Giải pháp về cơ chế phối hợp của các cơ quan ban ngành trong

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp tại khu kinh tế - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa (Trang 97)

quản lý nhà nước tại khu kinh tế

Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp mà đặc biệt là đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại khu kinh tế, các cơ quan ban ngành khác ngoài Tổng cục Hải quan cần thống nhất quan điểm nhận thức

chung về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài; tạo cơ sở pháp lý tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung luật pháp, chính sách thủ tục liên quan đến hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài; cải cách thủ tục hành chính; xử lý kịp thời những vƣớng mắc của các nhà đầu tƣ góp phần thúc đẩy nhanh các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Cụ thể:

- Sửa đổi các quy định còn bất cập, chƣa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tƣ và kinh doanh. Các Bộ, ngành chủ động sửa đổi, bổ sung các nội dung thuộc thẩm quyền (Quy định về mã ngành, yêu cầu về hợp pháp hóa lãnh sự, hệ thống biểu mẫu báo cáo, cơ chế hậu kiểm, giám sát đầu tƣ...); và kiến nghị Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ. Tạo cơ sở pháp lý thực hiện cơ chế một cửa quốc gia; xác định trách nhiệm của các Bộ, ngành, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp tại khu kinh tế.

- Ban hành các ƣu đãi khuyến khích đầu tƣ đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trƣờng học, văn hoá, thể thao) cho ngƣời lao động làm việc trong khu kinh tế.

- Thực hiện phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong ngành Hải quan, ngành Tài chính và cơ quan ban ngành khác:

+ Phối hợp trong ngành Hải quan

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phối hợp trong ngành Hải quan có ý nghĩa rất quan trọng. Phối hợp trong ngành Hải quan tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau: việc cung cấp và trao đổi thông tin; chỉ đạo nghiệp vụ. Tổng cục Hải quan phải thực sự là cơ quan đầu mối, chủ động trong việc phối hợp với các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc cơ quan Tổng Cục và các Cục Hải quan địa phƣơng trong việc phối hợp này. Đồng thời các đơn vị này cũng phải có trách nhiệm trong việc phối hợp với Tổng cục Hải quan trong việc quản lý hàng

hoá của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Việc phối hợp phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục và kịp thời mới phát huy đƣợc hiệu quả. Định kỳ có sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm.

+ Phối hợp trong ngành Tài chính

Trong điều kiện hiện nay việc phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong ngành tài chính trong việc quản lý doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng không chỉ quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp mà giảm bớt thủ tục phiền hà, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong kinh doanh, chấp hành nghĩa vụ thuế cho ngân sách Nhà nƣớc cũng nhƣ tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Trong cơ chế phối hợp này vai trò của cơ quan Tài chính, Kho bạc, Thanh tra, Thuế, Hải quan là quan trọng, bên cạnh đó là sự phối hợp giữa các cơ quan khác trực thuộc Bộ Tài chính. Trong những năm qua, mặc dù đã có quy chế phối hợp giữa ba Ngành: Thuế, Kho bạc và Hải quan, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vấn còn có những khó khăn bất cập tiếp tục cần có giải pháp tháo gỡ. Chủ yếu là những vấn đề sau: Hình thành mạng thông tin trực tuyến giữa các cơ quan trong ngành Tài chính: Tài chính, Thuế, Kho bạc và Hải quan; trang bị đủ máy móc thiết bị cho các cơ quan này để cung cấp, trao đổi thông tin; chuẩn hoá các thông tin liên quan đến quản lý doanh nghiệp; hệ thống thông tin phải đƣợc cập nhật thƣờng xuyên liên tục.

+ Phối hợp giữa các ngành có liên quan, phối hợp trao đổi kinh nghiệm quản lý hải quan với các khu kinh tế khác trên cả nước

Việc phối hợp giữa các đơn vị chức năng quản lý nhà nƣớc, cơ quan chuyên môn còn đƣợc thể hiện nhƣ: Công tác giám định, đánh giá, kiểm tra các tiêu chuẩn, định mức… cũng nhƣ việc hỗ trợ lực lƣợng và phƣơng tiện kỹ thuật trong các trƣờng hợp cần thiết. Vì vậy, cần chủ động trong việc phối hợp với các cơ quan thuộc chính phủ trong việc trao đổi thông tin và phối hợp thực hiện. Trƣớc hết, các cơ quan trực tiếp có liên quan đến quản lý hoạt động

xuất nhập khẩu nhƣ: Bộ Công thƣơng, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải… Mặt khác, phối hợp với Phòng Thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội ngành, nghề để chủ động tuyên truyền cho doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật nói chung và pháp luật hải quan nói riêng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật.

Thƣờng xuyên trao đổi kinh nghiệm thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp tại khu kinh tế.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp tại khu kinh tế - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa (Trang 97)