PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK GIA LÂM – HÀ NỘ
BẢNG 2.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA AGRIBANK GIA LÂM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 –
GIA LÂM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm2010 Năm2011 Năm2012
Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Số tiền % A. Doanh thu 233,50 380,53 336,42 147,03 62,97 -44,11 -11,59 1. Thu lãi 198,60 353,47 318,93 154,87 77,98 -34,54 -9,77 2. Thu dịch vụ 34,90 27,06 17,49 -7,84 -22,46 -9,57 -35,37 B. Chi phí 308,60 345,05 298,21 36,45 11,81 -46,84 -13,57 1. Chi HĐKD 258,10 293,65 253,32 35,55 13,77 -40,33 -13,73 2. Chi nghiệp vụ 50,50 51,40 44,89 0,9 1,78 -6,51 -12,67 C. Lợi nhuận -75,10 35,48 38,21 110,58 2,73 7,69
Nguồn số liệu từ phòng Kinh doanh, Chi nhánh Agribank Gia Lâm
Về doanh thu
Nhìn tổng thể trong ba năm trở lại đây, doanh thu của ngân hàng Agribank Gia Lâm tăng mạnh trong năm 2011 rồi giảm nhẹ trong năm 2012. Năm 2011 doanh thu tăng từ 233,50 tỷ đồng lên tới 380,53 tỷ đồng. Tăng 147,03 tỷ đồng về mặt giá trị, nếu xét theo con số tương đối thì mức tăng này ứng với 62,97%. Để có thể lý giải cho trường hợp này ta có thể nhìn vào cơ cấu các khoản thu của ngân hàng: Các khoản thu từ lãi gồm có: tiền lãi thu về khi cho vay tín dụng (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn), tiền lãi khi cho các tổ chức tín dụng khác vay, thu lãi từ tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước… Khoản thu này đã tăng mạnh trong năm 2011. Năm 2010 tổng các khoản thu từ lãi chỉ có 198,60 tỷ đồng nhưng sang năm 2011 tổng các khoản thu từ lãi tăng đến 353,47 tỷ đồng (tăng 154,87 tỷ đồng ứng với 77,98%).
Để có được nguồn thu từ lãi tăng mạnh như vậy ngân hàng Agribank Gia Lâm đã huy động tất cả mọi biện pháp để có thể đẩy mạnh doanh số cho vay như đa dạng hóa các hình thức cho vay, áp dụng chính sách cho vay phù hợp với từng đối tượng, cho vay đủ mọi thành phần kinh tế nhưng tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có uy tín, các hộ sản xuất kinh doanh cá thể. Một trong những lý do của việc tăng doanh thu trong năm 2011 phải kể đến đó là do ảnh hưởng từ năm 2010. Năm 2010 là đỉnh của cuộc khủng hoảng kinh tế, lợi nhuận của ngân hàng về mức âm 75,10 tỷ đồng. Sang năm 2011, nhà nước có một loạt các chính sách tác động nhằm vực dậy thị trường, nhờ đó mà tình hình kinh doanh của ngân hàng mới có bước chuyển biến. Doanh thu của ngân hàng cũng tăng lên rõ rệt.
Các khoản thu về dịch vụ gồm có thu từ kinh doanh ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá, thu từ các dịch vụ kèm theo của ngân hàng như dịch vụ chuyển tiền, thanh toán đối ngoại, dịch vụ thẻ và các dịch vụ khác. Khoản thu về dịch vụ của Agribank Gia Lâm đã giảm trong năm 2011 cụ thể là từ 34,90 tỷ đồng năm 2010 xuống còn 27,06 tỷ đồng (giảm 7,84 tỷ đồng về giá trị ứng với 22,46%). Đây là một mức giảm
khá mạnh, có thể nói tác động của mức giảm này là do Agribank Gia Lâm đang thực hiện cơ cấu lại các hình thức kinh doanh dịch vụ của mình sau cuộc khủng khoảng để có thể phục vụ khách hàng tốt hơn.
Năm 2012, doanh thu của ngân hàng giảm nhẹ so với năm 2011 (giảm 44,11 tỷ đồng ứng với 11,59%). Có thể thấy các chính sách khuyến khích của nhà nước đã bắt đầu kém hiệu quả sau một năm thực hiện. Toàn bộ khoản thu của ngân hàng đa phần từ thu lãi, thu dịch vụ giảm mạnh so với năm 2011. Đây là thời điểm mà Agribank Gia Lâm cắt giảm một loạt các dịch vụ đi kèm, chỉ chú trọng vào các dịch vụ chính, cắt giảm 4 phòng giao dịch, từ 11 phòng giao dịch năm 2011 còn 7 phòng giao dịch vào cuối năm 2012.
Về chi phí
Năm 2011, Tổng các khoản chi của Agribank Gia Lâm tăng 36,45 tỷ đồng so với năm 2010 (tương đương 11,81%). Lý giải cho việc chi phí tăng là việc ngân hàng phải thực hiện một loạt các hoạt động kích cầu nhằm mở rộng lượng khách hàng, tăng chi phí quảng cáo, khuyến mãi nhằm thúc đẩy lĩnh vực cho vay tín dụng. Chi phí tăng 11,81% nhưng doanh thu năm 2011 tăng những 62,97%, đây là một dấu hiệu cho thấy hoạt động của ngân hàng đã đi đúng hướng, phần tăng của chi phí tạo ra nhiều doanh thu, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.
Năm 2012, các khoản chi giảm đáng kể so với năm 2011 (giảm 13,57%). Việc giảm chi phí ở năm 2012 có thể lý giải do hoạt động cơ cấu lại của Agribank Gia Lâm. Ngân hàng đã cắt giảm bốn phòng giao dịch có hiệu quả kém nhằm giảm chi phí cho toàn hệ thống.
Về lợi nhuận
Lợi nhuận luôn là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá tình hình hoạt động của một ngân hàng có hiệu quả hay không, hiệu quả ở mức độ nào. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, để có thể mang lại lợi nhuận cao bắt buộc ngân hàng phải hoạt động hết mình, tìm ra những sản phẩm ưu việt để làm hài lòng khách hàng. Ngân hàng Agribank Gia Lâm cũng vậy, không ngừng tự đổi
mới mình để có thể tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu chi phí và rủi ro có thể gặp phải.
Năm 2010, nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng bao trùm, nước ta cũng không phải ngoại lệ. Ngành ngân hàng – tài chính của Việt Nam vấp phải muôn vàn khó khăn, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, khắp nơi đều đưa ra các giải pháp cải tổ, cơ cấu lại ngành ngân hàng. Agribank cũng không ngoại lệ, tình hình kinh doanh ảm đạm. Các khoản thu từ lãi bị giảm mạnh do hàng loạt doanh nghiệp khó khăn, không có nhu cầu vay vốn do không bán được hàng hóa. Chi phí của ngân hàng tăng lên do phải trích dự phòng các khoản nợ xấu điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của ngân hàng. Năm 2010 ngân hàng Agribank Gia Lâm có lợi nhuận âm, ngân hàng lỗ 75,10 tỷ đồng.
Năm 2011, nhờ hàng loạt các chính sách khuyến khích cho vay, doanh thu từ lãi tăng mạnh khiến cho lợi nhuận của năm 2011 cũng tăng. Năm 2011 Agribank Gia Lâm đạt lợi nhuận 35,48 tỷ đồng. Năm 2012, lợi nhuận của ngân hàng vẫn ở mức cao là 38,21 tỷ đồng và khả quan hơn cả năm 2011. Đây là bước tiền đề để năm 2013 ngân hàng có hoạt động tốt hơn đem lại doanh thu cũng như lợi nhuận cao hơn các năm trước.
Tóm lại, qua ba năm từ 2010 đến 2012, hoạt đông kinh doanh của ngân hàng Agribank Gia Lâm đã có bước chuyển biến rất tích cực, từ hoạt động lỗ năm 2010 ngân hàng đã vươn lên có lợi nhuận trên 35 tỷ đồng năm 2011 và tăng tiếp đến 38,21 tỷ đồng năm 2012. Để có thể đạt được điều này, ngân hàng Agribank Gia Lâm đã tái cơ cấu từ các lĩnh vực kinh doanh đến cơ cấu bộ máy của ngân hàng. Việc tái cơ cấu đã giảm chi phí của ngân hàng và đem lại những khoản thu bền vững, đây là sự phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên của Agribank Gia Lâm.
2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Gia Lâm trong chín tháng đầu năm 2013