Các bất cập trong kiểm tra, giám sát, quản lý hàng hóa

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp tại khu kinh tế - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa (Trang 75)

Kiểm tra giám sát hải quan là hoạt động mang tính đặc thù của ngành Hải quan. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát cơ quan Hải quan kịp thời phát hiện các thiếu sót, vi phạm để yêu cầu doanh nghiệp xuất nhập khẩu chấp hành đúng pháp luật đồng thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhà nƣớc về hải quan để kịp thời kiến nghị sửa đổi bổ sung chính sách cho phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội của đất nƣớc. Mục đích của kiểm tra giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu là phải xác định đƣợc tên hàng, số lƣợng, quy cách phẩm chất, xuất xứ, áp mã, áp giá, thuế suất không để sai sót, sơ hở có thể xảy ra.

Trong phần này của luận văn, trƣớc hết xin đƣợc đƣa ra một số bất cập

trong thủ tục hải quan kiểm tra, giám sát, quản lý hàng hóa đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp tại KKT:

Một là, đối với hàng hóa nhập khẩu tạo TSCĐ đƣợc miễn thuế của các

dự án đầu tƣ:

Tại khâu tiếp nhận hồ sơ công chức hải quan kiểm tra việc khai các tiêu chí trên tờ khai, kiểm tra sơ bộ nội dung khai của ngƣời khai hải quan, kiểm đếm đủ số lƣợng, chủng loại các chứng từ kèm theo tờ khai hải quan. Trƣờng hợp phát hiện có sai phạm thì thực hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ, nhƣ sau: Công chức hải quan kiểm tra nội dung khai của ngƣời khai hải quan, kiểm tra số lƣợng, chủng loại giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan, tính đồng bộ giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan; kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý nhập khẩu, chính sách thuế và các quy định khác của pháp luật. Kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa. Một khó khăn thƣờng gặp phải là trong việc phân loại áp mã hàng hóa. Nói đến tên hàng hóa có rất nhiều cách gọi, nhƣ là tên thông thƣờng, tên thƣơng mại, tên khoa học, tên gắn với tính năng sử dụng, với kích thƣớc, với nhà sản xuất, địa danh sản xuất, với các nguyên nhiên liệu chính… Trƣớc hết,

hải quan phải xác định đƣợc tên hàng phù hợp với tên trong bảng mã hàng hóa để áp mã. Nhiều tên bằng tiếng nƣớc ngoài nên nhiều trƣờng hợp doanh nghiệp và hải quan không thống nhất tên hàng để áp mã, nhất là các hàng hóa đặc biệt, chuyên dụng, trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc. Nhƣng quan trọng hơn là xác định hàng nhập khẩu đúng với tên khai báo. Nhập máy móc, thiết bị kỹ thuật phức tạp, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng những khó khăn trong việc áp mã để gian lận thƣơng mại.

Theo quy đinh doanh nghiệp đƣợc miễn thuế đối với thiết bị, máy móc… phục vụ cho dự án đầu tƣ. Điều đó có nghĩa là với những hàng hoá thuộc loại trên cơ quan hải quan nhiều khi không quan tâm đến trị giá hàng hóa (tức là giá để tính thuế) vì đằng nào hàng hoá đó cũng đƣợc miễn thuế theo qui định của pháp luật. Do quan niệm ý thức đó nên khi làm thủ tục hải quan, công chức hải quan dễ dàng cho qua các loại hàng thuộc đối tƣợng này, vô tình để gian lận thƣơng mại trong lĩnh vực liên doanh đầu tƣ nƣớc ngoài lọt lƣới. Thực tế trong các doanh nghiệp đầu tƣ hiện nay diễn ra khá phổ biến các tình trạng sau: các đối tƣợng nƣớc ngoài lợi dụng sự thiếu hiểu biết và yếu kém cả về năng lực lẫn phẩm chất của một số cán bộ quản lý Việt Nam đã tìm cách góp vốn bằng máy móc thiết bị cũ lạc hậu về công nghệ khai tăng giá lên một cách quá đáng các thiết bị máy móc mà họ góp vốn. Việc nâng giá máy móc thiết bị lên so với giá cả thị trƣờng quốc tế để góp vốn của các chủ đầu tƣ, liên doanh nƣớc ngoài đã làm gia tăng giả tạo tỷ lệ góp vốn và lợi nhuận cho phía nƣớc ngoài để thu lợi nhuận cao qua phần thu hồi khấu hao thiết bị máy móc cao hơn giá trị thực vốn có của nó, làm giảm tỷ lệ góp vốn và phân chia cho phía Việt Nam, đồng thời còn làm giảm sút phần thuế lợi tức phải nộp cho nhà nƣớc ta. Các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài một mặt khai tăng giá nhập khẩu thiết bị vật tƣ thuộc phần vốn góp đƣợc miễn thuế một mặt họ tìm cách khai giảm giá nhập khẩu nguyên liệu và giá sản phẩm kinh doanh

xuất nhập khẩu để trốn thuế xuất nhập khẩu. Ngoài ra một trong những ƣu đãi đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam là việc miễn thuế nhập khẩu cho trang thiết bị máy móc vật tƣ tạo cơ sở vật chất ban đầu và tạo tài sản cố định. Chính do sự miễn thuế này mà trong giai đoạn đầu của các doanh nghiệp này đã xuất hiện nhiều hiện tƣợng gian lận thƣơng mại nhƣ: Khai sai xuất xứ, khi chƣa có giấy phép doanh nghiệp đã nhập khẩu hàng... gây sự ùn tắc tại cửa khẩu, sự lộn xộn trong hoạt động xuất nhập khẩu ảnh hƣởng đến công tác quản lý hải quan.

Ngoài ra, lợi dụng tiêu chuẩn miễn thuế, ví dụ lợi dụng nhập khẩu trang thiết bị vật tƣ chất lƣợng cao vào bán ra thị trƣờng rồi lấy vật tƣ trong nƣớc rẻ hơn để lắp ráp xây dựng cơ sở hạ tầng hay khai báo trên tờ khai hải quan so với thực tế hàng hoá nhập khẩu về số lƣợng, chủng loại, xuất xứ, trị giá hàng hoá.. nhằm mục đích trốn thuế nhập khẩu…

Nhà nƣớc Việt Nam đã có nhiều chính sách và biện pháp cụ thể nhƣ tạo hành lang pháp lý thuận lợi, môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng lành mạnh nhằm khuyến khích các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Ngành Hải quan đã từng bƣớc cải tiến đơn giản thủ tục tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên trong thời gian qua công tác quản lý hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài nói chung, quản lý Nhà nƣớc hoạt động xuất nhập khẩu trong lĩnh vực đầu tƣ nƣớc ngoài nói riêng đã bộc lộ một số vấn đề những tồn tại cần tháo gỡ khi thực hiện công tác thu thuế hải quan.

Lâu nay các cơ quan chức năng chỉ quan tâm đến hàng hoá thuộc vốn đầu tƣ nƣớc ngoài khi nhập khẩu còn khi đã qua cửa khẩu thì hàng hoá đó coi nhƣ đƣợc thả nổi, nó có đƣợc sử dụng đúng mục đích vào việc xây dựng công trình đầu tƣ hay không thì chẳng ai quan tâm nên thực tế là đã xảy ra nhiều vụ việc lợi dụng chính sách thuế của Việt Nam để gian lận thƣơng mại, trốn thuế cụ thể trong quá trình quản lý vật tƣ trang thiết bị miễn thuế để xây dựng cơ

sở hạ tầng của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài xuất hiện một lỗ hổng lớn làm cho vật tƣ trang thiết bị có thể thẩm thấu ra thị trƣờng nội địa gây thất thu ngân sách, làm rối loạn thị trƣờng nội địa. Qua thực tế trên có thể nói việc quản lý hàng hoá đầu tƣ nƣớc ngoài hiện đang rất lỏng lẻo từ khâu quản lý đầu tƣ trên giấy phép xuất nhập khẩu đến khâu quyết toán công trình sau khi hoàn thành .

Hai là, một số quy định của Luật Hải quan về chế độ quản lý hải quan

không còn phù hợp với thực tiễn; chƣa thực sự tạo thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu đầu tƣ trực tiếp tại Khu Kinh tế:

- Chế độ quản lý hải quan đƣợc xác lập trên cơ sở chính sách quản lý mặt hàng đối với 13 loại hình xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh. Luật Hải quan hiện hành chỉ quy định chung về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh. Tuy nhiên, chƣa có những quy định riêng phù hợp với đặc thù của từng loại hình hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

- Quá trình thực hiện Luật Hải quan đã cho thấy, một số quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đã bộc lộ bất cập, không đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan trong thực tiễn. Quy định hồ sơ hải quan gồm 5 loại: tờ khai, hóa đơn thƣơng mại, hợp đồng mua bán; giấy phép xuất, nhập khẩu (nếu có) và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật; một số chứng từ bắt buộc phải có trong hồ sơ; phải nộp ngay các chứng từ kèm theo tờ khai khi làm thủ tục hải quan. Thực tế cho thấy, một số chứng từ chỉ sử dụng khi cần để kiểm tra tính chính xác của khai hải quan; khi áp dụng thủ tục hải quan điện tử do chứng từ nộp kèm tờ khai có dung lƣợng lớn nên gây chậm tốc độ xử lý của hệ thống và hệ thống chỉ kiểm tra tiêu chí tờ khai, chƣa thể kiểm tra đƣợc thông tin trên các chứng từ; không tạo thuận lợi và cần thiết khi hồ sơ hải quan đƣợc miễn kiểm tra. Quy định việc đăng ký làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở hình thức thƣơng mại hoặc phi thƣơng mại không chặt chẽ,

không hợp lý, dẫn đến lợi dụng để tránh kiểm tra, giám sát hoặc có lô hàng làm thủ tục hải quan ở hình thức thƣơng mại nhƣng có số lƣợng nhỏ, giá trị và mức thuế thấp, nhƣng chi phí làm thủ tục cao hơn mức thuế phải nộp. Quy định đƣợc khai bổ sung, sửa chữa tờ khai trong thông quan, nhƣng không quy định đƣợc sửa chữa, bổ sung sau thông quan, nên phát sinh bất cập khi có yêu cầu đƣợc khai bổ sung, sửa chữa tờ khai và không ảnh hƣởng đến số thuế đã nộp, song không có cơ chế xem xét, giải quyết.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp tại khu kinh tế - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)