Tỷ lệ có phôi, ấp nở, gà con loạiI từ ngày thí nghiệm thứ 16 trở đi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần có bột lá keo giậu, được và không được cân đối năng lượng, protein đến năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ bố mẹ lương phượng (Trang 67)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.3.2.Tỷ lệ có phôi, ấp nở, gà con loạiI từ ngày thí nghiệm thứ 16 trở đi

Để xác định được bột lá keo giậu (được và không được cân đối năng lượng, protein) ảnh hưởng đến chất lượng trứng giống như thế nào. Chúng tôi tiến hành ấp 5940 trứng/ 3 lô, mỗi lô là 1980 quả. Kết quả được trình bày ở bảng dưới đây:

3. ừ ngày thí nghiệm 16 trở đi

tiêu ĐVT ĐC Lô TN1 (Cách KG1) Lô TN2 (Cách KG2) 1980 1980 1980 % 89,95a 93,79b 93,38b % 93,15a 96,34b 96,22b % 95,66a 95,20b 95,56a % 80,15a 86,01b 85,85b

Số liệu bảng 3.10 cho thấy:

Tỷ lệ trứng có phôi được tính trung bình từ ngày thí nghiệm thứ 16 trở đi của các lô ĐC, lô TN1 và TN2 lần lượt là: 89,95%; 93,79%; 93,38%. Có thể thấy tỷ lệ trứng có phôi của lô TN1 và lô TN2 có sự sai khác rõ rệt so với lô ĐC (p<0,05). So sánh giữa lô TN1 và lô TN2 thì không có sự sai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khác rõ rệt (p>0,05). Điều này cho thấy, bột lá keo giậu được và không được cân đối năng lượng, protein đều có ảnh hưởng khá rõ đến tỷ lệ trứng có phôi của gà Lương Phượng. Tỷ lệ này tương đương so với tỷ lệ trứng có phôi của gà Lương Phượng theo công bố của Lê Hồng Mận và Đoàn Xuân Trúc (2004) [11].

Tỷ lệ ấp nở ở các lô ĐC, lô TN1 và lô TN2 lần lượt là 93,15%; 96,34%; 96,22%. Có thể thấy lô TN1 và lô TN2 có sự sai khác rõ rệt với 2 lô này (p<0,05). So sánh giữa lô TN1 và lô TN2 thì không có sự sai khác rõ rệt (p>0,05). Khi ta bổ sung bột lá keo giậu được và không được cân đối năng lượng, protein đều có ảnh hưởng tốt đến tỷ lệ ấp nở. Nguyễn Đức Hùng (2005) [6] cho biết khi thay thế 6 % BLKG vào khẩu phần thức ăn thương phẩm Proconco để nuôi gà sinh sản bố mẹ ISA JA57 đã có tác dụng làm tăng tỷ lệ ấp nở của trứng thêm 6,85 %. Kết quả của chúng tôi thấp hơn đôi chút, khi bổ sung 6 % BLKG (được và không được cân đối năng lượng, protein) thì tỷ lệ nở tăng 3,13 %. Điều này có thể liên quan đến khẩu phần cơ sở và giống gà dùng trong các thí nghiệm là khác nhau.

Tỷ lệ gà loại I/ấp nở của lô ĐC và lô TN2 dao động từ 95,56 - 96,20%. Ở đây không có sự sai khác rõ rệt (P>0,05). Lô TN1 có tỷ lệ gà loại I/ấp nở đạt cao nhất là 96,34% có sự sai khác rõ rệt với lô ĐC và lô TN1. Kết quả này cho thấy bột lá keo giậu được cân đối lại năng lượng, protein có ảnh hưởng tốt đến tỷ lệ gà loại I/ấp nở của gà Lương Phượng.

Tỷ lệ gà loại I/trứng ấp là những chỉ tiêu được theo dõi và tổng hợp của 3 chỉ tiêu sau: tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ nở, tỷ lệ gà loại I/ấp nở. Lô gà thí nghiệm nào đạt được tỷ lệ cao trong 3 chỉ tiêu nêu trên thì chỉ tiêu gà loại I/trứng ấp cũng đạt tỷ lệ cao và ngược lại. Cụ thể là: Ở lô TN1 có tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ nở, tỷ lệ gà loại I cao nhất nên tỷ lệ gà con loại I/trứng ấp là cao nhất và đạt 86,01%, lô TN2 có tỷ lệ gà loại I/trứng ấp đạt 85,85%. Cả 2 lô TN1 và TN2 đều có tỷ lệ gà loại I/trứng ấp cao hơn lô ĐC và có sự sai khác rõ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

rệt (p<0,05). Kết quả so sánh tỷ lệ gà con loại I/trứng ấp giữa lô TN1 với lô TN2 chúng tôi có nhận xét sau: lô TN1 cao hơn lô TN2 là 0,16 % với sự sai khác không rõ rệt (p>0,05). Vì vậy, ảnh hưởng của BLKG (được và không được cân đối năng lượng, protein) đến tỷ lệ gà con loại I/trứng ấp là tương đương nhau.

Các kết quả này đều chứng minh rằng sắc tố trong bột lá có ảnh hưởng tốt đến sự hình thành và phát triển của phôi gà.

3.4. Ảnh hƣởng của cách phối hợp BLKG vào khẩu phần đến một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của gà thí nghiệm

3.4.1. Tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng, trứng giống và gà con loại I trong thí nghiệm thí nghiệm

Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) cho sản xuất trứng và trứng giống là chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật quan trọng trong chăn nuôi gà sinh sản. chúng tôi đã tính được tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng và 10 trứng giống của các lô căn cứ vào tiêu thụ thức ăn, sản lượng trứng và sản lượng trứng giống. Kết quả được trình bày tại bảng 3.11 dưới đây:

Bảng 3.11: Tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng, trứng giống và gà con loại I

tiêu Đơn

ĐC Lô TN1 (Cách KG1) Lô TN2 (Cách KG2) /lô kg 1501,2 1504,2 1499,4 n l /lô 6587 7235 7082 n l /lô 6342 6992 6850

con i I/lô Con 5083 6014 5881

Tiêu n TĂ/10 ng kg 2,28 2,08 2,12 So nh % 100 91,23 92,98 Tiêu n TĂ/10 T. ng kg 2,37 2,15 2,19 So nh % 100 90,72 92,41 con i I kg 0,295 0,250 0,255 So nh % 100 84,75 86,44

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số liệu bảng 3.11 cho thấy:

Tiêu thụ thức ăn của cả 3 lô thí nghiệm không có sự chênh lệch lớn, dao động từ 1499,4 - 1501,2 kg. Nhưng sản lượng trứng của các lô TN1 và TN2 lại cao hơn so với lô đối chứng lần lượt là 648 và 495 quả. Do vậy, khi ta quy ước tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng của lô đối chứng là 100% thì tiêu tốn thức ăn/10 trứng của lô TN1 thấp hơn so với ĐC là 8,77%, còn lô TN2 thấp hơn 7,02%.

Tiêu tốn thức ăn/10 trứng giống của lô TN1 và TN2 thấp hơn lô đối chứng lần lượt là: 9,28% và 7,59%, khi ta quy ước tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng giống của lô đối chứng là 100%. Từ kết quả trên ta thấy khi sử dụng bột lá vào khẩu phần ăn của gà thí nghiệm thì tiêu tốn thức ăn cho sản xuất trứng giảm xuống so với không bổ sung bột lá.

Kết quả của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Từ Quang Trung (2013) [15] đó là khi bổ sung 6 % BLS và 6 % BLKG vào khẩu phần ăn cho gà sinh sản bố mẹ Lương Phượng đã làm giảm tiêu tốn thức ăn cho sản xuất trứng và trứng giống.

* So sánh TN1 và TN2

Lô TN2 có tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng, 10 trứng giống và 1 gà con loại I cao hơn lô TN1 lần lượt là 1,75%; 1,69% và 1,69%. Điều đó chứng tỏ khẩu phần có BLKG được cân đối năng lượng, protein có ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ, năng suất trứng tốt hơn khẩu phần có BLKG không được cân đối lại năng lượng, protein.

3.4.2. Chi phí thức ăn cho 10 trứng, trứng giống và gà con loại I

Chi phí thức ăn là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp đánh giá khả năng sản xuất của vật nuôi và hiệu quả kinh tế của khẩu phần thức ăn sử dụng. Căn cứ vào tiêu thụ thức ăn, đơn giá 1kg thức ăn, sản lượng trứng, sản lượng trứng giống và số lượng gà con loại I của các lô, chúng tôi đã tính được chi phí thức ăn cho 10 trứng, 10 trứng giống và 1 gà con loại 1. Kết quả được trình bày ở bảng 3.12 sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.12: Chi phí thức ăn cho 10 trứng, trứng giống và gà con loại I

Chỉ tiêu Đơn

vị ĐC

TN1 (BLKG)

TN1 TN2

Chi phí TĂ cho 10 trứng đồng 21.706 19.490 19.621

So sánh % 100 89,79 90,39

Chi phí TĂ cho 10 trứng giống đồng 22.562 20.146 20.268

So sánh % 100 89,29 89,83

Chi phí TĂ/1 gà con loại I đồng 2.808 2.343 2.360

So sánh % 100 83,44 84,04

Ghi chú: Giá 1 kg TĂ của lô ĐC: 9520, TN1: 9370, TN2: 9255 đồng

Số liệu bảng 3.12 cho thấy chi phí thức ăn cho sản xuất trứng, trứng giống và gà con loại 1 ở các lô thí nghiệm đều giảm, và có sự chênh lệch khá lớn so với lô đối chứng.

Chi phí thức ăn/10 trứng của lô ĐC cao hơn lô TN1 (được cân đối năng lượng, protien) và TN2 (không được cân đối lại năng lượng, protein). Ta quy ước chi phí thức ăn/10 trứng của lô đối chứng là 100 % thì lô TN1 và lô TN2 thấp hơn lần lượt là 10,21% và 9,61%. Chi phí thức ăn/10 trứng giống của lô TN1 thấp hơn lô ĐC là 10,71%, lô TN2 thấp hơn lô ĐC là 10,17%.

Chi phí thức ăn/1 gà loại 1 của lô ĐC cao hơn lô TN1 và lô TN2 lần lượt là 16,56% và 15,96%.

Tóm lại, sử dụng bột lá keo giậu (được và không được cân đối lại năng lượng, protein) cho gà đẻ bố mẹ Lương Phượng làm giảm chi phí sản xuất trứng và gà giống, ảnh hưởng tốt đến năng suất và chất lượng trứng.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Hùng (2005) [6] cho biết, khi tỷ lệ BLKG trong khẩu phần tăng từ 0 - 6 % khẩu phần thì tiêu tốn thức ăn cho sản xuất trứng có xu hướng giảm dần. Từ Quang Trung (2013) [15] cho biết khi bổ sung 6% BLKG vào khẩu phần ăn sẽ làm giảm chi phí thức ăn cho sản xuất trứng và trứng giống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * So sánh TN1 và TN2

Khi ta quy ước chi phí thức ăn cho 10 trứng, 10 trứng giống và 1 gà con loại 1 của lô TN1 là 100% thì lô TN2 có chi phí thức ăn cho 10 trứng, 10 trứng giống và 1 gà con loại I cao hơn lô TN1 lần lượt là 0,6%; 0,54% và 0,6%. Kết quả này không có sự chênh lệch nhiều. Như vậy, không có sự chênh lêch lớn giữa bổ sung BLKG vào khẩu phần được và không được cân đối lại năng lượng, protein đến tiêu tốn và chi phí thức ăn cho 10 trứng, 10 trứng giống và 1 gà con loại I.

3.4.3. Hiệu quả kinh tế của các lô thí nghiệm

Căn cứ vào lượng thức ăn tiêu thụ trung bình/mái giá 1kg thức ăn của các lô số lượng gà con loạiI/mái. Chúng tôi đã tính toán được hiệu quả kinh tế (thu gà con/mái - chi thức ăn/mái) tại bảng 3.13.

Bảng 3.13: Hiệu quả kinh tế của các lô thí nghiệm

tiêu Đơn Lô ĐC Lô TN1 ( ch BS1) Lô TN2 ( ch BS2) con i 1 ng 11000 11000 11000 con 57 67 64 Thu t 1đ 627000 737000 704000 Chi TĂ/ i 1đ 159931 157408 155484

Thu - chi Tă/ i 1đ 445069 579592 548516

Chênh ch so v 1đ 0 112523 81447

M % 100 124 117

Kết quả bảng 3.13 cho thấy:

Ở lô TN1 có mức thu - chi TĂ/mái cao hơn lô TN2 và lô ĐC lần lượt là: 31.076đ; 134.523đ. Ta quy ước mức chênh lệch giữa thu - chi TĂ/mái của lô ĐC là 100% thì lô TN1 (khẩu phần được cân đối lại năng lượng, protein) cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hơn lô ĐC là 24% và lô TN2 (khẩu phần không được cân đối lại năng lượng, protein) cao hơn lô ĐC là 17%. Kết quả này cho thấy lô TN1 mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, sau đó đến lô TN2 và lô ĐC. Tuy nhiên, lô TN2 vẫn cho kết quả tốt hơn lô ĐC là 17%. Vì vậy, việc sử dụng bột lá keo giậu trong chăn nuôi gà đẻ bố mẹ Lương Phượng nói riêng và chăn nuôi gia súc, gia cầm nói chung là hoàn toàn thiết thực giúp cho người dân chăn nuôi giảm thiểu được chi phí trong chăn nuôi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy khẩu phần ăn có chứa 6 % bột lá keo giậu được và không được cân đối lại năng lượng, protein đã có ảnh hưởng đến gà đẻ bố mẹ Lương phượng như sau:

+ Nhìn chung, trong hai cách phối trộn khẩu phần thì khẩu phần có bột lá keo giậu được cân đối lại năng lượng , protein cho kết quả cao hơn so với khẩu phần có bột lá keo giậu không được cân đối lại năng lượng , protein.

+ Ở lô TN1(bổ sung BLKG được cân đối năng lượng, protein) có tỷ lệ đẻ trung bình cao hơn lô TN2(bổ sung BLKG không được cân đối năng lượng, protein) và lô ĐC lần lượt là: 1,3%; 6,33%. Tuy vậy, lô TN2 vẫn có tỷ lệ đẻ cao hơn lô ĐC.

+ Năng suất trứng giống/mái BQ của lô TN1 cao hơn lô TN2 và đối chứng (KPCS) lần lượt là: 7,09 quả và 1,45 quả. Lô TN2 vẫn có năng suất trứng giống/mái BQ cao hơn lô ĐC.

+ Trong 3 lô TN không có sự khác nhau nhiều về thành phần lý học và hóa học của trứng (VCK, protein, lipit, khoáng tổng số). Nhưng có ảnh hưởng rõ rệt hàm lượng carotenoid của lòng đỏ trứng. Lô TN1 (bổ sung BLKG được cân đối năng lượng, protein) có hàm lượng carotenoid cao hơn lô TN2 (bổ sung BLKG không được cân đối năng lượng, protein) và lô ĐC lần lượt là 0,44mg/kgVCK; 11,85mg/kgVCK. Tuy vậy, Lô TN2 vẫn cho kết quả cao hơn lô ĐC.

+ Tỷ lệ trứng có phôi ở lô TN1 (được cân đối lại năng lượng, protein) cao hơn lô TN2 (không được cân đối lại năng lượng, protein) và lô ĐC lần lượt là 3,84%; 3,43%. Tỷ lệ trứng ấp nở ở lô TN1 cao hơn lô TN2 và lô ĐC lần lượt là: 3,19%; 3,07%. Tỷ lệ gà con loại I TN1 cao hơn lô TN2 và lô ĐC lần lượt là: 5,86%; 5,7%. Vậy khẩu phần được bổ sung bột lá keo giậu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(được và không được cân đối lại năng lượng, protein) có ảnh hưởng tốt hơn không bổ sung bột lá.

+ Hiệu quả kinh tế của TN1 cao hơn TN2 và ĐC là 31.076đ; 134.523đ Tuy nhiên, lô TN2 vẫn cho kết quả cao hơn lô ĐC.

Có thể đi đến kết luận chung là khi bổ sung bột lá keo giậu vào khẩu phần ăn có ảnh hưởng tốt đến gà đẻ bố mẹ Lương Phượng song khẩu phần ăn bổ sung bột lá keo giậu được cân đối năng lượng, protein cho kết quả tốt hơn so với khẩu phần bổ sung bột lá keo giậu không được cân đối năng lượng, protein.

2. Đề nghị

Từ những kết quả của luận văn chúng tôi đề nghị:

Nên bổ sung bột lá keo giậu 6% được cân đối năng lượng, protein vào khẩu phần ăn của gà đẻ Lương Phượng để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất và trong điều kiện không thể cân đối lại năng lượng, protein đối với quy mô chăn nuôi nông hộ thì việc bổ sung bột lá keo giậu 6% không cân đối lại năng lượng, protein cũng cho kết quả tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt

1. Bùi Xuân An, Ngô Văn Mận (1981), “Kết quả khảo sát tập đoàn cây họ đậu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm trong điều kiện các tình miền Đông Nam Bộ”. Kết quả nghiên cứu KHKT (1976 - 1980), Trường đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, tr.212.

2. Lê Thị Hoà Bình, Vũ Chí Cường, Hoàng Thị Lũng, Phan Thị Phần, Ngô Đình Giang (1990), “Kết quả nghiên cứu tuyển chọn tập đoàn cây keo giậu và cây cao lương làm thức ăn gia súc”. Kết qủa nghiên cứu KHKT 1985 - 1990, Bộ Nông Nghiệp và CNTP.

3. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm (2002), Giáo trình thức ăn và dinh dưỡnggia súc, NXB Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tr.41.

4. Từ Quang Hiển, Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Thị Inh, Nguyễn Thị Liên (2008)

Nghiên cứu sử dụng keo giậu trong chăn nuôi. NXB Đại học Thái Nguyên. 5. Nguyễn Đức Hùng (2004), “Xác định thành phần hóa học, giá trị dinh

dưỡng và ảnh hưởng của bột lá keo giậu (Leucaena leucocephala) đã qua xử lý đến sức sản xuất của gà broiler và gà sinh sản”, Luận án tiến sỹ Nông Nghiệp. Thái Nguyên.

6. Nguyễn Đức Hùng (2005), “Ảnh hưởng của các tỷ lệ và phương pháp xử lý BLKG khác nhau trong khẩu phần ăn đến sức sản xuất của gà sinh sản hướng thịt ISAJA57”. Luận án TS Nông nghiệp. Thái Nguyên.

7. Nguyễn Ngọc Hà (1996), "Nghiên cứu năng suất, giá trị dinh dưỡng và sử dụng cây keo giậu (Leucaena) làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi".

Luận án PTS Nông nghiệp. Hà Nội, tr. 52 - 53, 86, 91- 94, 97 - 102, 106 - 108, 115 - 116.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

8. Nguyễn Ngọc Hà, Đặng Thị Tuân, Bùi Thị Oanh (1993), "Bột lá keo dậu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần có bột lá keo giậu, được và không được cân đối năng lượng, protein đến năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ bố mẹ lương phượng (Trang 67)