Quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp tại khu kinh tế - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa (Trang 41)

tiếp tại khu kinh tế

1.2.1. Khái niệm và nội dung quản lý nhà nước về hải quan

* Khái niệm quản lý nhà nước về hải quan

Theo Luật hải quan thì quản lý nhà nƣớc về hải quan là quản lý nhà nƣớc đối với đối với hàng hoá đƣợc xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài trong lãnh thổ hải quan.

* Nội dung quản lý nhà nước về hải quan bao gồm

1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển Hải quan Việt Nam;

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan;

3. Hƣớng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật hải quan; 4. Quy định về tổ chức và hoạt động của Hải quan;

5. Đào tạo, bồi dƣỡng, xây dựng đội ngũ công chức hải quan;

6. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phƣơng pháp quản lý hải quan hiện đại;

7. Thống kê nhà nƣớc về hải quan;

8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan;

9. Hợp tác quốc tế về hải quan.

Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phƣơng tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu; kiến nghị chủ trƣơng, biện pháp quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp tại khu kinh tế

Quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp là hoạt động của cơ quan hải quan nhằm chống gian lận thƣơng mại có hiệu quả, đảm bảo thu thuế đúng và đủ cho Nhà nƣớc góp phần tích cực phát triển giao lƣu thƣơng mại quốc tế, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh trong cộng đồng doanh nghiệp.

Quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp tại khu kinh tế đƣợc cụ thể thông qua việc thực hiện quy định của pháp luật đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án đầu tƣ trực tiếp.

Nhà nƣớc quy định chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của các dự án đầu tƣ trực tiếp vào khu kinh tế. Đây là căn cứ trong việc quản lý đối với ngành Hải quan, và việc thực hiện quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của các dự án đầu tƣ trực tiếp vào khu kinh tế đƣợc cụ thể hóa qua các thủ tục hải quan có liên quan:

1.2.2.1. Chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của các dự án đầu tư trực tiếp tại khu kinh tế

Chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của các dự án đầu tƣ trực tiếp vào khu kinh tế đƣợc các doanh nghiệp quan tâm và là

căn cứ trong việc quản lý đối với ngành Hải quan đó là việc ƣu đãi miễn thuế nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định đƣợc chi tiết theo Luật Đầu tƣ và Luật Thuế xuất nhập khẩu liên quan đến hàng hóa nhập khẩu đƣợc miễn thuế “Nhà đầu tư được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, vật tư, phương tiện vận tải và hàng hóa khác để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu” [30]; lĩnh vực ƣu đãi đƣợc miễn thuế và địa bàn ƣu đãi, đặc biệt ƣu đãi về đầu tƣ đƣợc miễn thuế

Địa bàn đƣợc ƣu đãi về thuế nhập khẩu thực hiện theo Danh mục địa bàn ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định số 53/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2010 quy định về địa bàn ƣu đãi đầu tƣ, ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị hành chính mới thành lập do Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính [18].

Đây là ba vấn đề đƣợc xem xét và quan tâm nhất khi thực hiện thủ tục hải quan, thực hiện chế độ thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại TSCĐ của các dự án đầu tƣ.

Nếu đáp ứng đƣợc một trong hai điều kiện đó là đảm bảo lĩnh vực đƣợc ƣu đãi về thuế nhập khẩu hoặc địa bàn thuộc ƣu đãi thuế nhập khẩu thì các mặt hàng nhập khẩu sau thuộc đối tƣợng đƣợc miễn thuế: Thiết bị, máy móc; Phƣơng tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc; phƣơng tiện vận chuyển đƣa đón công nhân, gồm: xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phƣơng tiện thủy; Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc, phƣơng tiện vận tải đƣợc miễn thuế; Nguyên liệu, vật tƣ trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền

công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc; Vật tƣ xây dựng trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc.

Cá biệt, Cam kết của Chính phủ cho Dự án (GGU – Government Guarantees and Undertakings Agreement) đối với Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn:

Theo Thoả thuận bảo lãnh và Cam kết của Chính phủ cho Dự án (GGU – Government Guarantees and Undertakings Agreement) giữa Chính phủ Việt Nam (Bộ Công Thƣơng đại diện) và các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) cho Dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn (Dự án NSRP) ký ngày 15/01/2013 tại Hà Nội, thì:

Công ty TNHH LHD Nghi Sơn đƣợc miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tƣ xây dựng mà trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc nhập khẩu để tạo tài sản cố định của Dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Ƣu đãi miễn thuế nhập khẩu nêu trên cũng sẽ đƣợc áp dụng đối với các máy móc, thiết bị, vật tƣ xây dựng nhập khẩu mà trong nƣớc có thể sản xuất đƣợc để tạo tài sản cố định của Dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn nhƣng theo đánh giá của NSRP chƣa đáp ứng quy cách hoặc chƣa phù hợp cho Dự án NSRP, theo Danh mục đăng ký đƣợc Chính phủ (thông qua Bộ Công thƣơng) chấp thuận bằng văn bản.

Máy móc, thiết bị, vật tƣ xây dựng mà trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc nhập khẩu để tạo tài sản cố định của Dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ không chịu thuế giá trị gia tăng.

Đối với các máy móc, thiết bị, vật tƣ xây dựng nhập khẩu mà trong nƣớc có thể sản xuất đƣợc để tạo tài sản cố định của Dự án

liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn nhƣng theo đánh giá của NSRP chƣa đáp ứng quy cách hoặc chƣa phù hợp cho Dự án cũng sẽ không chịu thuế giá trị gia tăng, theo Danh mục đăng ký đƣợc Chính phủ (thông qua Bộ Công thƣơng) chấp thuận bằng văn bản [22].

Căn cứ những quy định trên doanh nghiệp thực hiện đăng ký Danh mục hàng hóa đƣợc miễn thuế và công chức hải quan thực hiện thủ tục đăng ký Danh mục miễn thuế, thực hiện thủ tục miễn thuế cho doanh nghiệp khi tiến hành đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

1.2.2.2. Thủ tục hải quan trong kiểm tra giám sát hải quan, quản lý thuế đối với hàng nhập đầu tư không được miễn thuế và hàng nhập đầu tư được miễn thuế tại khu kinh tế

Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của ngành Hải quan kể từ khi thành lập đến nay, Hải quan Việt Nam đã tiến hành thông qua công cụ thực hiện là - thủ tục hải quan: “Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải” [29]. Nhƣ vậy, thủ tục hải quan là một bộ phận của hành chính hải quan nhƣng đồng thời là một bộ phận của nghiệp vụ hải quan nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về hải quan. Thủ tục hải quan cụ thể hóa, chi tiết hóa những yêu cầu đề ra cho các đối tƣợng chịu sự quản lý nhà nƣớc về hải quan. Các đối tƣợng đó chỉ đƣợc thông quan khi đã hoàn thành thủ tục hải quan. Thủ tục hải quan vừa có tính chất hƣớng dẫn, vừa có tính chất bắt buộc phải thi hành đối với các cá nhân, tổ chức tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu.

Hàng nhập khẩu đầu tƣ là một trong mƣời hai loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu thƣơng mại, quy định tại Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ. Vì vậy hàng nhập đầu tƣ cũng có những quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát, quản lý thuế, tuy nhiên đối với hàng

hóa nhập đầu tƣ đƣợc phân thành hàng đầu tƣ không đƣợc miễn thuế và hàng đầu tƣ đƣợc miễn thuế.

* Thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, quản lý thuế đối với hàng nhập đầu tư không được miễn thuế

Hàng đầu tƣ không đƣợc miễn thuế đƣợc làm thủ tục nhƣ hàng hóa nhập khẩu kinh doanh. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu phục vụ hoạt động của doanh nghiệp thực hiện theo quy định đối với từng loại hình xuất nhập khẩu hƣớng dẫn tại Thông tƣ 128/2013/TT-BTC và Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu đƣợc ban hành mới đây theo Quyết định số 988/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2014 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thƣơng mại của Tổng cục Hải quan, bao gồm các bƣớc và các công việc nhƣ sau:

Bƣớc 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai hải quan; Bƣớc 2: Kiểm tra hồ sơ hải quan (đối với luồng 2 - vàng và luồng 3 - đỏ) Bƣớc 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa

Bƣớc 4: Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổng quát quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại (ban hành kèm theo Quyết định 988/QĐ-TCHQ, 28/3/2014)

Bƣớc 1 Bƣớc 2 Bƣớc 3 Bƣớc 4 Bƣớc 5

Nguồn: Đội thủ tục hải quan cảng Nghi Sơn và xử lý của tác giả.

Luồng xanh thông quan Luồng xanh có điều kiện

Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai (Hệ thống tự động)

Kiểm tra hồ sơ Hải quan (Công chức Hải quan thực hiện)

Kiểm tra thực tế hàng hoá

(kiểm tra thủ công, kiểm tra qua máy soi)

Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ

(thu thuế, xác nhận, quản lý hoàn chỉnh hồ sơ.)

Quản lý hàng hóa qua khu vực giám sát Luồng vàng Luồng đỏ Luồng đỏ Thông quan, Giải phóng hàng, Đem hàng về bảo quản Luồng xanh

* Thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, quản lý thuế đối với hàng nhập đầu tư được miễn thuế

Khác với các loại hình khác, thủ tục hải quan đối với hàng hoá tạo tài sản cố định đƣợc miễn thuế của dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài phải thực hiện đầu tiên và trƣớc thời điểm xuất khẩu, nhập khẩu đó là đăng ký danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tạo TSCĐ đƣợc miễn thuế do doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa thực hiện với cơ quan hải quan. Khi thực hiện đăng ký danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế với cơ quan hải quan, ngƣời đăng ký danh mục hàng hóa nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan hồ sơ gồm: Công văn đề nghị đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế, nêu rõ số hàng hoá, lý do đề nghị miễn thuế; Danh mục hàng hoá nhập khẩu đƣợc miễn thuế; Giấy phép đầu tƣ hoặc Giấy chứng nhận ƣu đãi đầu tƣ (bao gồm cả các dự án đầu tƣ trong nƣớc có quy mô dƣới mƣời lăm tỷ đồng Việt Nam); Giấy phép đầu tƣ hoặc Giấy chứng nhận ƣu đãi đầu tƣ mở rộng đối với trƣờng hợp mở rộng dự án ƣu đãi đầu tƣ, thay thế, đổi mới công nghệ; Luận chứng kinh tế kỹ thuật, các tài liệu thiết kế kỹ thuật chi tiết của dự án và dự án mở rộng (trƣờng hợp cơ quan hải quan yêu cầu); Tài liệu kỹ thuật; Bản thuyết minh và/hoặc sơ đồ lắp đặt, sử dụng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế (Thông tƣ 128 của Bộ Tài chính, 2013). Ngoài ra tùy từng trƣờng hợp nhập khẩu cụ thể khác, ngƣời nhập khẩu phải nộp thêm và xuất trình một số giấy tờ nhƣ: Hợp đồng đóng tàu đối với nguyên liệu, vật tƣ, bán thành phẩm nhập khẩu phục vụ cho việc đóng tàu; Dự án sản xuất phần mềm đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất phần mềm; Đề tài, đề án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đối với hàng hóa nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt… Để thực hiện thủ tục đăng ký danh mục miễn thuế đƣợc cụ thể các bƣớc tiếp nhận và phân công xử lý hồ sơ, kiểm tra và xử lý hồ sơ đăng ký danh mục miễn thuế, đăng ký danh

mục miễn thuế theo quy định (Quyết định số 2424/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan, 2008).

Tiếp theo để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạo tài sản cố định của dự án đầu tƣ trực tiếp, doanh nghiệp phải khai, nộp và xuất trình cho cơ quan hải quan bộ hồ sơ hải quan theo quy định.

Kết thúc của quy trình thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, quản lý thuế đối với hàng nhập đầu tƣ đƣợc miễn thuế là thủ tục thanh lý. Các hình thức thanh lý là: xuất khẩu, nhƣợng bán tại thị trƣờng Việt Nam, cho, biếu, tặng, tiêu hủy. Hàng hóa nhập khẩu thuộc diện thanh lý bao gồm: Vật tƣ, thiết bị dôi dƣ sau khi hoàn thành xây dựng cơ bản hình thành doanh nghiệp; Máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận chuyển, nguyên vật liệu và các hàng hoá khác khi doanh nghiệp vẫn đang hoạt động; Tài sản của doanh nghiệp sau khi giải thể, chấm dứt hoạt động. Hàng nhập khẩu chỉ đƣợc thanh lý khi đáp ứng một trong các điều kiện sau: Đối với máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận chuyển: Hết thời gian khấu hao; Bị hƣ hỏng; Để thu hẹp quy mô sản xuất hoặc thay đổi mục tiêu hoạt động; Để thay thế máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận chuyển mới. Đối với nguyên vật liệu và các hàng hoá khác: Dƣ thừa, tồn kho; Không đảm bảo chất lƣợng; Không phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp hoặc Ban thanh lý có văn bản nêu rõ lý do thanh lý, tên gọi, ký mã hiệu, lƣợng hàng cần thanh lý, thuộc tờ khai nhập khẩu số, ngày, tháng, năm gửi cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng nhập khẩu đƣợc miễn thuế. Trƣờng hợp thanh lý theo hình thức xuất khẩu thì doanh nghiệp mở tờ khai xuất khẩu; trƣờng hợp thanh lý theo hình thức nhƣợng bán tại thị trƣờng Việt Nam, cho, biếu, tặng thì việc kê khai, tính thuế thực hiện theo hƣớng dẫn và không phải mở tờ khai mới. Trƣờng hợp tiêu huỷ, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý môi trƣờng, có sự giám sát của Chi cục đăng ký tờ khai hải quan.

1.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp tại khu kinh tế

Hoạt động quản lý hải quan đối với đầu tƣ trực tiếp nhằm thực hiện chính sách đầu tƣ phù hợp, tiến bộ để vừa đảm bảo định hƣớng chung của quốc gia, vừa đảm bảo các nguyên tắc của cơ chế thị trƣờng: bình đẳng trong đầu tƣ, không phân biệt đầu tƣ trong nƣớc hay nƣớc ngoài; cạnh tranh lành mạnh,...để điều tiết, định hƣớng hoạt động đầu tƣ của các chủ thể kinh tế phục

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp tại khu kinh tế - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)