Những giải pháp cơ bản xây dựng lối sống theo pháp luật trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng lối sống theo pháp luật trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam (Trang 92 - 116)

luật trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam

3.3.1. Một số quan điểm xây dựng, phát triển lối sống theo pháp luật trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam

Một là, kế thừa và phát huy, phát triển những giá trị của lối sống theo pháp luật, văn hóa của các dân tộc Việt Nam bảo đảm tính dân tộc, hiện đại và nhân văn trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế.

Hai là, khắc phục những hạn chế trong lối sống theo pháp luật, những thói quen lỗi thời, không còn phù hợp với điều kiện hiện nay còn tồn tại ở các dân tộc khác nhau trên đất nước Việt Nam. Kiên quyết bài trừ hiện tượng mê tín, dị đoan, những hủ tục lạc hậu ra khỏi đời sống xã hội, đặc biệt là ở các vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa.

Ba là, bổ sung, hoàn thiện những khiếm khuyến trong lối sống theo pháp luật của các tầng lớp dân cư cho phù hợp với nhu cầu, đòi hỏi của nhà nước pháp quyền và quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.

3.3.2. Những giải pháp cơ bản xây dựng lối sống theo pháp luật trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam

Để quá trình xây dựng, phát triển lối sống theo pháp luật ở nước ta hiện nay đạt hiệu quả cao phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là yếu tố pháp luật. Từ sự phân tích các nguyên nhân của thực trạng lối sống theo pháp luật ở Việt Nam, trên cơ sở những yêu cầu, định hướng, mục tiêu

xây dựng lối sống theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời thông qua các điều kiện và môi trường để xây dựng, phát triển lối sống theo pháp luật như đã phân tích ở trên và dựa vào tình hình kinh tế, đời sống xã hội hiện nay của đất nước, sau đây chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp xây dựng, củng cố, phát triển lối sống theo pháp luật.

3.3.2.1. Những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động xây dựng pháp luật và đưa pháp luật vào cuộc sống

Thứ nhất, tăng cường công tác thẩm tra các dự án luật.

Có rất nhiều phương thức thẩm tra như thành lập hội đồng thẩm tra trực tiếp, điều tra xã hội học, thăm dò dư luận xã hội,… được sử dụng để phục vụ cho việc thẩm tra xem các dự án luật có thực sự cần thiết cho việc quản lý xã hội chưa, hình thức văn bản pháp luật có hợp lý không, nội dung các quy phạm pháp luật dự kiến nêu trong dự án luật đã phù hợp chưa, các tầng lớp xã hội có ý kiến, đóng góp, bổ sung gì cho dự án luật… Biện pháp này, một mặt, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội; mặt khác, huy động được các tầng lớp xã hội tích cực tham gia tư vấn, đóng góp ý kiến và phản biện xã hội cho các dự án luật.

Thông qua hoạt động thẩm tra các dự án luật cho phép chúng ta nắm được những thông tin, chỉ báo về các dự án luật, biết được trong dự án luật đang thiếu cái gì, cần cái gì, ở mức độ nào, làm thế nào để bổ sung những thiếu hụt đó. Đồng thời, nắm bắt được lòng dân, nhu cầu nguyện vọng của dân, nắm bắt được các động thái xã hội - điều kiện tiên quyết đảm bảo cho quá trình xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quyết định, chỉ thị, văn bản quy phạm dưới luật của các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không bị quan liêu hóa, xa rời thực tiễn. Bên cạnh đó là làm chủ được sức mạnh xã hội - điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công trong việc thực hiện các quyết định, chỉ thị, văn bản pháp luật, đưa pháp luật thực sự đi vào cuộc sống.

Thứ hai, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng pháp luật.

- Quốc hội và các Ủy ban, cơ quan chuyên trách của Quốc hội cần quan tâm và chỉ đạo sâu sát hơn nữa công tác xây dựng pháp luật, từ xây dựng chương trình lập pháp (ngắn hạn và dài hạn), xác định hình thức, nội dung, kết cấu văn bản pháp luật, giao cho cơ quan nào chủ trì soạn thảo dự án luật, thẩm định, phê chuẩn và ban hành cho đến giám sát quá trình thực hiện pháp luật. Đây là vấn đề hết sức quan trọng nhằm đảm bảo tính khả thi cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động xây dựng pháp luật.

- Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, trung tâm, viện nghiên cứu khoa học pháp lý, khoa học xã hội học và các cơ quan nghiên cứu khoa học khác có liên quan. Các cơ quan này cần phát huy hơn nữa vai trò tiên phong, tích cực tham gia vào quá trình chuẩn bị, soạn thảo các dự án luật bằng những hình thức đa dạng, phong phú: phối hợp tổ chức các hội thảo khoa học pháp lý bàn về chủ đề có liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật cần ban hành, tổ chức các cuộc khảo sát, điều tra xã hội học về lĩnh vực quan hệ xã hội cần có pháp luật điều chỉnh, tiến hành thăm dò dư luận xã hội, tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân. Kết quả hoạt động của các cơ quan này sẽ là những luận cứ, minh chứng khoa học có tính thuyết phục cao, góp phần đắc lực vào việc nâng cao hiệu quả của hoạt động xây dựng pháp luật.

- Các cơ quan, ban ngành, tổ chức xã hội khác, như cơ quan Công an, Tư pháp, Hội Luật gia, Đoàn Luật sư, Mặt trận Tổ quốc… các cấp cần chủ động, tích cực hỗ trợ và tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Các nhà khoa học, các chuyên gia pháp lý có thể chủ động nêu các sáng kiến luật, chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia hội thảo, trả lời phỏng vấn chuyên đề…Các hoạt động đó là những đóng góp thiết thực của họ trong việc tạo lập các luận cứ khoa học và thực tiễn phục vụ hoạt động xây dựng pháp luật và nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

- Các đại biểu dân cử (đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp) cần phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm đại diện cho lợi ích của nhân dân, chủ động và sáng tạo trong hoạt động xây dựng pháp luật. Để chuẩn bị cho các kỳ họp Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân, các đại biểu cần tăng cường hơn nữa các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cử tri. Thực tế cho thấy, chất lượng các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cử tri của các đại biểu chưa đáp ứng được sự mong đợi của nhân dân - những người trực tiếp bầu ra họ. Để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc cử tri của các đại biểu dân cử phục vụ công tác xây dựng pháp luật, cần cải tiến phương pháp và hình thức thực hiện chế độ gặp gỡ, tiếp xúc cử tri của các đại biểu theo hướng tăng số lần gặp gỡ, mở rộng phạm vi, đối tượng gặp gỡ, chứ không nên chỉ dừng lại ở những người đại diện được lựa chọn từ trước. Đại biểu dân cử chân chính phải là người dám lắng nghe tất cả các ý kiến của người dân, tránh tình trạng "thông tin cần thì đại biểu không được nghe, thông tin được nghe thì đại biểu không cần". Làm được như vậy cũng chính là tạo điều kiện để đại biểu dân cử tăng cường trách nhiệm của mình trong hoạt động xây dựng pháp luật.

- Huy động các tầng lớp xã hội tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho các dự án luật. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: "Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản, mau chóng, đầy đủ mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra" [17, tr. 295]. Trước những vấn đề nan giải, phức tạp, các tầng lớp xã hội, bằng trí tuệ tập thể, có thể đưa ra các đề nghị, khuyến cáo, lời khuyên sáng suốt, có tính chất tư vấn nhằm giải quyết tốt các vấn đề pháp luật mà thực tiễn cuộc sống đặt ra.

Thứ ba, xây dựng hệ thống pháp luật đạt tiêu chuẩn, đặc biệt chú trọng xây dựng văn bản pháp luật có chất lượng.

Có rất nhiều tiêu chuẩn để xác định mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật trong đó có các tiêu chuẩn cơ bản là: Tính toàn diện, tính đồng bộ, tính thống nhất, tính phù hợp, ngôn ngữ và kỹ thuật xây dựng pháp

luật, tính khả thi, khả năng đáp ứng được của của hệ thống pháp luật đối với những nhu cầu đòi hỏi mà đời sống đang đặt ra.

Khi xây dựng hệ thống pháp luật, các nhà lập pháp cần phải xác định rõ các tiêu chuẩn trên để từ đó có thể xây dựng các quy định pháp luật có khả năng bao quát toàn bộ đời sống xã hội, từng quy phạm pháp luật phải có cấu trúc logic, chặt chẽ; mỗi chế định pháp luật có đầy đủ các quy phạm pháp luật cần thiết; mỗi ngành luật có đầy đủ các chế định pháp luật theo cơ cấu của ngành luật; hệ thống pháp luật có đủ các ngành luật đáp ứng được nhu cầu phát triển của các quan hệ xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Từng bộ phận hợp thành của hệ thống pháp luật ở các cấp độ khác nhau phải thống nhất. Ngoài ra việc xây dựng hệ thống pháp luật phải tương quan với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, sự phù hợp của các văn bản quy phạm pháp luật mà đặc biệt là của các văn bản luật với các quy luật khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội là điều kiện vô cùng quan trọng bảo đảm cho tính khả thi và hiệu quả của pháp luật. Sự phù hợp của hệ thống pháp luật với các điều kiện kinh tế của đất nước; phù hợp đối với điều kiện chính trị của đất nước nhất là đường lối chính sách của Đảng trong việc bảo vệ lợi ích của các tầng lớp xã hội khác nhau; phù hợp với các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác; phù hợp với pháp luật quốc tế; phù hợp với mỗi loại quan hệ xã hội…giúp cho pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động, hành vi, lối sống của mọi công dân.

Quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật phải thường xuyên sử dụng các phương tiện, các cách tiếp cận, các kỹ thuật pháp lý, các quy tắc pháp lý tiên tiến khoa học nhất đã đạt được của nhân loại trong lĩnh vực điều chỉnh pháp luật. Nội dung các quy phạm pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng với một trình độ kỹ thuật pháp lý cao có kết cấu chặt chẽ, logic, các thuật ngữ pháp lý được sử dụng chính xác, một nghĩa, lời văn trong sáng, ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức của quảng đại quần chúng, nhân dân. "Một quy phạm pháp luật sẽ phát huy được hiệu quả cao hơn nếu phù hợp với quan niệm, ý thức hiện có của công dân, và ngược lại" [27, tr. 263]. Sự rõ

ràng, chặt chẽ, chính xác của các quy phạm pháp luật cũng tránh được những thiếu sót, sơ hở có thể bị lợi dụng trong quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật. Để có chất lượng, các văn bản pháp luật phải được xây dựng đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục luật định, có tên gọi phù hợp với nội dung thể hiện, hình thức rõ ràng, dễ thực hiện. Từ đó pháp luật mới đi vào được cuộc sống tạo dựng thành lối sống theo pháp luật của người dân.

Thứ tư, nâng cao ý thức pháp luật, hình thành thói quen "sống và làm việc theo pháp luật" trong các chủ thể pháp luật.

Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay, mọi công dân trong xã hội đều phải sống và làm việc theo pháp luật. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, nếu thiếu ý thức pháp luật ở trình độ cao thì không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ thực hiện và áp dụng pháp luật của mình trong quá trình giải quyết các công việc liên quan đến lợi ích của người dân. Sống, làm việc theo pháp luật là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi công dân. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 22 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đã ghi "tuân theo pháp luật, ủng hộ việc thi hành pháp luật là nghĩa vụ của mọi công dân, đồng thời là nội dung của đạo đức mới, nếp sống mới". Khẩu hiệu này chỉ trở thành phương châm hành động của mỗi người khi nó dựa trên một nền tảng tri thức, hiểu biết pháp luật nhất định.

Thái độ đối với pháp luật là một trong những biểu hiện của ý thức pháp luật. Cần đề ra biện pháp xây dựng thái độ tích cực đối với pháp luật (đối với pháp luật thực định và đối với thực tiễn pháp lý). Lẽ đương nhiên thái độ tích cực đối với pháp luật chỉ có thể có được trên nền tảng của sự hiểu biết pháp luật. Vấn đề quan trọng ở đây là phải có thực tiễn pháp lý tốt: nghiêm minh, có tính giáo dục.

Nhưng, để có được sự hiểu biết pháp luật, có được thái độ tốt đối với pháp luật thì việc xây dựng một nền giáo dục quốc dân căn bản cần được chú trọng và đẩy mạnh. Trong đó công tác giáo dục pháp luật ở trường phổ thông cần được đặc biệt quan tâm thông qua việc mở các khóa đào tạo giáo viên

giảng dạy môn Luật kèm môn học giáo dục công dân (Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trường Đại học chuyên ngành Luật cần phối hợp thực hiện).

Dựa trên nền tảng ý thức pháp luật, tri thức, hiểu biết đúng đắn về pháp luật mà các tầng lớp nhân dân tiếp nhận, tích lũy được từ các kênh thông tin khác nhau, trở thành yếu tố thường trực trong ý thức pháp luật của họ, phương châm "sống, làm việc theo pháp luật" sẽ trở thành thói quen trong hành vi của các chủ thể pháp luật và hoạt động thực hiện pháp luật chắc chắn sẽ đạt được hiệu quả cao. Có thể tóm tắt các bước cần tiến hành để hình thành thói quen "sống, làm việc theo pháp luật" như sau:

- Khắc phụ các thói quen ứng xử với pháp luật còn tồn tại từ thời trước như "phép vua thua lệ làng", "trên bảo dưới không nghe".

- Xây dựng ý thức tuân thủ pháp luật như một vấn đề tất yếu, xóa bỏ thói quen nhìn người khác làm để làm theo.

- Xây dựng ý thức tuân thủ pháp luật như một giá trị xã hội. Chỉ khi việc tuân thủ pháp luật trở thành một giá trị xã hội thì tuân thủ pháp luật mới trở thành thói quen của những người dân và từ đó, pháp luật mới có cơ hội đạt được mục tiêu điều chỉnh của mình.

- Xây dựng thái độ ứng xử tích cực với pháp luật: coi pháp luật không chỉ là chuẩn mực ứng xử mà còn là phương tiện để những người dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Qua đó người dân sẽ không chỉ tuân thủ pháp luật mà còn tích cực tham gia hơn vào quá trình xây dựng pháp luật và tích cực giám sát hành động của các cơ quan thực thi pháp luật - đảm bảo pháp luật không còn là tài sản hay công cụ riêng của bất kỳ ai.

Thứ năm, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng và nâng cao ý thức pháp luật nghề nghiệp của những người có thẩm quyền áp dụng pháp luật.

Chủ thể của hoạt động thực hiện pháp luật không chỉ là từng cá nhân, các tầng lớp xã hội, mà nó còn là hoạt động của các cơ quan nhà nước có

Một phần của tài liệu Xây dựng lối sống theo pháp luật trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam (Trang 92 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)