Nguyên nhân từ phía năng lực, ý thức của cán bộ công chức hả

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp tại khu kinh tế - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa (Trang 81)

hải quan và nguyên nhân khác

đã cao (gần 60 tuổi, chuẩn bị nghỉ hƣu) nên khả năng tiếp cận các vấn đề mới về nghiệp vụ hải quan và hoạt động liên quan đến đầu tƣ trực tiếp tại khu kinh tế còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ.

Các quy định của pháp luật để quản lý hàng nhập đầu tƣ tạo tài sản cố định còn chậm đổi mới không theo kịp thực tế phát triển nhanh chóng của thƣơng mại quốc tế. Nguyên nhân là do hiện nay, trong một bộ phận cán bộ làm công tác xây dựng chính sách vẫn còn tƣ tƣởng đề cao vai trò công tác quản lý mà không chú trọng đến đảm bảo thỏa mãn các quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp. Mặc dù các quy định của pháp luật về hàng đầu tƣ xuất nhập khẩu đã đƣợc nghiên cứu để bổ sung, sửa đổi nhiều lần, tuy nhiên trong thực tế các quy định của pháp luật hiện hành vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về quản lý Nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động liên quan đến đầu tƣ trực tiếp tại khu kinh tế.

Kết luận chƣơng 2

Trong chƣơng này, Luận văn khái quát chung về KKT và tổ chức Hải quan liên quan đến quản lý KKT ở Thanh Hóa, nêu lên đƣợc những kết quả trong quản lý hải quan đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp tại KKT.

Trong chƣơng 2, tập trung đi sâu vào phân tích thực trạng công tác quản lý hải quan về thủ tục hải quan đối với miễn thuế hàng hóa NK tạo TSCĐ của dự án đầu tƣ bao gồm thủ tục quản lý hàng đầu tƣ miễn thuế, quản lý việc cấp danh mục hàng hóa miễn thuế, thủ tục xét miễn thuế, công tác quyết toán đối với hàng đầu tƣ miễn thuế. Để đƣa ra những khó khăn, bất cập và đánh giá công tác quản lý thủ tục hải quan này đã gây khó khăn đến công tác quản lý tại Hải quan Nghi Sơn, nêu lên nguyên nhân của những khó khăn bất cập. Từ đó, trong chƣơng 3 luận văn sẽ tập trung đề xuất phƣơng hƣớng và các giải pháp hoàn thiện nhằm khắc phục các tồn tại, bất cập này nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp tại khu kinh tế.

Chương 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HẢI QUAN ĐỐI VỚI ĐỐI VỚI

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP TẠI KHU KINH TẾ

3.1. Phƣơng hƣớng nâng cao chất lƣợng quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp tại khu kinh tế

3.1.1. Quản lý nhà nước về hải quan phải khuyến khích phát triển hoạt động đầu tư trực tiếp tại khu kinh tế

Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phƣơng tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu; kiến nghị chủ trƣơng, biện pháp quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Thông quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình tại khu kinh tế, ngoài việc đảm bảo quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp nhằm chống gian lận thƣơng mại có hiệu quả, thu đúng và thu đủ thuế cho ngân sách nhà nƣớc, góp phần tích cực phát triển giao lƣu thƣơng mại quốc tế, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh trong cộng đồng doanh nghiệp, qua đó khuyến khích phát triển hoạt động đầu tƣ trực tiếp tại khu kinh tế.

3.1.2. Quản lý nhà nước về hải quan phải đảm bảo phát triển hài hòa vùng miền, kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội

Nhà nƣớc chủ trƣơng phát triển khu kinh tế ven biển sẽ là những hạt nhân để góp phần hình thành các khu kinh tế năng động, thúc đẩy sự phát

triển chung, nhất là đối với các vùng nghèo trên các vùng ven biển của Việt Nam; đồng thời tạo tiền đề thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tƣ, đặc biệt là vốn đầu tƣ nƣớc ngoài để phát triển kinh tế biển, thông qua hoạt đông quản lý nhà nƣớc về hải quan tại KKT tạo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, phát triển đồng bộ, hoàn chỉnh và ngày càng hiện đại, phát triển hài hòa các vùng miền, tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý và phân phối, bảo đảm công bằng lợi ích, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ trƣơng tăng cƣờng thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ trực tiếp trong nƣớc, nƣớc ngoài vào khu kinh tế đƣợc thể hiện trong các văn kiện của Đảng, Nhà nƣớc và tiếp tục đƣợc khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần XI là kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta, đƣợc khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài là một chủ trƣơng quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nƣớc, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa cho phát triển kinh tế đất nƣớc, khuyến khích, tạo điều kiện và tăng cƣờng sự liên kết giữa các doanh nghiệp ĐTNN với nhau và với các doanh nghiệp trong nƣớc,

Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút ĐTNN, hƣớng vào những thị trƣờng giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lƣợng và chất lƣợng, hiệu quả nguồn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

Ngành Hải quan đã định hƣớng hữu ích trong việc nâng cao chất lƣợng quản lý và giải quyết thủ tục hải quan, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu cũng nhƣ sự kỳ vọng của doanh nghiệp; tạo điều kiện cho các đối tƣợng tiếp cận với các quy trình thủ tục một cách công khai, minh bạch

trên cơ sở hiểu biết và hợp tác chặt chẽ với cơ quan hải quan. Quản lý nhà nƣớc về hải quan phải đảm bảo phát triển hài hòa vùng miền, kết hợp với lợi ích kinh tế và xã hội.

3.1.3. Quản lý nhà nước về hải quan phải đảm bảo công khai minh bạch

Quản lý nhà nƣớc về hải quan tại khu kinh tế luôn đảm bảo công khai minh bạch, không ngừng cải cách thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết công việc, ngành hải quan phải thể hiện sự góp sức mình vào việc thu hút đầu tƣ, đẩy mạnh xuất khẩu, khôi phục nền kinh tế. Nghiêm chỉnh thực hiện “Tuyên ngôn phục vụ khách hàng” (ban hành kèm theo Quyết định số 225/QĐ-TCHQ ngày 09/02/2011) với phƣơng châm "Chuyên nghiệp - Minh bạch - Hiệu quả”.

Quản lý nhà nƣớc về hải quan tại khu kinh tế đảm bảo phƣơng châm

“minh bạch” trên nền hệ thống thủ tục hải quan tuân thủ chuẩn mực, thông lệ

quốc tế đồng thời tiếp nhận đầy đủ, phản hồi nhanh chóng, giải quyết khẩn trƣơng các ý kiến đóng góp, khiếu nại của khách hàng (doanh nghiệp, doanh nhân); Thực hiện cơ chế đảm bảo sự giám sát của khách hàng đối với hoạt động nghiệp vụ hải quan, đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực hải quan, và quản lý sự tuân thủ pháp luật hải quan một cách hiệu quả.

Ngoài ra, với phƣơng châm hoạt động “Minh bạch” nêu trên, Hải quan Việt Nam còn hƣớng tới:

Chuyên nghiệp trong hoạt động nghiệp vụ, cụ thể: “Nhiệt tình, tận tụy với công việc; thông thạo nghiệp vụ, xử lý công việc tuân thủ đúng quy trình, thủ tục quy định; văn minh lịch sự trong hoạt động và ứng xử” [39].

Và đạt “Hiệu quả” cho các tiêu chí: “Giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa, giảm thiểu chi phí hành chính và thời gian thông quan; Đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước về lĩnh vực hải quan, và quản lý sự tuân thủ pháp luật hải quan một cách hiệu quả” [39].

3.1.4. Quản lý nhà nước về hải quan phải góp phần nâng cao năng lực hiệu quả và tính chịu trách nhiệm của bộ máy hành chính

QLNN về hải quan phải góp phần nâng cao năng lực hiệu quả và tính chịu trách nhiệm của bộ máy hành chính, hiện nay Hải quan Thanh Hóa, Hải quan Nghi Sơn và toàn Ngành hải quan đang thực hiện mục tiêu cụ thể là xây dựng Hải quan Việt Nam thành một tổ chức hiện đại, có trình độ quản lý thuộc nhóm đứng đầu khu vực Đông Nam Á với: Thủ tục hải quan đơn giản, hài hoà đạt chuẩn mực quốc tế, dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu tập trung và áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro; lực lƣợng hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, đƣợc trang bị và làm chủ kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Với sứ mệnh thúc đẩy giao lƣu quốc tế, tạo điều kiện cho thƣơng mại và sản xuất phát triển; bảo đảm quản lý thu ngân sách; chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, xây dựng môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, hợp pháp; góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và an toàn xã hội. Với quan điểm coi doanh nghiệp là đối tác, là bạn đồng hành trong quá trình phát triển của ngành Hải quan, của mỗi doanh nghiệp, của đất nƣớc.

3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp tại khu kinh tế đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp tại khu kinh tế

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật

3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan và quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp

Từ những tồn tại cần khắc phục trong công tác quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp tại khu kinh tế, các nội dung cơ bản về góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan và quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp vào khu kinh tế:

đến hoạt động đầu tƣ nhằm phát hiện những bất cấp, thiếu sót để kịp thời chỉnh sửa, bổ sung góp phần hoàn thiện các pháp luật đó theo hƣớng đồng bộ, ổn định về chính sách, qui phạm giữa pháp luật về đầu tƣ với pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các luật liên quan khác.

- Nghiên cứu các quy định về công tác hải quan có các nội dung liên quan đến hoạt động quản lý hàng hoá của các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài tại các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập (trong khuôn khổ WTO, WCO, ASEAN, APEC...); rà soát, đối chiếu nội dung của các điều ƣớc quốc tế nêu trên với các quy định hiện hành của pháp luật hải quan; từng bƣớc áp dụng các chuẩn mực và điều ƣớc quốc tế trong quản lý đầu tƣ và chính sách thuế đối với hàng hoá đầu tƣ trực tiếp tại khu kinh tế.

- Xây dựng cơ chế hữu hiệu kiểm soát, bảo đảm việc thực thi nghiêm minh, đầy đủ, thống nhất các quy định pháp luật hải quan của cán bộ công chức trong toàn Ngành và các đối tƣợng chấp hành pháp luật hải quan;

- Kiện toàn việc thông tin rộng rãi pháp luật về hải quan nói chung và pháp luật về hải quan đối với hoạt động đầu tƣ nói riêng theo hƣớng toàn diện, rõ ràng, không chỉ là các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan và điều ƣớc quốc tế mà bao gồm cả các quy trình, thủ tục hải quan và các văn bản hƣớng dẫn nghiệp vụ hải quan tới cán bộ công chức ngành hải quan và cộng đồng doanh nghiệp;

- Tăng cƣờng hoạt động kiểm tra việc thực thi pháp luật đầu tƣ thƣờng xuyên, định kỳ, đột xuất trong ngành nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật hải quan.

Cụ thể về các đề xuất hoàn thiện, sửa đổi quy định của pháp luật:

Thứ nhất, cần sửa đổi quy định để đồng nhất khái niệm “dự án khuyến khích đầu tư” và giải thích rõ trong các văn bản qui định về thuế nhƣ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để phù hợp với Luật Đầu tƣ 2005, Nghị định

108/2006/NĐ-CP chỉ có khái niệm về “dự án đầu tư”, “dự án đầu tư mới” và “dự án đầu tư mở rộng”, để Doanh nghiệp và cơ quan hải quan hiểu rõ và dễ thực hiện trong thực tế

Thứ hai, về quy định các trƣờng hợp đƣợc miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong Luật đầu tƣ sắp sửa đổi và các văn bản hƣớng dẫn thi hành có trƣờng hợp đối tƣợng miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cần giải thích rõ khái niệm “phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ”

theo đó, quy định rõ các phƣơng tiện thuộc đối tƣợng này chỉ đƣợc hoạt động trong khu vực dự án (không cấp tờ khai nguồn gốc, không đăng ký biển số và không đƣợc chạy ra ngoài dự án). Trƣờng hợp Doanh nghiệp nhập khẩu xe ô tô khách về để thực hiện dự án vận tải hành khách công cộng hay nhập khẩu xe ô tô dùng dạy lái xe của một trung tâm đào tạo lái xe (có cấp tờ khai nguồn gốc, đăng ký biển số và có chạy ra ngoài dự án) theo quan điểm các nhân thì không đƣợc coi là phƣơng tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ.

Thứ ba, danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phƣơng tiện

vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tƣ, bán thành phẩm,... trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc do Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ ban hành đang áp dụng để thực hiện miễn, giảm, xác định đối tƣợng không chịu thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu hiện nay là Thông tƣ 04/2012/TT-BKHĐT, ngày 13/8/2012 còn rất hạn chế về chủng loại thiết bị, model và các chỉ tiêu kỹ thuật.

Thời gian tới, cần bổ sung kịp thời loại máy móc, thiết bị kèm theo đó là chủng loại thiết bị, model và các chỉ tiêu kỹ thuật danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phƣơng tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tƣ, bán thành phẩm trong nƣớc đã sản xuất đƣợc để bổ sung vào danh mục làm căn cứ miễn thuế. Cần qui định rõ thế nào là “đã sản xuất được nhưng chưa đạt chất lượng”. Kiến nghị các bộ ngành liên quan phải tham mƣu cho Thủ tƣớng Chính phủ để xây dựng danh mục và phân công cơ quan quản lý

chuyên ngành cụ thể để xác định đƣợc loại “đã sản xuất được nhưng chưa đạt chất lượng” theo từng lĩnh vực để làm căn cứ miễn thuế.

Thứ tƣ, cần sửa đổi và tiến tới bỏ quy định tại điểm đ.1 khoản 4, Điều

101 Thông tƣ 128/2013/TT-BTC, ngày 10/9/2013 hƣớng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, do đó không cầu doanh nghiệp phải nộp “Giấy chứng nhận đầu tư” khi đăng ký danh mục miễn thuế tại cơ quan hải quan.

Bởi vì, tại khoản 1 Điều 38 Luật Đầu tƣ nêu:

Đối với dự án đầu tƣ trong nƣớc thuộc diện không phải đăng ký đầu tƣ [30] (dự án dƣới 15 tỷ đồng) và dự án thuộc diện đăng ký đầu tƣ quy định tại Điều 45 của Luật Đầu tƣ (dự án từ 15 đến dƣới 300 tỷ đồng), “nhà đầu tƣ căn cứ vào các ƣu đãi và điều kiện ƣu đãi đầu tƣ theo quy định của pháp luật để tự xác định ƣu đãi và làm thủ tục hƣởng ƣu đãi đầu tƣ tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền”.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp tại khu kinh tế - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)