Nội dung của lối sống theo pháp luật

Một phần của tài liệu Xây dựng lối sống theo pháp luật trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam (Trang 25)

Nội dung của lối sống bao gồm các yếu tố cấu thành như phong cách tư duy, trạng thái tình cảm, đặc điểm của quan hệ xã hội và thói quen biểu hiện qua hành vi. Thêm vào đó, hoạt động của con người là hoạt động có mục đích nên lối sống phụ thuộc vào giá trị xã hội mà con người hướng tới, phụ thuộc vào sự kết hợp các giá trị vật chất và giá trị tinh thần trong chính bản thân hoạt động của con người. Nội dung của lối sống theo pháp luật được biểu hiện trên các mặt sau đây:

+ Lối sống theo pháp luật là lối sống được định hướng theo các nguyên tắc của pháp luật: Nhân đạo, dân chủ, công bằng, bình đẳng, đề cao và tôn trọng các quyền cơ bản của con người, đề cao trách nhiệm xã hội.

Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa được xây dựng tuân theo nguyên tắc nhân đạo, dân chủ, công bằng, bình đẳng đối với mọi công dân; nguyên tắc đó không chỉ được thể hiện trên các văn bản pháp luật mà còn được bảo đảm bằng phương thức sản xuất vật chất và thể chế xã hội. Trên cơ sở kinh tế, xã hội và pháp luật thể hiện các giá trị nhân đạo, dân chủ, công bằng, bình đẳng đã làm tiền đề cho việc hình thành lối sống được định hướng theo các giá trị đó.

Nhân đạo là sự quan tâm đến con người, đề cao và tôn trọng nhân cách của con người. Pháp luật xã hội chủ nghĩa tuân thủ và quán triệt một cách triệt để nguyên tắc đó trong mỗi điều luật. Từ hệ thống các văn bản ban hành, qua tuyên truyền, giáo dục và thực hiện, áp dụng pháp luật, tư tưởng nhân đạo thẩm thấu vào tiềm thức và chỉ đạo hành vi của mỗi người. Giá trị đó định hướng cho con người cách sống biết quan tâm đến người khác, biết đề cao và tôn trọng nhân cách của người khác. Thấm nhuần giá trị nhân đạo, pháp luật quan tâm và tạo mọi điều kiện để mỗi cá nhân được thể hiện mình, được tạo điều kiện để phát triển năng khiếu và tài năng, được tham gia vào các hoạt động xã hội một cách bình đẳng với người khác; được quan tâm, chăm sóc sức khỏe và hưởng một cuộc sống hạnh phúc.

Pháp luật là những quy tắc ràng buộc hành vi của con người, để mọi người chung sống hạnh phúc với nhau, sống không làm hại đến người khác. "Mục đích cuối cùng của đời sống con người là hạnh phúc. Do đó, luật phải liên quan chủ yếu tới trật tự có trong hạnh phúc" [23, tr. 579]. Luật sống vĩnh cửu ở đời người là cầu phúc, tránh họa nên lối sống nhân đạo còn là lối sống khoan dung và giàu lòng nhân ái. Pháp luật quán triệt tính nhân đạo là pháp luật làm cho các giá trị đó được hiện hữu trong lối sống.

Dân chủ với tư cách là thể chế chính trị, đó là quyền lực xuất phát từ nhân dân. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy con người hành động. Con người được sống và hoạt động một cách tự do mà dân chủ mang lại mới có điều kiện phát huy hết tài năng sáng tạo của mình. Một khi nhân dân thực sự là chủ và làm chủ mọi quyền lực xã hội sẽ khơi dậy một lối sống năng động, phát huy được sức sáng tạo của nhân dân trong các hoạt động và quan hệ xã hội. Vì thế, dân chủ phải được thể chế hóa bằng pháp luật và được pháp luật đảm bảo, đồng thời nó cũng là nguyên tắc chi phối lối sống của con người trong xã hội. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ theo pháp luật; trong hoạt động của mình, người dân được làm những gì mà pháp luật không cấm và các cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Trong nền dân chủ đó sẽ tạo ra ý thức về sự công bằng, bình đẳng.

Công bằng xã hội là phương thức để thỏa mãn hợp lý những nhu cầu của các tầng lớp, các nhóm xã hội, các cá nhân xuất phát từ khả năng hiện thực của những điều kiện kinh tế - xã hội và vai trò của nhà nước trong giai đoạn lịch sử nhất định. Về nguyên tắc, chưa thể có sự công bằng nào được coi là tuyệt đối, trong chừng mực mà mâu thuẫn giữa nhu cầu của con người và khả năng hiện thực của xã hội đáp ứng nhu cầu còn chưa được giải quyết. Bởi vậy, mỗi thời đại và ở mỗi đất nước lại có sự đòi hỏi riêng về sự công bằng xã hội.

Những mục tiêu cần thực hiện để bảo đảm công bằng xã hội là vô cùng rộng lớn, trong đó pháp luật tập trung vào những điểm chủ yếu: phải xử lý tốt mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân; xóa bỏ mọi đặc quyền, đặc lợi; mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật…Nguyên tắc công bằng đòi hỏi sự áp dụng pháp luật phải như nhau không phân biệt kẻ sang người hèn, phải chí công vô tư, không được thiên vị; pháp luật phải là công cụ hữu hiệu nhất được mọi chủ thể trong xã hội tin tưởng và có khả năng bảo vệ cho mọi chủ thể.

Dưới tác động của pháp luật, lối sống định chuẩn theo nguyên tắc công bằng được hình thành, được khuyến khích và bảo vệ. Đó là, trong các hình thức hoạt động xã hội biết kết hợp một cách hài hòa mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng; chống những cách sống cục bộ bản vị, kéo bè kéo cánh, phe phái tạo ra những đặc quyền, đặc lợi cho một số người, không biết quan tâm đến lợi ích của nhân dân, của người lao động và tác động xấu đến xã hội. Người có lối sống công bằng bao giờ cũng tôn trọng chân lý, tôn trọng pháp luật và tôn trọng lợi ích của người khác, vì thế công bằng luôn gắn liền với sự bình đẳng.

Mục tiêu cách mạng xã hội chủ nghĩa là xóa bỏ điều kiện phân chia xã hội thành giai cấp và đấu tranh giai cấp, xóa bỏ điều kiện để con người áp bức và nô dịch con người, tạo ra tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội để thực hiện quyền bình đẳng thực sự giữa con người với con người… mang lại hạnh phúc chân chính cho con người. Do đó, lối sống bình đẳng là nội dung của lối sống xã hội chủ nghĩa và cũng là thuộc tính của lối sống văn minh. Lối sống đó được pháp luật hướng tới thể chế hóa và bảo vệ.

Cá nhân con người là giá trị và giá trị đó không tách khỏi giá trị của loài người. Khái niệm quyền con người phản ánh giá trị của cá nhân con người đặt trong mối quan hệ với một nhà nước nhất định. Vì thế, các vấn đề về cuộc sống như sức khỏe, nhân phẩm, bất khả xâm phạm về thân thể, tài sản cá nhân, lương tâm, danh dự… được đề cao và đảm bảo bằng pháp luật. Thông qua pháp luật và thể chế xã hội, ý chí của giai cấp tác động đến cá nhân tạo ra mẫu người phù hợp với xã hội và giai cấp của mình; qua đó khẳng định trách nhiệm của cá nhân công dân đối với nhà nước và trách nhiệm của nhà nước đối với mỗi người dân. Đề cao và bảo vệ quyền con người là lẽ sống, chi phối hoạt động sống của con người trong mọi lĩnh vực xã hội.

+ Lối sống theo pháp luật là lối sống trong đó những định chuẩn theo pháp luật được nhận thức trở thành tri thức, tình cảm định hướng quan trọng nhất.

Mỗi chế độ xã hội đều có các hệ chuẩn và cơ chế điều chỉnh hành vi, hoàn thiện lối sống. Cùng với các hệ chuẩn như truyền thống, đạo đức, thẩm mỹ tham gia điều chỉnh hành vi con người thì pháp luật là hệ chuẩn định hướng quan trọng nhất. Hệ chuẩn pháp luật đòi hỏi mỗi cá nhân trong các hoạt động của mình phải chấp nhận các quan hệ cho phép và không được phép. Đó là những định chuẩn cứng để định hướng và bảo đảm cho lối sống và sự phát triển nhân cách theo xu hướng lành mạnh. Hệ thống pháp luật tiến bộ lấy việc hình thành nhân cách tích cực, phong phú làm hướng xác lập các định chuẩn. Hệ định chuẩn pháp luật không phải là hệ thống công cụ trị dân mà chủ yếu là làm hình thành những phẩm chất công dân lấy hệ chuẩn đúng - sai làm thước đo giá trị.

Lối sống theo pháp luật là lối sống của những người hiểu biết và tôn trọng pháp luật. Bởi vì, pháp luật là yêu cầu của xã hội và hệ chuẩn mực xã hội đòi hỏi, đồng thời nó xác định danh giới cho hoạt động của mỗi cá nhân. Sự hiểu biết các điều luật cụ thể trong các văn bản pháp luật là điều không thể thiếu của việc xác định trình độ hiểu biết pháp luật. Điều này có ý nghĩa to lớn để tạo ra thói quen sống và làm việc theo pháp luật. Nó không chỉ góp phần giải quyết những vấn đề có liên quan đến pháp luật một cách đúng đắn mà còn là cơ sở hình thành năng lực tư duy và kỹ năng vận dụng pháp luật phân tích thực tiễn và đưa ra các quyết định lựa chọn hành vi đúng đắn, chính xác, kịp thời phù hợp với yêu cầu của pháp luật.

Tình cảm pháp luật là nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển hoá, biến tri thức và sự định hướng giá trị pháp lý thành hành vi pháp luật đúng đắn. Tình cảm pháp luật vừa thể hiện tâm lý của chủ thể hành vi, vừa thúc đẩy hành vi pháp luật. Người thể hiện hành vi theo các chuẩn mực quy phạm pháp luật, khi có sự thấm nhuần về mặt ý thức sẽ nảy sinh cảm xúc về danh dự,

nghĩa vụ, trách nhiệm từ đó theo đuổi chân lý và chính nghĩa, thực hiện hành vi pháp luật đúng đắn. Nếu không có tình cảm pháp luật chính xác thì không có hành vi pháp luật đúng đắn nên có thể hiểu, vì sao có người rất am hiểu cuộc sống và pháp luật nhưng vẫn vi phạm pháp luật. Tình cảm kết hợp với niềm tin lẽ sống sẽ đem lại cho hành vi của con người động lực to lớn.

Tình cảm pháp luật thể hiện thái độ của con người trước yêu cầu của pháp luật trong các quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh, sự vô cảm trong các vấn đề có quan hệ với pháp luật là lối sống không thể chấp nhận được. Chẳng hạn thái độ thờ ơ, bao che, lảng tránh trước hành vi vi phạm pháp luật là sự vô cảm cần phải lên án để khuyến khích và xây dựng tình cảm pháp luật đúng đắn.

+ Lối sống theo pháp luật là lối sống thể hiện năng lực thực hiện pháp luật và hành vi pháp luật tích cực trong thực tiễn cuộc sống

Năng lực là phẩm chất tâm lý nhân cách của cá nhân dựa trên cơ sở tư chất nhưng chủ yếu được hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động tích cực của mỗi người thông qua sự tiếp nhận giáo dục và rèn luyện. Lối sống được thể hiện qua năng lực hành vi, cho nên có sự hiểu biết và tình cảm pháp luật đúng đắn chưa đủ mà lối sống theo pháp luật đòi hỏi phải có năng lực hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực pháp lụât như năng lực thực hiện pháp luật, năng lực áp dụng pháp luật và hành vi tích cực pháp luật.

Năng lực thực hiện pháp luật là năng lực chuyên biệt không thể thiếu trong nhân cách của con người trong môi trường xã hội nhà nước pháp quyền, nó thể hiện những phẩm chất cá nhân đáp ứng nhu cầu của lĩnh vực hoạt động thực hiện pháp luật. Vì thế, pháp luật không chỉ là công cụ quản lý xã hội sắc bén mà còn là hệ định chuẩn và hệ định chuẩn đó chỉ có thể phát huy được vai trò, giá trị của mình trong việc duy trì trật tự, tạo điều kiện cho xã hội phát triển lành mạnh khi pháp luật được tôn trọng và thực hiện trong cuộc sống.

Thực hiện pháp luật được thể hiện ở hành vi pháp luật, đó là hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Điều đó có nghĩa là, tất cả hoạt động của

các cá nhân, các tổ chức được thực hiện phù hợp với các quy định của pháp luật đều được coi là thực hiện các quy phạm pháp luật. Thêm vào đó, thông qua hoạt động thực hiện pháp luật cho phép làm rõ những hạn chế, những bất cập của hệ thống pháp luật thực định để từ đó có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành và hoàn thiện cơ chế đưa pháp luật vào cuộc sống. Trong thực tế, việc thực hiện một số quy phạm pháp luật có thể được tiến hành thông qua những quy trình đơn giản như: chủ thể pháp luật tiến hành nhận thức, xác định yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật và lựa chọn phương án thực hiện. Nhưng cũng có nhiều quy phạm pháp luật để thực hiện được lại đòi hỏi phải thông qua những quy trình hết sức phức tạp với sự tham gia của nhiều tổ chức, nhiều cá nhân khác nhau theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định.

Đồng thời với năng lực thực hiện pháp luật là năng lực áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước và các nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành, nhưng nó ảnh hưởng tới lối sống chung của cả cộng đồng. Khi áp dụng pháp luật, để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, khách quan, chính xác thì mọi tình tiết phải được xem xét thận trọng dưới mọi góc độ và dựa trên cơ sở các quy định, yêu cầu của quy phạm pháp luật đã được xác định. Áp dụng pháp luật thiếu khách quan, không công bằng làm cho người dân thiếu tin tưởng ở pháp luật sẽ là điều kiện để nảy sinh lối sống theo "luật rừng", gây tình trạng bất ổn cho xã hội.

Lối sống phải được thể hiện thông qua hành vi, lối sống theo pháp luật được thể hiện thông qua hành vi pháp luật. Hành vi pháp luật tích cực là biểu hiện của văn hóa pháp luật, đó là ứng xử theo pháp luật, ứng xử bằng pháp luật và ứng xử một cách có văn hóa. Ứng xử theo pháp luật, ứng xử bằng pháp luật thì xã hội nào cũng có, xã hội nào cũng đều phải thực hiện, nhưng việc thực hiện pháp luật được tiến hành một cách tự nhiên, nề nếp, hoàn toàn tự nguyện và chuẩn mực quy phạm pháp luật được đối xử như giá trị đạo đức thì chỉ có ở xã hội đã đạt tới sự phát triển cao.

Khi hành vi pháp luật chưa trở thành văn hóa ứng xử thì pháp luật hiện ra một cách trần trụi và chỉ thuần túy là công cụ mang tính chất cưỡng bức, như vậy, pháp luật hiện ra như là "lưỡi gươm" khắc nghiệt của lẽ công bằng. Người vi phạm pháp luật nếu có bị xa lưới pháp luật thì cũng chưa chắc đã thấy hết tội lỗi và tính chất nguy hiểm trong hành vi của mình, thậm chí ngay cả người được pháp luật bảo vệ, có thể cũng chưa chắc đã nhận ra lẽ công bằng mà pháp luật có trách nhiệm phải bênh vực.

Con người có hành vi pháp luật tích cực là người chấp hành pháp luật một cách tự nguyện. Pháp luật mang tính cưỡng bức mà nói, thực hiện sự cưỡng bức của pháp luật một cách tự nguyện có vẻ như mâu thuẫn, nhưng đó lại là bản chất của hành vi pháp luật mang giá trị văn hóa, biểu hiện lối sống văn minh.

Xây dựng hành vi pháp luật cho các thành viên trở thành lối sống tích cực trong cộng đồng, ngoài việc giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cũng cần phải có môi trường xã hội công khai, dân chủ. Trong cộng đồng, lẽ công bằng, sự bình đẳng đều được mọi người tôn trọng, có cơ chế kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật chặt chẽ, nghiêm minh. Hoạt động trong cơ chế đó,

Một phần của tài liệu Xây dựng lối sống theo pháp luật trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)