3. Kết cấu của khóa luận
2.4.2 Hoàn thiện khung pháp lý về đấu thầu điện tử
Với vai trò hết sức quan trọng của đấu thầu điện tử trong việc cải cách mua sắm công, từng bƣớc xây dựng Chính phủ điện tử, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nƣớc đã ban hành các văn bản mang tính định hƣớng phát triển thƣơng mại điện tử nói chung, từ đó tạo cơ sở cho đấu thầu điện tử nói riêng, đó là:
-Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010.
-Luật Công nghệ thông tin2006
44
Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số (Nghị định số 26/2007/NĐ-CP), Nghị định về thƣơng mại điện tử (Nghị định số 57/2006/NĐ-CP)
-Luật Đấu thầu sửa đổi 2009 (Điều 30)
Hiện nay nƣớc ta đã có văn bản pháp luật tạo tiền đề trực tiếp để xây dựng khung pháp lý cho việc ứng dụng TMĐT trong đấu thầu mua sắm Chính phủ, gồm: Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng; Luật Thƣơng mại; Luật Đầu tƣ; Luật CNTT; Luật Giao dịch điện tử và các văn bản dƣới hƣớng dẫn thi hành của Chính phủ và một số Bộ: Nghị định hƣớng dẫn thi hành về TMĐT; Nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính; Nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và chứng thực chữ ký số; Nghị định hƣớng dẫn về giao dịch điện tử trong lĩnh vực Ngân hàng; Nghị định ứng dụng về CNTT trong cơ quan nhà nƣớc; Quy chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa sử dụng Ngân sách Nhà nƣớc theo phƣơng thức tập trung; Hƣớng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông về mẫu chứng thực chữ ký số; hƣớng dẫn của Bộ Tài chính về thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thƣờng xuyên của cơ quan Nhà nƣớc bằng vốn Nhà nƣớc.
Trên những cơ sở những pháp lý quy định về đấu thầu điện tử tại Luật đấu thầu 2005, Nghị định 85/2009/NĐ-CP, Thông tƣ số 17/2010/TT-BKH Quy định chi tiết thí điểm đấu thầu điện tử và văn bản số 8606/BKHĐT-QLĐT ngày 01/12/2010 Hƣớng dẫn đăng tải thông tin trên Hệ thống và Báo Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ – Cục quản lý đấu thầu đã lấy đó làm cơ sở thực tế triển khai đấu thầu điện tử thí điểm từ năm 2009.
Thông qua hoạt động thí điểm Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã phối hợp với các đơn vị xử lý, kiểm chứng nhiều tình huống đặt ra liên quan đến công nghệ thông tin và nghiệp vụ đấu thầu, rút ra các bài học kinh nghiệm để xem xét, đề xuất nhằm hoàn thiện và nâng cao vị trí pháp lý của Hệ thống về quản lý thông tin và đấu thầu điện tử nhƣ: Thông tin về đấu thầu: Kế hoạch đấu thầu, Thông báo mời thầu, Kết quả lựa chọn nhà thầu (bao gồm đấu thầu điện tử và trực tiếp), Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, Báo cáo thẩm định, biên bản mở thầu đối với đấu thầu điện tử.
Danh sách cơ sở đào tạo về đấu thầu, danh sách các giảng viên về đấu thầu, danh sách tổ chức, cá nhân vi phạm (khoản 3, Điều 75, Nghị định 85), danh
sách đăng ký Nhà thầu, danh sách đăng ký bên mời thầu, Danh sách nhà thầu nƣớc ngoài trúng thầu ở Việt Nam (khoản 2, Điều 73, Nghị định 85). Các cơ sở dữ liệu trên luôn đƣợc cập nhật thƣờng xuyên.
Những nội dung nêu trên đã đƣợc xem xét, cập nhật đƣa vào Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 đƣợc Quốc hội thông qua ngày 26/11/2013 tại kỳ họp thứ 13 Quốc hội khóa XIII. Theo đó, Hệ thống đƣợc xem nhƣ địa chỉ thực hiện các chức năng: thống nhất quản lý thông tin đấu thầu và đấu thầu điện tử (Điều 4), điều kiện xác định tƣ cách hợp lệ của nhà thầu (Điều 5), thông tin về đấu thầu (Điều 8), quy định về chi phí trong đấu thầu (Điều 13), chỉ định thầu (Điều 22), đấu thầu điện tử (Điều 60), Xử lý vi phạm (Điều 90)…
Những quy định trên sẽ làm tiền đề, tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai Dự án “Ứng dụng thƣơng mại điện tử trong mua sắm chính phủ” thí điểm theo hình thức PPP (đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cho phép tại văn bản số 7091/VPCP-KTN ngày 10/10/2011), cũng nhƣ chiến lƣợc quốc gia và lộ trình thực hiện đấu thầu điện tử tại Việt Nam hƣớng tới 2025 (với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới phối hợp xây dựng).
Quy trình lựa chọn nhà thầu đƣợc thực hiện qua mạng
Tại Luật Đấu thầu sửa đổi, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã đề xuất: Khi thực hiện lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tƣ qua mạng, 7 nội dung của quy trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tƣ, thực hiện và quản lý hợp đồng đƣợc thực hiện qua mạng internet gồm:
1. Đăng tải thông tin đấu thầu;
2. Nộp bảo lãnh dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng, tạo bản thoả thuận liên danh, hợp đồng điện tử;
3. Nộp, rút hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; 4. Mở thầu, đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
5. Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tƣ; 6. Ký kết hợp đồng, thanh toán;
7. Các nội dung khác có liên quan.