Những yêu cầu, định hướng và mục tiêu xây dựng, phát triển lối sống theo pháp luật trong điều kiện hiện nay của nước ta

Một phần của tài liệu Xây dựng lối sống theo pháp luật trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam (Trang 74)

lối sống theo pháp luật trong điều kiện hiện nay của nước ta

Trong thời gian hơn 30 năm đổi mới, không thể phủ định rằng, Đảng và Nhà nước ta đã có những nỗ lực cải cách kinh tế, cải cách thể chế nói chung cũng như cải cách hệ thống pháp luật nói riêng và tạo ra những chuyển biến lớn trong đời sống pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu xây dựng pháp luật và củng cố pháp chế, thực tiễn cho thấy tình hình vi phạm các yêu cầu của pháp chế vẫn còn nhiều. Có nơi, có lúc kỷ cương xã hội và trật tự pháp luật, quyền lợi chính đáng và hợp pháp, tính mạng và tài sản của người dân bị xâm phạm nghiêm trọng. Như thực trạng lối sống của các tầng lớp trong xã hội phân tích ở trên đã phần nào phản ảnh được lối sống không tuân theo luật pháp, đầy dẫy những hành vi, luồng tư tưởng đáng lên án. Chưa thời điểm nào như thời điểm này, đọc báo và xem trên mạng chốc chốc lại thấy tin tức, bài viết, đoạn ghi hình, chụp ảnh những vụ án kinh tế với những cán bộ của Đảng tham ô tham nhũng; những cư xử không đẹp của người Việt Nam với du khách nước ngoài; những cảnh đánh, ghết người… ở tỉnh này, huyện kia, trường học nọ, gia đình ấy, nơi quán ăn, đường phố… được gọi chung là "bạo lực, bạo hành"… nhất là với trẻ em, phụ nữ, người già. Từ thực tế đó của cuộc sống thì yêu cầu xây dựng một lối sống theo pháp luật là hết sức cần thiết và là đòi hỏi khách quan của đời sống xã hội.

Lối sống theo pháp luật là một trong những yêu cầu, đòi hỏi của đất nước ta trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đồng thời cũng là điều kiện quan trọng để Việt Nam có thể vững bước tham gia vào

sân chơi chung của thế giới (WTO). Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi lối sống theo pháp luật ở Việt Nam phải có những thay đổi theo hướng: Đề cao vị trí, vai trò của pháp luật, trong đó lối sống theo pháp luật phải được coi trọng và là lối sống văn minh, có văn hóa, ưu việt nhất trong điều kiện hiện tại; Nhà nước pháp quyền thừa nhận và tôn trọng con người, coi con người là giá trị cao quý nhất, quyền con người, quyền tự do của công dân ngày càng được mở rộng, được tôn trọng, bảo vệ và có tính hiện thực, và như vậy lối sống theo pháp luật trong nhà nước pháp quyền là lối sống ngày càng trở nên nhân đạo, nhân văn; dân chủ là một trong những nhu cầu, điều kiện của nhà nước pháp quyền, nhà nước và xã hội luôn bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm các quyền tự do cá nhân, lợi ích, danh dự của công dân, bảo đảm quyền con người, làm cho mỗi tổ chức và cá nhân đều thể hiện đúng vị trí, vai trò của mình trong xã hội.

Nền kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế sâu rộng ngày càng đặt ra yêu cầu phải tăng cường, thay đổi pháp luật cho phù hợp trên những mức độ và sắc thái mới. Bởi vì chúng ta cần sử dụng tốt công cụ pháp luật, nghĩa là chúng ta phải sống và làm việc theo pháp luật thì mới có thể làm nền tảng cho việc không ngừng duy trì và phát huy bản chất của Nhà nước ta, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới, tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo vệ tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm của công dân một cách có hiệu quả. Đồng thời, khi các cơ quan nhà nước nắm vững các công cụ pháp luật, các công dân sống và làm việc theo pháp luật thì Nhà nước mới có thể thực hiện tốt vai trò quản lý toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cùng với các chương trình, chính sách kế hoạch, các biện pháp tổ chức để duy trì cân bằng cung - cầu, xuất - nhập, thu - chi, tiền - hàng, ổn định vĩ mô tạo môi trường và cơ chế thuận lợi cho cho các nhà đầu tư nước ngoài, cho quá trình sản xuất, kinh doanh phát triển.

Với tư cách là cầu nối để các quy định pháp luật đi vào cuộc sống, việc xây dựng lối sống theo pháp luật thời kỳ đổi mới cần hướng đến mục tiêu cơ bản là hoàn thiện quá trình xây dựng lối sống theo pháp luật đảm bảo cho pháp luật có tác động tích cực đến tiến trình đổi mới của Việt Nam, cụ thể là tác động đến ứng xử của các chủ thể pháp luật trong toàn bộ quá trình xây dựng, ban hành pháp luật, áp dụng pháp luật và thực thi pháp luật. Quyết tâm bảo đảm tính hiệu quả và nghiêm minh của hệ thống pháp luật cũng cần được củng cố trong tất cả các quá trình này.

Mục tiêu cơ bản trên có thể đạt được thông qua các mục tiêu cụ thể sau đây:

- Xây dựng lối sống theo pháp luật để phục vụ cho quá trình dân chủ hóa xã hội, trong đó pháp luật được coi là công cụ pháp lý chung cho tất cả các chủ thể trong xã hội, những nhà quản lý sử dụng pháp luật làm công cụ quản lý, còn các đối tượng bị quản lý thì sử dụng pháp luật làm thước đo ứng xử cho các hành vi của mình.

- Xây dựng lối sống theo pháp luật phải phù hợp với nền kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế. Trong đó; pháp luật phải trở thành chuẩn mực chung được thừa nhận và tôn trọng rộng rãi trong xã hội; pháp luật phải đi vào cuộc sống và đóng vai trò củng cố, hỗ trợ thực hiện các mục tiêu của đổi mới, trọng tâm là đổi mới kinh tế; pháp luật cũng phải được coi là chuẩn mực ứng xử, là công cụ bảo vệ cho các chủ thể trong quá trình hội nhập.

- Xây dựng lối sống theo pháp luật phải phù hợp với nền văn hóa Việt Nam. Văn hóa trong lối sống của con người Việt Nam luôn bắt nguồn từ truyền thống dân tộc là nhân đạo, vì con người. Do vậy, trong các chuẩn mực pháp luật ở Việt Nam phải có sự tôn trọng và bảo đảm việc thực hiện các quyền của con người.

Một phần của tài liệu Xây dựng lối sống theo pháp luật trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)