Một số chỉ tiêu lý học của trứng gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần có bột lá keo giậu, được và không được cân đối năng lượng, protein đến năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ bố mẹ lương phượng (Trang 56)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.2.1.Một số chỉ tiêu lý học của trứng gà thí nghiệm

Chất lượng trứng là một chỉ tiêu rất quan trọng đối với gà sinh sản. Để xem xét việc ảnh hưởng của việc bổ sung BLKG vào khẩu phần (được và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

không được cân đối lại năng lượng, protein) đến các chỉ tiêu này, chúng tôi đã tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu lý học của trứng như: Khối lượng chỉ số hình thái, khối lượng lòng trắng, lòng đỏ…Kết quả được trình bày ở bảng 3.5:

Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu lý học của trứng

Chỉ tiêu Đơn vị Lô ĐC Lô TN1 (Cách 1) Lô TN2 (Cách 2) KL lượng trứng gam 55,988a 56,488a 56,364a Chỉ số hình thái 1,32 1,34 1,31 KL lòng trắng gam 33,578a 33,825a 33,839a KL lòng đỏ gam 15,740a 16,046a 15,917a Tỷ lệ lòng trắng % 59,97 59,88 60,04 Tỷ lệ lòng đỏ % 28,11 28,41 28,24 Chỉ số lòng trắng 0,082 0,09 0,09 Chỉ số lòng đỏ 0,49 0,47 0,46

Ghi chú: theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê, với p< 0,05

Số liệu bảng 3.5 cho thấy:

Ở lô TN1 (BLKG được cân đối năng lượng, protein) và lô TN2 (BLKG không được cân đối năng lượng, protein) các chỉ tiêu lý học của trứng đều có xu hướng cao hơn so với lô ĐC nhưng sự chênh lệch không lớn và không có sự sai khác rõ rệt.

Khối lượng trứng lần lượt của lô ĐC, TN1 và TN2 là: 55,988g; 56,488g và 56,364g. Có thể thấy khối lượng trứng của cả 3 lô không có sự sai khác rõ rệt(p>0,05) dao động từ 55,988g đến 56,364g. Như vậy, khối lượng trứng không chịu ảnh hưởng rõ rệt khi bổ sung BLKG (được và không được cân đối năng lượng, protein). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Hùng (2005) [6], Phạm Thị Thanh (2010) [12] và Từ Quang Trung (2013)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

[15]. Ekpenyong (1989) [30] cho biết, gà mái được nuôi với khẩu phần chứa 6 - 20 % BLKG thì khối lượng trứng không có sai khác so với nhóm gà được nuôi với khẩu phần đối chứng.

Khối lượng lòng trắng ở lô ĐC, lô TN1 và lô TN2 lần lượt là 33,578g; 33,825g; 33,839g, có thể thấy cả 3 lô đều chưa có sự sai khác rõ rệt(p>0,05) Khối lượng lòng trắng của lô TN1 cao hơn lô ĐC là 0,247g còn lô TN2 cao hơn lô ĐC là 0,261g và cao hơn TN1 là 0,014g. Như vậy, khi ta cho gà đẻ ăn khẩu phần bổ sung BLKG (được và không được cân đối lại năng lượng, protein) có ảnh hưởng nhưng không nhiều đến khối lượng lòng trắng của trứng.

Khối lượng lòng đỏ ở lô ĐC là 15,740g; lô TN1 là 16,046g; lô TN2 là 15,917g, cũng chưa có sự sai khác rõ rệt(p>0,05). Khối lượng lòng đỏ trứng gà ở lô TN1 cao hơn lô TN2 là 0,129g, còn ở lô ĐC thấp hơn so với lô TN1 và TN2 lần lượt là 0,306g; 0,177g.

Tỷ lệ lòng trắng của 3 lô thí nghiệm nhìn chung không có sự chênh lệch nhiều như các chỉ số khác. Ở lô TN2 đạt 60,04% cao hơn so với lô đối chứng 0,07% còn Lô TN1 đạt 59,88 % thấp hơn không đáng kể với lô đối chứng (0,09%) và tỷ lệ lòng trắng ở lô TN2 cũng cao hơn lô TN1 là 0,16%.

Như vậy, có thể thấy việc bổ sung BLKG (được và không được cân đối lại năng lượng, protein) cũng không ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ lòng trắng của trứng gà.

Tỷ lệ lòng đỏ của lô ĐC đạt 28,11% thấp hơn so với lô TN1 và TN2 lần lượt là 0,30%; 0,13%. Tỷ lệ lòng đỏ của lô TN1 cao hơn lô TN2 là 0,17%. Như vậy, bột lá keo giậu (được và không được cân đối lại năng lượng, protein) có ảnh hưởng tốt đến tỷ lệ lòng đỏ của trứng gà. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của Phạm Thị Thanh 2010 [12] khi nghiên cứu bổ sung 0 - 8 % BLKG vào khẩu phần đều làm tăng tỷ lệ lòng đỏ của trứng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguyễn Đức Hùng (2005) [6] cũng cho biết, tỷ lệ lòng đỏ /lòng `trắng tăng dần khi tỷ lệ BLKG trong khẩu phần ăn tăng từ 0 - 6 %.

Chỉ số lòng trắng của lô TN2 tương đương lô TN1 và cao hơn lô đối chứng là 0,008%. Như vậy, bổ sung BLKG (được và không được cân đối năng lượng, protein) vào khẩu phần ăn của gà đẻ không làm thay đổi chỉ số lòng trắng của trứng.

Chỉ số lòng đỏ của lô ĐC đạt 0,49% cao hơn lô TN1 là 0,02% và lô TN2 là 0,03%. Như vậy, bổ sung BLKG (được và không được cân đối năng lượng, protein) vào khẩu phần ăn của gà đẻ không làm thay đổi chỉ số lòng đỏ của trứng.

Kết quả bảng 3.5 cho thấy các chỉ tiêu lý học của trứng gà ở cả 3 lô thí nghiệm không có sự chênh lệch nhau nhiều, lô TN1 và lô TN2 có xu hướng cao hơn so với lô ĐC, điều này chứng tỏ khẩu phần ăn được bổ sung bột lá có ảnh hưởng không rõ rệt đến các chỉ tiêu lý học của trứng gà.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần có bột lá keo giậu, được và không được cân đối năng lượng, protein đến năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ bố mẹ lương phượng (Trang 56)