4. Ý nghĩa của đề tài
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về ảnh hưởng của việc sử dụng keo giậu trong khẩu phần ăn của gà còn ít. Tuy nhiên, đã có một số nghiên cứu sử dụng BLKG trên gà.
Nguyễn Ngọc Hà và cs (1993) [8] đã tiến hành thí nghiệm trên 300 gà giống Rhode - ri, được chia thành 2 nhóm, nuôi dưỡng với khẩu phần cơ sở có ngô trắng chứa 0 và 3 % BLKG. Kết quả cho thấy, tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ ấp nở và hàm lượng β caroten trong lòng đỏ trứng ở nhóm gà được nuôi dưỡng với khẩu phần ăn chứa 3 % BLKG tăng lần lượt là 7,6 %; 16,6 % và 12,2 % lần so với nhóm gà được nuôi dưỡng với khẩu phần ăn không chứa BLKG.
Nguyễn Ngọc Hà và cs (1993) [8] đã tiến hành thí nghiệm trên 400 gà Rhode - Ri, nuôi trên lồng tầng, được chia thành 5 nhóm: I, II, III, IV và V nuôi dưỡng với các khẩu phần lần lượt chứa 42 % ngô trắng, 42 % ngô đỏ, 42 % ngô trắng + 3 % BLKG, 42 % ngô trắng + 5 % BLKG và 42 % ngô trắng + 7 % BLKG. Các khẩu phần dùng trong thí nghiệm đảm bảo đồng đều về mức năng lượng trao đổi và protein. Kết quả cho thấy, gà ở nhóm III được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa 42 % ngô trắng + 3 % BLKG, có tỷ lệ đẻ tăng từ 3 - 4 % so với nhóm I và II mà trong khẩu phần ăn của chúng không có BLKG. Tỷ lệ đẻ trứng của nhóm V (trong khẩu phần ăn chứa 42 % ngô trắng + 7 % BLKG) có xu hướng giảm, nhưng hàm lượng β caroten trong lòng đỏ trứng tăng từ nhóm I đến nhóm V. Lòng đỏ trứng gà của nhóm được nuôi dưỡng với khẩu phần ăn chứa 42 % ngô trắng + 3 % BLKG, có hàm lượng β caroten tăng 1,7 lần so với nhóm II (được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa 42 % ngô đỏ) và 19,8 lần so với nhóm I (được nuôi dưỡng với khẩu phần ăn chỉ 42 % ngô trắng và không có BLKG); chi phí thức ăn/10 trứng giảm 100 g so với nhóm I và giảm 50 g so với nhóm II.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Từ kết quả thu được của 2 thí nghiệm trên, tác giả khuyến cáo nên sử dụng 3% BLKG trong khẩu phần ăn của gà đẻ trứng thương phẩm và trứng giống không những không làm ảnh hưởng xấu tới sức sản xuất của gà mà còn có tác dụng nâng cao sức sản xuất, phẩm chất, tỷ lệ có phôi và tỷ lệ ấp nở của trứng. Ở tỷ lệ 3 % BLKG trong khẩu phần, trong 1 kg thức ăn hỗn hợp chứa tới 11.500 UI vitamin A, cao gần gấp 2 lần nhu cầu vitamin A của gà đẻ và hàm lượng mimosine là 0,6 g, chỉ bằng 1/4 mức cho phép (2,4 g/kg) đối với gà đẻ trứng.
Từ Quang Hiển và cs (2008) [4] tiến hành thí nghiệm với 440 gà bố mẹ ISAJA57 ở 23 tuần tuổi, KPCS là thức ăn hỗn hợp cho gà sinh sản của hãng Proconco, khẩu phần ăn của các nhóm gà thí nghiệm là KPCS + 3, 6, 9 % BLKG không xử lý và được xử lý ngâm nước. Kết quả cho thấy: gà được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa 6 % BLKG không xử lý có tỷ lệ đẻ cao hơn đối chứng 4,87 %, cao hơn so với nhóm gà được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa 3 % BLKG không xử lý là 1,21 % và cao hơn so với nhóm gà được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa 9 % BLKG không xử lý là 7,88 %; gà được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa 9 % BLKG không được xử lý có tỷ lệ đẻ thấp nhất.
Nguyễn Ngọc Hà và CS (1993) [8], (Viện Chăn nuôi) trong thời gian từ 1991 - 1993 đã nghiên cứu sử dụng bột lá keo giậu để nuôi gà đẻ trứng và thu được kết quả như sau: Ở lô sử dụng 3% bột lá keo giậu tỷ lệ trứng có phôi tăng 7,6%; tỷ lệ ấp nở tăng 16,6%; hàm lượng caroten trong trứng cao hơn 12,2 lần so với gà ở lô đối chứng không sử dụng bột lá keo giậu.
Nguyễn Đức Hùng (2005) [6] đã tiến hành thí nghiệm trên 440 gà bố mẹ ISAJA57, chia thành 8 nhóm mỗi nhóm được nuôi dưỡng với khẩu phần cơ sở dựa trên thức ăn hỗn hợp C24 của hãng proconco chứa 0, 3, 6 và 9 % BLKG không xử lý; 6, 9 % BLKG ngâm nước trong 24 giờ và chứa 6 và 9 % BLKG xử lý với FeSO4. 7H2O. Kết quả cho thấy, tỷ lệ đẻ trứng của gà tăng cao nhất ở khẩu phần chứa 6 % BLKG không xử lý và xử lý BLKG bằng cách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ngâm nước không làm giảm tỷ lệ đẻ trứng của gà, nhưng xử lý BLKG bằng 0,5 % FeSO4. 7H2O đã làm giảm tỷ lệ đẻ trứng của gà.
Từ Quang Hiển và cs, (2008) [4] cho biết sử dụng bột lá keo giậu cho gà đẻ đã làm tăng tỷ lệ lòng đỏ, hàm lượng β-caroten, tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở.
1.3. Vấn đề năng lƣợng đối với gà sinh sản
Năng lượng trong thức ăn cho gà đẻ rất quan trọng vì năng lượng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất trứng, đến cấu trúc cơ thể gà. Dầu và mỡ là hai loại năng lượng ta dùng để cân đối với bột lá keo giậu.
1.3.1. Nhu cầu năng lượng cho gà đẻ
Nhu cầu năng lượng trong thức ăn phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ khí hậu chuồng nuôi. Năng lượng cần để duy trì cho cơ thể sẽ giảm khi nhiệt độ chuồng nuôi tăng lên và giảm đi khoảng 4 KCal cho mỗi một độ C tăng lên.
Trong thực tế sản xuất sản lượng trứng sẽ bị tụt khi năng lượng tiêu thụ thấp hơn 2,500 - 2,600 Kcal ME/kg TA. Nhu cầu năng lượng còn tuỳ thuộc vào giống gà, khối lượng nặng hay nhẹ cân, sự tăng trưởng, số lượng và khối lượng của trứng.
Mùa hè trời nóng nhu cầu năng lượng thu nhận thấp, thời tiết lạnh gà tiêu thụ năng lượng tăng đến 30% so với nuôi trong thời tiết mát (18- 200
C). Ở nhiệt độ mát, hàm lượng năng lượng 2900 - 3000 Kcal/kg cho kết quả ảnh hưởng tới đàn gà đẻ tốt nhất, mùa hè 2700 - 2800 Kcal/kg năng lượng trao đổi là thích hợp.
Theo Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm (2002) [3], Tiêu chuẩn năng lượng trao đổi cho duy trì trong một ngày đêm của gà mái đẻ (kcal):
Hình thức nuôi Đơn vị Trọng lƣợng gà mái, kg
Trong nền chuồng Kg 1,50 1,75 2,00 2,25 2,50 2,75 Kcal 154 174 192 210 227 244
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thành phần hữu cơ hydratcarbon, lipit, protein của thức ăn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể gia cầm. Gà đẻ nhu cầu năng lượng không vượt quá 3000 Kcal/1 kg thức ăn, vì năng lượng cao gà sẽ tích luỹ béo, đẻ giảm, thích hợp là mức 2700 - 2900 Kcal/1kg thức ăn.
Gà đẻ trứng nuôi trong môi trường nhiệt độ ôn hoà thì nhu cầu năng lượng trao đổi cho gà mái đẻ giao động trong khoảng 280 - 400 Kcal/ngày, thường là 300 - 320 Kcal/ngày, thức ăn gà đẻ 2800 Kcal/kg, trên 35 tuần tuổi 2750 Kcal/kg.
Theo hãng Hubbard - ISA (Pháp) khuyến cáo mức năng lượng trong khẩu phần thức ăn cho gà theo tỷ lệ đẻ:
Đẻ Kcal/mái/ngày 1 - 5% 245 5 - 10 % 265 10 - 20 % 285 20 - 30 % 305 30 - 40 % 325 40 - 50 % 335 50 - 60 % 345 60 - 70 % 355 70 - 80 % 363 80 - 90 % 370
Trong chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm, lượng thức ăn cần thiết cung cấp theo nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất trứng. Vì vậy phải tính nhu cầu năng lượng và protein theo thể trọng gà mái đẻ và số trứng đẻ ra của mỗi gà mái hàng ngày.
Nhu cầu năng lượng của gà đẻ trứng thương phẩm giai đoạn từ 0 tuần tuổi đến khi đẻ quả trứng đầu tiên được trình bày qua bảng sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nhu cầu năng lƣợng của gà đẻ trứng thƣơng phẩm giai đoạn từ 0 tuần tuổi đến khi đẻ quả trứng đầu tiên (NRC 1994)
Chất dinh dƣỡng
Đơn vị
Gà đẻ trứng màu trắng Gà đẻ trứng màu nâu 0-6 tuần tuổi 6-12 tuần tuổi 12-18 tuần tuổi 18TT- đẻ quả trứng đầu tiên 0-6 tuần tuổi 6-12 tuần tuổi 12-18 tuần tuổi 18TT- đẻ quả trứng đầu tiên Khối lượng cơ thể g 450 980 1375 1475 500 1100 1500 1600 Năng lượng trao đổi Kcal 2850 2850 2900 2900 2800 2800 2850 2850
Có rất nhiều giống gà lông màu trong và ngoài nước như: gà Tam Hoàng, Lương Phượng, Mía, Hồ, HA1, HA2, Goldline, Hyline, Brownick, Babcok…Mỗi một giống gà đều có những đặc tính khác nhau. Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương đã phân tích di truyền đồng dạng, theo dõi cá thể kết hợp với gia đình, dựa vào những thông tin của bản thân và tổ tiên để tính toán các tham số di truyền, nhu cầu năng lượng làm căn cứ chọn lọc qua các thế hệ đã chọn tạo và hình thành một hệ thống giống gà lông màu mới có năng suất chất lượng cao phù hợp điều kiện chăn nuôi nước ta cao hơn những giống gà lông màu hiện nay trong nước gồm 4 dòng gà thịt lông màu TP1, TP2, TP3 và TP4 và 2 dòng gà lông màu hướng trứng HA1 và HA2.
1.3.2. Ảnh hưởng của bổ sung dầu, mỡ vào khẩu phần cho gà đẻ
Trong thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ có sử dụng dầu đậu tương hay mỡ lợn làm năng lượng bổ sung ta cần chú ý đến tỷ lệ của nó trong khẩu phần phối trộn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thu chất oxycarotenoid. Khi sử dụng tỷ lệ dầu đậu tương và mỡ lợn là 5% thì sẽ làm tăng sự lắng đọng oxycarotenoid trong trứng tuyến tính. Còn nếu phối trộn tỷ lệ 6% dầu đậu tương trong thức ăn, thì có thể giảm lượng citranaxanthin trong thức ăn từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
6ppm xuống 4ppm, mà không có bất kỳ sự thay đổi sắc tố nào trong lòng đỏ trứng so với lô đối chứng chứa 6ppm citranaxanthin mà không bổ sung dầu.
Khi bổ sung dầu, mỡ vào thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ sẽ có những ảnh hưởng nhất định đó là làm tăng hay giảm lượng sắc tố trong lòng đỏ trứng gà. Hay có thể làm tăng, giảm lượng trứng gà đẻ ra.
Khi sử dụng dầu đậu tương trong thức ăn sẽ làm giá trị peroxid tăng lên trong thời gian 77 ngày lưu trữ. Đối với mỡ động vật thì ít ảnh hưởng hơn.
Trong thức ăn chăn nuôi năng lượng là một trong những thành phần chính làm ảnh hưởng đến hàm lượng canthaxanthin trong lòng đỏ trứng. Khi cho gà đẻ ăn thức ăn có chứa dầu đậu nành trong hai tuần đầu thì nó tác động nhanh chóng và làm tăng đáng kể sắc tố trong lòng đỏ trứng nhưng sau đó nó lại làm giảm hàm lượng sắc tố trong lòng đỏ trứng liên tục nếu vẫn tiếp tục sử dụng thức ăn chứa dầu đậu nành. Từ đó cho thấy, trong khâu phối trộn thức ăn chăn nuôi gia cầm thì tỷ lệ năng lượng nên được xem xét và cân đối phù hợp, nếu không sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến sắc tố lòng đỏ trong trứng gà.
Khi phối trộn năng lượng vào thức ăn cho gà đẻ cần đặc biệt lưu ý không phối trộn năng lượng không bảo quản tốt, đã bị oxy hóa vì khi bị oxy hóa có thể làm giảm đáng kể sự lắng đọng sắc tố mà quá trình này xảy ra mạnh mẽ khi nhiệt độ cao. Do đó trong những tháng mùa hè cần cẩn thận khi bổ sung năng lượng. Không nên sử dụng năng lượng trong thời gian dài vì sẽ ảnh hưởng tới màu sắc của lòng đỏ trứng.
1.4. Vấn đề protein đối với gà sinh sản
1.4.1. Vai trò, nhu cầu của protein- axit amin đối với cơ thể gia cầm
Protein có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể sống. Vai trò của các axit amin trong cơ thể rất đa dạng, là thành phần chủ yếu của protein. Axit amin là nhân tố không thể thiếu được trong thức ăn của gia cầm, nó giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể gia cầm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trong cơ thể động vật nói chung, gia cầm nói riêng không thể tạo ra protein từ gluxit và lipit mà bắt buộc chúng phải lấy từ thức ăn hàng ngày một cách đều đặn, với số lượng đầy đủ và tỷ lệ thích hợp so với các chất dinh dưỡng khác.
Mức protein là một tỷ số quan trọng trong chăn nuôi gia cầm. Nó gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, sức sản xuất và chất lượng của sản phẩm. Người ta cho rằng 20- 25 % sức sản xuất của gia cầm được xác định bởi mức độ dinh dưỡng protein. Nếu trong khẩu phần thiếu protein sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ nuôi sống và khả năng sản xuất của chúng, nếu thừa protein cũng không có lợi, vì nó làm tăng cường trao đổi chất, tiêu tốn protein.
1.4.2. Nhu cầu protein
Ở gà đẻ nhu cầu protein và một số axit amin khá cao. Protein trong cơ thể gà đẻ được sử dụng để duy trì sự sống và tạo thành protit của trứng, còn ở gà tơ tuần đẻ đầu còn cần cho sinh trưởng. Để duy trì sự sống, cứ 1kg khối lượng cần 3g protein. Để tạo 100g trứng cần 28g prtein. Bởi vì trong 100g trứng có 11,2g protit, hiệu suất sử dụng protein thức ăn để tạo trứng vào khoảng 40%. Nhu cầu protein thay đổi tuỳ theo tuổi và sức đẻ của gà:
20- 40 tuần tuổi sức đẻ 80- 85% protein khẩu phần 17% >40 tuần tuổi sức đẻ 70- 75% protein khẩu phần 15% >50 tuần tuổi sức đẻ 65% protein khẩu phần 13%
Để đảm bảo dinh dưỡng protein bình thường gà đẻ cần thường xuyên nhận được cùng với protein thức ăn, tất cả các axit amin cần thiết cho nó, đặc biệt gà đẻ có nhu cầu Arginin rất cao. Nhu cầu các axit amin đặc biệt thiết yếu khi khẩu phần chứa 2700 kcal/kg năng lượng trao đổi như sau: (% trọng lượng không khí của thức ăn hỗn hợp): Arginin 0,90, Lizin 0,7, Methyonin 0,32, Methyonin + Xystin 0,60 và Triptophan 0,17.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Axit amin là một trong những dưỡng chất quan trọng trong quá trình sinh trưởng, tạo ra sản phẩm và nâng cao hiệu quả hiệu suất sử dụng thức ăn, việc xác định đúng nhu cầu axit amin cho từng đối tượng gia cầm sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong nuôi dưỡng.
Nhu cầu về axit amin đối với gia cầm rất biến động, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, tính biệt, môi trường, nuôi dưỡng ...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Bột lá keo giậu.
- Gà đẻ bố mẹ từ tuần tuổi 35 (tuần đẻ 13) đến tuần tuổi 50 (tuần đẻ 28).
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi - Viện chăn nuôi (đóng tại tỉnh Thái Nguyên).
- Các mẫu được phân tích tại Viện Khoa học sự sống thuộc Đại học Thái Nguyên.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
- Tháng 6 năm 2013 đến tháng 8 năm 2014
2.2. Nội dung nghiên cứu
,
, protein đến: 1, Khả năng sản xuất trứng
2, Một số chỉ tiêu lý, hóa học của trứng 3, Chất lượng trứng giống
4, Một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của gà thí nghiệm
Ghi chú: Để đơn giản, ngắn gọn trong cách nói, cách viết, thuật ngữ: “Khẩu phần có bột lá keo giậu, được và không được cân đối lại năng lượng, protein” được viết là: “Cách thức phối hợp bột lá keo giậu vào khẩu phần”
Cách 1 là: Khẩu phần có bột lá keo giậu, được cân đối lại năng lượng, protein. Cách 2 là: Khẩu phần có bột lá keo giậu, không được cân đối lại năng lượng,