Chi phí thức ăn cho 10 trứng, trứng giống và gà con loạiI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần có bột lá keo giậu, được và không được cân đối năng lượng, protein đến năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ bố mẹ lương phượng (Trang 70)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.4.2.Chi phí thức ăn cho 10 trứng, trứng giống và gà con loạiI

Chi phí thức ăn là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp đánh giá khả năng sản xuất của vật nuôi và hiệu quả kinh tế của khẩu phần thức ăn sử dụng. Căn cứ vào tiêu thụ thức ăn, đơn giá 1kg thức ăn, sản lượng trứng, sản lượng trứng giống và số lượng gà con loại I của các lô, chúng tôi đã tính được chi phí thức ăn cho 10 trứng, 10 trứng giống và 1 gà con loại 1. Kết quả được trình bày ở bảng 3.12 sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.12: Chi phí thức ăn cho 10 trứng, trứng giống và gà con loại I

Chỉ tiêu Đơn

vị ĐC

TN1 (BLKG)

TN1 TN2

Chi phí TĂ cho 10 trứng đồng 21.706 19.490 19.621

So sánh % 100 89,79 90,39

Chi phí TĂ cho 10 trứng giống đồng 22.562 20.146 20.268

So sánh % 100 89,29 89,83

Chi phí TĂ/1 gà con loại I đồng 2.808 2.343 2.360

So sánh % 100 83,44 84,04

Ghi chú: Giá 1 kg TĂ của lô ĐC: 9520, TN1: 9370, TN2: 9255 đồng

Số liệu bảng 3.12 cho thấy chi phí thức ăn cho sản xuất trứng, trứng giống và gà con loại 1 ở các lô thí nghiệm đều giảm, và có sự chênh lệch khá lớn so với lô đối chứng.

Chi phí thức ăn/10 trứng của lô ĐC cao hơn lô TN1 (được cân đối năng lượng, protien) và TN2 (không được cân đối lại năng lượng, protein). Ta quy ước chi phí thức ăn/10 trứng của lô đối chứng là 100 % thì lô TN1 và lô TN2 thấp hơn lần lượt là 10,21% và 9,61%. Chi phí thức ăn/10 trứng giống của lô TN1 thấp hơn lô ĐC là 10,71%, lô TN2 thấp hơn lô ĐC là 10,17%.

Chi phí thức ăn/1 gà loại 1 của lô ĐC cao hơn lô TN1 và lô TN2 lần lượt là 16,56% và 15,96%.

Tóm lại, sử dụng bột lá keo giậu (được và không được cân đối lại năng lượng, protein) cho gà đẻ bố mẹ Lương Phượng làm giảm chi phí sản xuất trứng và gà giống, ảnh hưởng tốt đến năng suất và chất lượng trứng.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Hùng (2005) [6] cho biết, khi tỷ lệ BLKG trong khẩu phần tăng từ 0 - 6 % khẩu phần thì tiêu tốn thức ăn cho sản xuất trứng có xu hướng giảm dần. Từ Quang Trung (2013) [15] cho biết khi bổ sung 6% BLKG vào khẩu phần ăn sẽ làm giảm chi phí thức ăn cho sản xuất trứng và trứng giống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * So sánh TN1 và TN2

Khi ta quy ước chi phí thức ăn cho 10 trứng, 10 trứng giống và 1 gà con loại 1 của lô TN1 là 100% thì lô TN2 có chi phí thức ăn cho 10 trứng, 10 trứng giống và 1 gà con loại I cao hơn lô TN1 lần lượt là 0,6%; 0,54% và 0,6%. Kết quả này không có sự chênh lệch nhiều. Như vậy, không có sự chênh lêch lớn giữa bổ sung BLKG vào khẩu phần được và không được cân đối lại năng lượng, protein đến tiêu tốn và chi phí thức ăn cho 10 trứng, 10 trứng giống và 1 gà con loại I.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần có bột lá keo giậu, được và không được cân đối năng lượng, protein đến năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ bố mẹ lương phượng (Trang 70)