Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần có bột lá keo giậu, được và không được cân đối năng lượng, protein đến năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ bố mẹ lương phượng (Trang 28)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Có nhiều nghiên cứu xác định ảnh hưởng của việc sử dụng keo giậu trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng, tuổi thành thục về tính, khả năng sinh sản, chất lượng trứng và tỷ lệ ấp nở của trứng gà sinh sản. Phần nhiều kết quả thu được cho thấy, gà mái sinh sản có khả năng chịu đựng được tỷ lệ keo giậu trong khẩu phần cao hơn so với gà thịt.

Ekpenyong (1989) [30] đã cho biết, những con gà mái sinh sản được nuôi dưỡng với các khẩu phần chứa 10 và 20% BLKG để héo 3 ngày trước khi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời đã bị giảm tăng khối lượng và sức sản xuất trứng trong 2 tuần đầu tiên dùng bột lá. Sau đó, tăng khối lượng, tiêu thụ thức ăn và sức sản xuất trứng của những con gà mái này được hồi phục trở lại bình thường. Không có sự khác nhau có ý nghĩa nào về khối lượng sống, khả năng tiêu thụ thức ăn và khả năng sản xuất trứng giữa nhóm gà được nuôi dưỡng với khẩu phần ăn chứa BLKG và nhóm gà đối chứng được nuôi dưỡng với khẩu phần ăn không có BLKG. Những con gà mái được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa 20% BLKG đã sản sinh ra những quả trứng to hơn với lòng đỏ đỏ thẫm hơn so với nhóm đối chứng.

Aquino (1986) [17] cho biết, những con gà mái được nuôi dưỡng với một chế độ ăn chứa 5% bột lá Ipil-ipil bằng cách thay thế một phần khẩu phần ăn thương phẩm đã cho sức sản xuất trứng là cao nhất và tăng khối lượng lớn nhất so với những con gà mái được nuôi dưỡng với các chế độ thức ăn chứa 0, 10 và 15% bột lá Ipil-ipil và màu sắc của lòng đỏ trứng được cải thiện với sự tăng lên của tỷ lệ BLKG trong khẩu phần.

Ở Philippin, Austria (1986) [19] đã cho hay, khẩu phần ăn chứa 10% bột lá Ipil-ipil được xử lý với NaOH trong thức ăn thương phẩm đã không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

gây ra ảnh hưởng độc ở gà mái đẻ. Rakhee - Bhatnagar và CS (1996) [43] cũng cho biết, không có sự khác nhau nào về năng suất sinh trưởng giữa những con gà Leghorn trắng được nuôi dưỡng với các khẩu phần chứa 5 và 10% BLKG và những con gà mái cùng giống được nuôi dưỡng với khẩu phần không có BLKG.

Ngoài ra, BLKG cũng ảnh hưởng tới tuổi thành thục và năng suất trứng của gà mái. Những khẩu phần có tỷ lệ BLKG cao quá mức đã làm muộn tuổi thành thục về tính và năng suất trứng của gà mái. Spinghall (1965) [51] và Rakhee - Bhatnargar và CS (1996) [43] đã cho biết, mimosine trong keo giậu là một yếu tố ức chế sự thành thục về tính của gà mái. Tuy nhiên, ở tỷ lệ 5% trong khẩu phần, BLKG không có ảnh hưởng xấu đến tuổi thành thục về tính của gà mái (Upase và Jadhav (1994) [56]; Tangendjaja và Sarmanu (1986) [53]). Các tham số khác phản ánh chất lượng trứng như độ dày của vỏ trứng cũng không bị ảnh hưởng lớn bởi khẩu phần chứa keo giậu.

Rakhee - Bhatnagar và cs (1996) [43] cũng cho biết, không có sự khác nhau nào về năng suất sinh trưởng giữa những con gà Leghorn trắng được nuôi với các khẩu phần chứa 5 và 10 % BLKG và những con gà mái cùng giống được nuôi dưỡng với khẩu phần không có BLKG.

Ngoài ra, BLKG cũng ảnh hưởng tới tuổi thành thục và năng suất trứng của gà mái. Những khẩu phần có tỷ lệ BLKG cao quá mức đã làm muộn tuổi thành thục về tính và giảm năng suất trứng của gà mái. Rakhee - Bhatnagar và cs (1996) [43] cho biết, mimosine trong keo giậu là một nhân tố ức chế sự thành thục về tính của gà mái. Tuy nhiên, ở tỷ lệ 5 % trong khẩu phần, BLKG không có ảnh hưởng xấu đến tuổi thành thục về tính của gà mái (Usape và Jadhav, 1994 [56]). Các tham số khác phản ánh chất lượng trứng như độ dày của vỏ trứng cũng không bị ảnh hưởng lớn bởi khẩu phần chứa keo giậu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần có bột lá keo giậu, được và không được cân đối năng lượng, protein đến năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ bố mẹ lương phượng (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)