Giải pháp hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp tại khu kinh tế - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa (Trang 86)

3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan và quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp

Từ những tồn tại cần khắc phục trong công tác quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp tại khu kinh tế, các nội dung cơ bản về góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan và quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp vào khu kinh tế:

đến hoạt động đầu tƣ nhằm phát hiện những bất cấp, thiếu sót để kịp thời chỉnh sửa, bổ sung góp phần hoàn thiện các pháp luật đó theo hƣớng đồng bộ, ổn định về chính sách, qui phạm giữa pháp luật về đầu tƣ với pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các luật liên quan khác.

- Nghiên cứu các quy định về công tác hải quan có các nội dung liên quan đến hoạt động quản lý hàng hoá của các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài tại các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập (trong khuôn khổ WTO, WCO, ASEAN, APEC...); rà soát, đối chiếu nội dung của các điều ƣớc quốc tế nêu trên với các quy định hiện hành của pháp luật hải quan; từng bƣớc áp dụng các chuẩn mực và điều ƣớc quốc tế trong quản lý đầu tƣ và chính sách thuế đối với hàng hoá đầu tƣ trực tiếp tại khu kinh tế.

- Xây dựng cơ chế hữu hiệu kiểm soát, bảo đảm việc thực thi nghiêm minh, đầy đủ, thống nhất các quy định pháp luật hải quan của cán bộ công chức trong toàn Ngành và các đối tƣợng chấp hành pháp luật hải quan;

- Kiện toàn việc thông tin rộng rãi pháp luật về hải quan nói chung và pháp luật về hải quan đối với hoạt động đầu tƣ nói riêng theo hƣớng toàn diện, rõ ràng, không chỉ là các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan và điều ƣớc quốc tế mà bao gồm cả các quy trình, thủ tục hải quan và các văn bản hƣớng dẫn nghiệp vụ hải quan tới cán bộ công chức ngành hải quan và cộng đồng doanh nghiệp;

- Tăng cƣờng hoạt động kiểm tra việc thực thi pháp luật đầu tƣ thƣờng xuyên, định kỳ, đột xuất trong ngành nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật hải quan.

Cụ thể về các đề xuất hoàn thiện, sửa đổi quy định của pháp luật:

Thứ nhất, cần sửa đổi quy định để đồng nhất khái niệm “dự án khuyến khích đầu tư” và giải thích rõ trong các văn bản qui định về thuế nhƣ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để phù hợp với Luật Đầu tƣ 2005, Nghị định

108/2006/NĐ-CP chỉ có khái niệm về “dự án đầu tư”, “dự án đầu tư mới” và “dự án đầu tư mở rộng”, để Doanh nghiệp và cơ quan hải quan hiểu rõ và dễ thực hiện trong thực tế

Thứ hai, về quy định các trƣờng hợp đƣợc miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong Luật đầu tƣ sắp sửa đổi và các văn bản hƣớng dẫn thi hành có trƣờng hợp đối tƣợng miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cần giải thích rõ khái niệm “phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ”

theo đó, quy định rõ các phƣơng tiện thuộc đối tƣợng này chỉ đƣợc hoạt động trong khu vực dự án (không cấp tờ khai nguồn gốc, không đăng ký biển số và không đƣợc chạy ra ngoài dự án). Trƣờng hợp Doanh nghiệp nhập khẩu xe ô tô khách về để thực hiện dự án vận tải hành khách công cộng hay nhập khẩu xe ô tô dùng dạy lái xe của một trung tâm đào tạo lái xe (có cấp tờ khai nguồn gốc, đăng ký biển số và có chạy ra ngoài dự án) theo quan điểm các nhân thì không đƣợc coi là phƣơng tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ.

Thứ ba, danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phƣơng tiện

vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tƣ, bán thành phẩm,... trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc do Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ ban hành đang áp dụng để thực hiện miễn, giảm, xác định đối tƣợng không chịu thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu hiện nay là Thông tƣ 04/2012/TT-BKHĐT, ngày 13/8/2012 còn rất hạn chế về chủng loại thiết bị, model và các chỉ tiêu kỹ thuật.

Thời gian tới, cần bổ sung kịp thời loại máy móc, thiết bị kèm theo đó là chủng loại thiết bị, model và các chỉ tiêu kỹ thuật danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phƣơng tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tƣ, bán thành phẩm trong nƣớc đã sản xuất đƣợc để bổ sung vào danh mục làm căn cứ miễn thuế. Cần qui định rõ thế nào là “đã sản xuất được nhưng chưa đạt chất lượng”. Kiến nghị các bộ ngành liên quan phải tham mƣu cho Thủ tƣớng Chính phủ để xây dựng danh mục và phân công cơ quan quản lý

chuyên ngành cụ thể để xác định đƣợc loại “đã sản xuất được nhưng chưa đạt chất lượng” theo từng lĩnh vực để làm căn cứ miễn thuế.

Thứ tƣ, cần sửa đổi và tiến tới bỏ quy định tại điểm đ.1 khoản 4, Điều

101 Thông tƣ 128/2013/TT-BTC, ngày 10/9/2013 hƣớng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, do đó không cầu doanh nghiệp phải nộp “Giấy chứng nhận đầu tư” khi đăng ký danh mục miễn thuế tại cơ quan hải quan.

Bởi vì, tại khoản 1 Điều 38 Luật Đầu tƣ nêu:

Đối với dự án đầu tƣ trong nƣớc thuộc diện không phải đăng ký đầu tƣ [30] (dự án dƣới 15 tỷ đồng) và dự án thuộc diện đăng ký đầu tƣ quy định tại Điều 45 của Luật Đầu tƣ (dự án từ 15 đến dƣới 300 tỷ đồng), “nhà đầu tƣ căn cứ vào các ƣu đãi và điều kiện ƣu đãi đầu tƣ theo quy định của pháp luật để tự xác định ƣu đãi và làm thủ tục hƣởng ƣu đãi đầu tƣ tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền”. Trƣờng hợp nhà đầu tƣ có yêu cầu xác nhận ƣu đãi đầu tƣ thì làm thủ tục đăng ký đầu tƣ để cơ quan nhà nƣớc quản lý đầu tƣ ghi ƣu đãi đầu tƣ vào Giấy chứng nhận đầu tƣ [30, Điều 38, Khoản 1]. Nhƣ vậy, theo qui định trên thì trƣờng hợp nhà đầu tƣ nhập khẩu hàng hoá tạo TSCĐ của dự án thì tự xác định mức ƣu đãi và đăng ký với cơ quan Hải quan có thẩm quyền xác nhận theo pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Do đó bỏ điểm đ.1 khoản 4, Điều 101 Thông tƣ 128/2013/TT-BTC về

việc yêu cầu doanh nghiệp phải nộp “Giấy chứng nhận đầu tư” khi đăng ký danh mục miễn thuế là cần thiết.

Thứ năm, cần sửa quy định thời hạn kém khả thi và bỏ quy định nộp những loại giấy tờ không cần thiết:

Thông tƣ 128/2013/TT-BTC hiện nay qui định thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, thực hiện kiểm tra đối chiếu các tài liệu, chứng

từ trong hồ sơ, để xác định đối tƣợng đƣợc miễn thuế và xác nhận danh mục miễn thuế, đối với dự án lớn nhƣ Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn có nhiều hạng mục với hàng nghìn dòng hàng cho mỗi hạng mục là không khả thi về thời gian để kiểm tra. Do đó trong thời gian tới đề nghị Bộ Tài chính sớm sửa đổi quy định này theo hƣớng đối với các dự án lớn, thời gian thực hiện đầu tƣ kéo dài (ví dụ: quy định cụ thể là dự án có tổng mức đầu tƣ cho hàng hóa tạo tài sản cố định từ 2 đến 5 tỷ USD) thì qui định thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, thực hiện kiểm tra đối chiếu các tài liệu, chứng từ trong hồ sơ, để xác định đối tƣợng đƣợc miễn thuế và xác nhận danh mục miễn thuế đúng quy định, đảm bảo khả thi về mặt thời gian để cơ quan hải quan thực hiện yêu cầu của Doanh nghiệp.

Cũng theo khoản 4, Điều 101 Thông tƣ 128/2013/TT-BTC khi đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế với cơ quan hải quan, ngƣời đăng ký danh mục hàng hóa còn phải nộp cả: “Bảng kê danh mục, tài liệu của hồ sơ đăng ký danh mục miễn thuế: nộp 01 bản chính” [10], nhƣ vậy Bảng kê danh mục, tài liệu của hồ sơ đăng ký danh mục miễn thuế là 1 loại hồ sơ phải nộp, nhƣng tính thiết thực của nó thì không cần thiết vì khi đăng ký danh mục miễn thuế cơ quan hải quan căn cứ vào hồ sơ của Doanh nghiệp nộp để kiểm tra việc kê khai, nếu đúng và đủ hồ sơ theo quy định thì mới tiến hành đăng ký danh mục cho doanh nghiệp. Do vậy kiến nghị bỏ quy định phải nộp

“Bảng kê danh mục, tài liệu của hồ sơ đăng ký danh mục miễn thuế” là cần thiết, đảm bảo cải cách thủ tục hành chính trong giai đoạn hiện nay.

3.2.1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư trực tiếp tại khu kinh tế

Ở khía cạnh môi trƣờng pháp lý, việc đẩy nhanh rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp lý cũng là điều kiện hết sức quan trọng để cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh, nâng cao hiệu thu hút và sử dụng dòng vốn FDI. Đây chính là mục tiêu then chốt trong công tác hoàn thiện các văn bản

luật trọng yếu là Luật Đầu tƣ và Luật Doanh nghiệp sửa đổi đang đƣợc tiến hành rất khẩn trƣơng và nghiêm túc hiện nay.

Việt Nam đang gặp không ít khó khăn, thách thức do cạnh tranh thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài trong khu vực và trên thế giới đang ngày càng trở nên quyết liệt, nên vấn đề cải thiện môi trƣờng pháp lý, tăng năng lực quản lý nhà nƣớc và đồng bộ hóa các công cụ luật pháp để nâng cao hiệu quả quản lý và thu hút hoạt động đầu tƣ trực tiếp đặc biệt là động đầu tƣ trực nƣớc ngoài.

Đầu tƣ nƣớc ngoài đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Do vậy, việc nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc hoàn thiện môi trƣờng pháp lý cũng nhƣ đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán, rõ ràng trong các quy định về đầu tƣ kinh doanh nhằm khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài đã đƣợc đƣa vào Nghị quyết của Chính phủ, nhằm nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tƣ nƣớc ngoài trong thời gian tới.

Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tƣ theo hƣớng nhất quán, công khai, minh bạch, có tính dự báo, tạo thuận lợi cho nhà đầu tƣ và có tính cạnh tranh so với các nƣớc trong khu vực.

Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về đầu tƣ:

- Nghiên cứu, sửa đổi Luật Đầu tƣ phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và bối cảnh hội nhập quốc tế giai đoạn mới trên nguyên tắc Luật Đầu tƣ là căn cứ pháp lý điều chỉnh thống nhất về quy trình, thủ tục đầu tƣ và công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động đầu tƣ. Các quy định chuyên ngành chỉ điều chỉnh những nội dung liên quan đến điều kiện hoạt động khi thực hiện dự án đầu tƣ và quản lý nhà nƣớc theo chuyên ngành.

- Nghiên cứu, sửa đổi Luật Doanh nghiệp theo hƣớng tiếp tục tạo dựng khung pháp lý thuận lợi, minh bạch cho việc thành lập, hoạt động và chấm dứt các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Rà soát tổng thể hệ thống pháp luật hiện hành, trƣớc hết là các luật liên quan đến hoạt động đầu tƣ, kinh doanh (nhƣ Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trƣờng, Luật Công nghệ cao, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Giáo dục, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở,...) theo hƣớng đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với các quy định của Luật Đầu tƣ; nghiên cứu, đề xuất áp dụng hình thức ban hành một luật để sửa nhiều luật, ban hành một nghị định để sửa nhiều nghị định liên quan nhằm xử lý ngay các bất cập, chồng chéo.

- Quy định rõ hơn những đặc thù về thủ tục và điều kiện đầu tƣ đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài để một mặt tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà đầu tƣ thông qua việc minh bạch hóa thủ tục; đồng thời, đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nƣớc về hoạt động đầu tƣ.

Tập trung sửa đổi chính sách ƣu đãi đầu tƣ:

- Sửa đổi chính sách ƣu đãi đầu tƣ bảo đảm tính hệ thống từ ƣu đãi thuế (Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế xuất nhập khẩu), ƣu đãi tài chính đến ƣu đãi phi tài chính; thống nhất giữa chính sách thuế và chính sách đầu tƣ nhằm góp phần nâng cao tính cạnh tranh với các nƣớc trong khu vực về thu hút ĐTNN; điều chỉnh đối tƣợng hƣởng ƣu đãi về thuế theo hƣớng gắn ƣu đãi theo ngành, lĩnh vực ƣu tiên với theo vùng lãnh thổ để thúc đẩy sự phân công lao động giữa các địa phƣơng; thực hiện ƣu đãi đầu tƣ có chọn lọc phù hợp với định hƣớng mới đối với thu hút ĐTNN; nghiên cứu, bổ sung ƣu đãi đối với các dự án đầu tƣ trong khu công nghiệp. - Ngoài căn cứ xét ƣu đãi theo lĩnh vực và địa bàn cần nghiên cứu bổ sung tiêu chí để xét ƣu đãi đầu tƣ nhƣ: dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, dự án có giá trị gia tăng cao, dự án sử dụng nhiều nguyên liệu, vật tƣ trong nƣớc và dự án cam kết chuyển giao công nghệ tiên tiến,...

Điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách nhằm khuyến khích nhà đầu tƣ tƣ nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài đầu tƣ vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng:

Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các dự án công nghệ cao và phù hợp vào Việt Nam, đồng thời đảm bảo kiểm soát công nghệ nhập khẩu:

- Khẩn trƣơng rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành (Luật Khoa học và Công nghệ, Luật chuyển giao công nghệ) nhằm khuyến khích, thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ các dự án công nghệ cao, hiện đại, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

- Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giao công nghệ; đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động này, ngăn chặn tình trạng chuyển giá qua hợp đồng chuyển giao công nghệ.

- Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, kể cả máy móc, thiết bị đã qua sử dụng theo hƣớng tăng cƣờng sử dụng các công cụ giám định, tái giám định; có các quy định về tiêu chuẩn nhập khẩu, chế tài đủ mạnh để loại bỏ các loại máy móc, thiết bị lạc hậu, tiêu tốn năng lƣợng, tiềm ẩn ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng sức khỏe con ngƣời...

- Tăng cƣờng các hoạt động quản lý nhà nƣớc về kiểm soát máy móc, thiết bị, công nghệ nhập khẩu vào Việt Nam. Định kỳ tổ chức đánh giá trình độ công nghệ của các ngành, lĩnh vực để xác định lĩnh vực ƣu tiên thu hút ĐTNN [19].

thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp, đặc biệt là hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, từ đó cạnh tranh với các nƣớc trong khu vực và thế giới trong thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài đặt ra cấp thiết nhƣ hiện nay. Chính vì vậy, đây đƣợc xác định là nhiệm vụ trọng tâm nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh tại khu kinh tế cũng nhƣ nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào khu kinh tế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp tại khu kinh tế - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)