Về công tác nghiệp vụ hải quan

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp tại khu kinh tế - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa (Trang 59)

Năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ công chức quản lý và thừa hành của ngành Hải quan trong giai đoạn hiện nay đã đƣợc nâng cao rõ rệt. Tỷ lệ cán bộ, công chức tốt nghiệp đại học, cao đẳng với những chuyên ngành phù hợp theo yêu cầu của ngành, biết sử dụng vi tính, ngoại ngữ khá cao do vậy dễ dàng tiếp thu những kiến thức mới, kỹ năng nghiệp vụ mới, ứng dụng có hiệu quả những chƣơng trình phần mềm quản lý của ngành; không ngại khó khăn và thƣờng xuyên có những cải tiến trong công tác quản lý để công việc ngày càng đƣợc giải quyết nhanh chóng, đạt hiệu quả cao. Cụ thể ở Hải quan Nghi Sơn, tỷ lệ này đƣợc thể hiện qua thống kê theo bảng dƣới đây:

Bảng 2.1: Tình hình năng lực và trình độ của CBCC Đội thủ tục hải quan Cảng Nghi Sơn tại 31/8/2014

Chỉ tiêu thông tin Số lƣợng

(ngƣời)

Độ tuổi trung

bình

Tỷ lệ (%)

1. Phân theo trình độ đào tạo 10 100

- Trung cấp 03 55 30

- Cao đẳng 01 55 10

- Đại học 06 33 60

- Sau đại học (đang làm Luận văn để bảo vệ Thạc sĩ

trong năm 2014) 02 40 20

2. Phân theo chuyên ngành đào tạo 10 100

- Luật 01 39 10

- Ngoại ngữ 02 48 20

- Kinh tế, quản trị, kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thƣơng 06 43 60

- Tin học, công nghệ thông tin 01 30 10

3. Phân theo giới tính: 10 100

- Nam 10 45 100

- Nữ 00 00

4. Phân theo chức danh, nhiệm vụ 10 100

- Công chức giữ các chức danh lãnh đạo 03 37 30 - Công chức không giữ các chức vụ quản lý lãnh đạo 07 43 70

Cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ cho công tác quản lý đã đƣợc hiện đại hóa, trang bị tƣơng đối đầy đủ, tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho cán bộ công chức và phục vụ tốt cho công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ của ngành Hải quan ngày càng mạnh mẽ trong 5 năm trở lại đây. Đặc biệt Tổng cục Hải quan nhận Giải thƣởng Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2008 dành cho lĩnh vực cơ quan Nhà nƣớc trung ƣơng ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả nhất. Trang bị máy vi tính, bảo đảm mỗi cán bộ công chức có 01 máy, các máy vi tính đều đƣợc kết nối Internet, đáp ứng nhu cầu thu thập thông tin, phục vụ công tác nghiệp vụ của cán bộ, công chức. Áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý: Cải tiến công tác quản lý văn phòng trên cơ sở sử dụng chƣơng trình quản lý và điều hành qua mạng Net Office (Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa và Tổng cục hải quan). Triển khai áp dụng phƣơng thức làm việc hiện đại trên môi trƣờng mạng nhƣ sử dụng thƣ điện tử để trao đổi, tham gia ý kiến giải quyết công việc, thực hiện chế độ báo cáo điện tử, quản lý hồ sơ, văn bản. Ở Hải quan Nghi Sơn hiện nay công chức thực hiện nhiệm vụ đều đƣợc trang bị 01 bộ máy vi tính đƣợc kết nối Internet, đƣợc cài đặt các phần mềm và xử lý các hoạt động nghiệp vụ hải quan trên phần mềm nhƣ: Hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan (E-customs), Hệ thống Kế toán tập trung (KT559), Hệ thống quản lý rủi ro (RISK Management), Hệ thống thu thập thông tin tình báo hải quan (CI02); Hệ thống quản lý vi phạm Hải quan; Hệ thống Giá tính thuế (GT02)…. tính đến thời điểm hiện nay hầu hết các phần mềm nghiệp vụ hải quan đều chạy trên nền Internet và đƣờng truyền riêng qua mạng WAN (Wide Area Network - là mạng diện rộng, dữ liệu đƣợc thiết kế để kết nối giữa các khu vực địa lý cách xa nhau) đối với Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS (Customs Terminal) theo mô hình xử lý dữ liệu tập trung tại cấp Cục (tại Thanh Hóa) và cấp Tổng cục (tại Hà Nội).

Việc tuyên truyền, phổ biến và triển khai chính sách pháp luật của nhà nƣớc, qui định, qui chế của Ngành đến từng cán bộ công chức trong ngành và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng đƣợc chú trọng, thực hiện định kỳ, thƣờng xuyên thông qua các hoạt động nhƣ: các hội nghị đối thoại trực tiếp Hải quan – Doanh nghiệp, các hội nghị tập huấn về nghiệp vụ, hƣớng dẫn triển khai khi có quy định hoặc chính sách mới đƣợc ban hành; công bố các văn bản hƣớng dẫn và thông tin, tƣ vấn thủ tục hải quan trực tiếp qua mạng trên website của Ngành và các Cục Hải quan địa phƣơng để trả lời những vƣớng mắc của doanh nghiệp về những qui định, chính sách của pháp luật liên quan đến thủ tục hải quan đối với hàng hoá của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, đồng thời tiếp thu những ý kiến phản hồi từ phía doanh nghiệp.

Ở KKT Nghi Sơn, Hải quan Thanh Hóa mà cụ thể là Hải quan Nghi Sơn đã trực tiếp quán triệt chính sách pháp luật của nhà nƣớc, qui định, qui chế của ngành đến từng cán bộ công chức trong đơn vị để hiểu và thực hiện đúng. Đối với cộng đồng doanh nghiệp có hoạt động đầu tƣ, xuất nhập khẩu… thì tiến hành công khai chính sách pháp luật của nhà nƣớc, qui định pháp luật về hải quan về đầu tƣ trực tiếp tại trụ sở và tổ chức tuyên truyền, phổ biến khi có điều kiện, những vƣớng mắc phát sinh đều đƣợc Hải quan Nghi Sơn xử lý, trao đối với Doanh nghiệp kịp thời theo thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp tại khu kinh tế - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)