Kế hoạch triển khai cụ thể 2009 2015

Một phần của tài liệu đấu thầu điện tử thực trạng và giải pháp áp dụng tại việt nam (Trang 47)

3. Kết cấu của khóa luận

2.4.2 Kế hoạch triển khai cụ thể 2009 2015

Hoạt động đấu thầu điện tử đƣợc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đi từ áp dụng thí điểm đến mô hình tổng thể, trong đó thực hiện thí điểm theo 2 giai đoạn, lựa chọn 3 đơn vị, và một số loại hàng hóa để thí điểm.

38

Giai đoạn 1: Từ 2009 – 2011 Xây dựng hệ thống đấu thầu điện tử (E – bidding) và triển khai thí điểm tại 3 đơn vị đƣợc chọn. Tại giai đoạn này, Bộ Kế hoạch và đầu tƣ xác định triển khai theo hƣớng đi tắt đón đầu bằng cách đƣa công nghệ đã đƣợc triển khai thành công tại Hàn Quốc vào thử nghiệm, và điều chỉnh cho hệ thống phù hợp với điều kiện Việt Nam, tiếp thu chuyển giao công nghệ và từ đó phát triển, hoàn thiện.

Mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho giai đoạn 1(thí điểm)

a)Xây dựng hạ tầng kỹ thuật của Hệ thống đấu thầu điện tử có quy mô phù hợp với giai đoạn thí điểm, đảm bảo an toàn bảo mật và đóng vai trò là một cổng thông tin điện tử về đấu thầu.

b)Xây dựng văn bản hƣớng dẫn thực hiện thí điểm đâu thầu qua mạng c)Tuyên truyền nâng cao nhận thức và đào tạo về đấu thầu điện tử cho các nhà quản lý, chủ đầu tƣ/bên mời thầu, nhà thầu và toàn xã hội về lợi ích của đấu thầu qua mạng

d)Tổ chức vận hành và thực điện thí điểm đấu thầu điện tử: lựa chọn 3 đơn vị thực hiện thí điểm đấu thầu qua mạng có điều kiện tốt về công nghệ thông tin, có số lƣợng và phạm vi mua sắm đa dạng, có nhiều kinh ngiệm và năng lực trong các hoạt động đấu thầu ở Việt Nam, đồng thời khuyến khích những đơn vị khác có nhu cầu.

Trong giai đoạn 1 triển khai thí điểm hệ thống đấu thầu quốc gia, hệ thống này đóng vai trò là trung tâm hình thành nên các mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức liên quan trong hoạt động đấu thầu bao gồm:

Chính phủ: là cơ quan ban hành các văn bản pháp luật để quản lý nhà nƣớc về đấu thầu và định hƣớng lộ trình thực hiện, đồng thời chỉ đạo và giao nhiệm vụ triển khai xây dựng hệ thống mạng đấu thầu cho cac cơ quan Nhà nƣớc

do Chính phủ quản lý: nhƣ Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thƣơng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính Phủ: ban hành các Nghị định quy định hƣớng dẫn chi tiết để thi hành luật.

Cơ quan xây dựng và quản lý hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Cơ quan quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực chuyên ngành gồm các Bộ: Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thƣơng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính Phủ

Phạm vi áp dụng: 22 Bộ và cơ quan ngang Bộ và một số doanh nghiệp nhà nƣớc.

Đối tượng áp dụng: là các tài sản, hàng hóa có số lƣợng mua sắm lớn, có tiêu chuẩn kỹ thuật rõ ràng: nhƣ ô tô, thuốc, thiết bị y tế, phƣơng tiện vận tải chuyên dùng, trang thiết bị chuyên dùng, trang thiết bị tin học đƣợc sử dụng theo hệ thống ngành dọc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng.

Theo kế hoạch đấu thầu điện tử đƣợc triển khai tại 3 đơn vị thử nghiệm là UBND TP.Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Bƣu chính viễn thông Việt Nam. Đây là các đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động đấu thầu ở Việt Nam, đối tƣợng mua sắm ở các đơn vị này cũng phong phú và đa dạng. Ngoài ra, các đơn vị khác quan tâm cũng có thể tham gia vào hệ thống thử nghiệm tại địa chỉ http://muasamcong.mpi.gov.vn.

`Giai đoạn 2: Từ năm 2010 – 2015, đây là giai đoạn mở rộng hệ thống đã xây dựng, hoàn thiện và bổ sung các chức năng hệ thống đã phát triển, bao gồm: mua sắm điện tử ( E – shopping), hợp đồng điện tử ( E-con tracting), thanh toán điện tử (E-payment) và từng bƣớc áp dụng đối với các đơn vị có chức năng mua sắm (chủ đầu tƣ, bên mời thầu) sử dụng nguồn vốn nhà nƣớc trên phạm vi trên toàn quốc.

Một phần của tài liệu đấu thầu điện tử thực trạng và giải pháp áp dụng tại việt nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)