, và khả năng tƣơng tác. Ví dụ phân chia nhiều các cơ quan sẽ tăng chi phí bảo mật và đòi hỏi nhà thầu phải giải quyết với nhiều bên. Hệ thống hợp nhất cho tất cả các cơ quan của chính phủ sẽ hiệu quả hơn.
Bài học thứ tư: Triển khai E-GP dưới hình thức PPP có thể dễ dàng thực hiện được
Nếu hệ thống E-GP đƣợc phát triển và hỗ trợ bởi đối tác PPP, quan trọng thoả thuận với chính phủ phải đảm bảo hiệu quả tƣơng xứng với chi phí. Hệ thống nếu đƣợc phát triển cho chính phủ cần thuộc sở hữu của chính phủ và tuân thủ theo ngôn ngữ mà đơn vị cung cấp trong nƣớc có thể làm tiếp cận đƣợc và dễ dàng trao đổi với nhau.
Bài học thứ năm: Cải cách chính sách ảnh hưởng tới việc triển khai E-GP
Các chính sách rõ ràng về chiến lƣợc mua sắm chung, tài liệu, phƣơng pháp cho kết quả tốt nhất. Vô hình chung, cách tiếp cận hợp nhất giữa chính phủ và đấu thầu điện tử có thể tạo ra hàng loạt các chính sách hiệu quả và các tiêu chuẩn, giảm ƣu tiên cạnh trạnh, mục tiêu và thúc đẩy lợi ích của tất cả các bên liên quan.
Tất cả đều có một loạt luật trực tiếp hoặc hỗ trợ đã đƣợc chuẩn bị và ban hành rất cẩn thận, đầu đủ nhằm đạt đƣợc các mục tiêu là công khai, minh bạch, cạnh tranh; hiệu quả và công bằng trong quá trình đấu thầu mua sắm sắm; đồng thời có các biện pháp; chế tài áp dụng đối với các hành động vi phạm.
Bài học thứ sáu – Cần có mô hình kinh doanh
Việc cung cấp và phát triển hệ thống đấu thầu điện tử là trƣờng hợp kinh doanh có tính cạnh tranh. Giai đoạn đầu E-GP cần đƣợc thực hiện theo cách tƣơng tự nhƣ với dự án khác với yêu cầu phân tích, chỉ rõ mục tiêu và thông số kỹ thuật, hồ sơ mời thầu tƣ vấn và đánh giá hiệu quả theo chi phí.
Bài học thứ bảy: Chiến lược hiệu quả có thể tăng cường sự tiếp nhận từ nhà thầu và bên mời thầu
Chiến lƣợc này sẽ:
Tích hợp hiệu quả với các hoạt động kinh doanh
Đảm bảo hệ thống thân thiện với ngƣời dùng và có tính linh hoạt cao
Cung cấp quyền truy nhập trực tuyến vào khung thoả thuận
Hỗ trợ chính phủ và ưu tiên doanh nghiệp
Bài học thứ tám: Sự linh hoạt trong việc phát triển và cơ cấu hỗ trợ có thể nâng cao hiệu quả
Các yêu cầu về đấu thầu với từng cơ quan đều khác nhau. Chính vì thế tính linh hoạt trong việc phát triển và thực hiện của hệ thống phải có tính linh hoạt và nhận thức đƣợc yêu cầu đa dạng từ các bên liên quan và hỗ trợ.
Bài học thứ chín: Triển khai dịch vụ E-GP đòi hỏi nguồn lực nhiều kinh nghiệm
Đấu thầu điện tử đòi hỏi đội ngũ đa chức năng có thể:
Hiểu rõ chính sách mua sắm công và thực tiễn
Đánh giá và tái cấu trúc quy trình mua sắm
Hiểu rõ yêu cầu mua sắm và năng lực kỹ thuật
Phối hợp quản lý thay đổi
Phát triển chƣơng trình đào tạo
Các quốc gia đã xây dựng Chính phủ điện tử thành công đều có chung đặc điểm sau:
Việc áp dụng Công nghệ Thông tin vào việc quản lý mua sắm công theo cách nâng cao hiệu quả của quy trình, tăng cƣờng tính minh bạch và quản lý chính phủ, thúc đẩy phát triển kinh tế tại Việt Nam. Các mục tiêu này sẽ hình thành chỉ tiêu về thành công để đo lƣờng hiệu quả của chiến lƣợc.
68
Bảng 3.1: Các tiêu chí cần có khi thực hiện đấu thầu điện tử bao gồm STT đánh giá Tiêu chí Mô tả tiêu chí
1 Công khai minh bạch và cạnh tranh
Nhà thầu nhận đƣợc giá trị thông tin nhƣ nhau trong cùng một thời điểm; đảm bảo mọi nhà thầu có các điều kiện tƣơng đƣơng khi tham gia trong quy trình đấu thầu.
2 Công bằng
Trong mô tả đối với đấu thầu điện tử, không phân biệt hoặc đối xử giữa các nhà thầu với nhau; và thông tin phải sẵn sang và tƣơng thích với các nhà thầu.
3 Bảo mật Các yếu tốcần phải đảm bảo tính bảo mật nội dung của các hợp đồng đã đƣợc ký kết trƣớc thời hạn; và các thông tin sẽ đƣợc ghi log nếu có các yêu cầu truy cập.
4 Toàn vẹn Các thông tin về dữ liệu do nhà thầu cung cấp trong quy trình đấu thầu không đƣợc cập nhật hoặc thay đổi bởi các hành động không đƣợc xác thực.
5 Tƣơng thích
Công nghệ sử dụng phải đảm bảo sự tƣơng thích, thân thiện