3.1. Hoàn thiện pháp luật đối với các phƣơng thức thanh toán quốc tế
Xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trƣởng kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Kinh doanh xuất nhập khẩu không chỉ đóng vai trò là cầu nối cho giao lƣu kinh tế giữa các nƣớc mà còn là động lực phát triển cho các lĩnh vực kinh tế trong nƣớc và nâng cao sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế của mỗi quốc gia. Với vai trò nhƣ vậy hoạt động xuất nhập khẩu khó mà có thể tồn tại và phát triển đƣợc nếu không có hoạt động thanh toán quốc tế.
Hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ có tác dụng thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, mà còn thúc đẩy đầu tƣ nƣớc ngoài trực tiếp và gián tiếp, thúc đẩy thị trƣờng tài chính quốc gia hội nhập quốc tế, mở rộng hoạt động sản xuất ra thị trƣờng thế giới. Hoạt động ấy càng “nhanh chóng, an toàn, chính xác” sẽ giải quyết đƣợc mối quan hệ lƣu thông hàng hóa, tiền tệ giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu càng thuận lợi và có hiệu quả. Những thuận lợi này có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi ích của các bên tham gia, đồng thời cũng ảnh hƣởng đến khía cạnh tăng trƣởng của nền kinh tế.
Chính vì vậy, hành lang pháp lý nhằm điều chỉnh các mối quan hệ trong hoạt động thanh toán quốc tế để đảm bảo lợi ích cho các chủ thể, đảm bảo an toàn cho nền kinh tế là điều cần thiết và tất yếu. Hành lang pháp lý đồng bộ có tác dụng thúc đẩy hoạt động thƣơng mại và thanh toán quốc tế, ngƣợc lại, sự chƣa hoàn chỉnh của hành lang pháp lý tạo nên sự bị động,
79
không có cơ sở để giải quyết các tranh chấp, quyền lợi của các bên không đƣợc bảo vệ. Chẳng hạn, một sự biến động về tiền tệ của quốc gia nào đó thay đổi, nhƣ thay đổi về lãi suất, tỷ giá… Khi lãi suất, tỷ giá thay đổi có thể làm cho năng lực tài chính của doanh nghiệp này tăng lên và doanh nghiệp kia giảm đi ở những quốc gia có sự thay đổi đó, và điều đó liên quan tới đối tác của các quốc gia khác, đây là một loại rủi ro mang tính xã hội hóa cao [7]. Do đó, nhằm giảm thiếu rủi ro và hƣớng tới đảm bảo các lợi ích pháp lý của các bên trong hoạt động thanh toán quốc tế, tác giả có một số kiến nghị sau:
3.1.1.Phương thức chuyển tiền
Chuyển tiền là phƣơng thức thanh toán xuất hiện sớm nhất trong lịch sử các phƣơng thức thanh toán quốc tế. Mặc dù là phƣơng thức thanh toán xuất hiện sớm nhất, nhƣng chƣa có luật quốc tế cũng nhƣ tập quán quốc tế điều chỉnh phƣơng thức này mà chủ yếu là phụ thuộc vào pháp luật quốc gia của mỗi nƣớc. Trƣớc đây, phƣơng thức chuyển tiền đƣợc sử dụng nhiều trong hoạt động buôn bán với các nƣớc xã hội chủ nghĩa vì việc mua bán, giao nhận hàng hóa và thanh toán đều do các doanh nghiệp nhà nƣớc thực hiện và dựa trên sự tin tƣởng lẫn nhau. Sau khi mở cửa nền kinh tế, quan hệ ngoại thƣơng của nƣớc ta có sự thay đổi mạnh mẽ. Tình hình sử dụng các phƣơng thức thanh toán quốc tế do đó cũng thay đổi theo. Tại Việt Nam, thanh toán bằng L/C phát triển rất nhanh chóng do các doanh nghiệp Việt Nam chƣa lấy đƣợc lòng tin của khách hàng nƣớc ngoài nên đối tác không chấp nhận thanh toán bằng chuyển tiền; ngoài ra cũng vì các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam chƣa thấy hết đƣợc những ƣu điểm của phƣơng thức chuyển tiền nên chỉ quen với việc thanh toán bằng L/C. Tuy nhiên hiện nay, việc sử dụng phƣơng thức chuyển tiền trong thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu ở Việt Nam cũng đã phổ biến hơn, chiếm khoảng 10% kim ngạch xuất nhập khẩu và đang có xu hƣớng tăng lên. Thứ nhất, vì hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và
80
đang dần có chỗ đứng trên thị trƣờng thế giới, có những bạn hàng thƣờng xuyên, tin cậy. Thứ hai, các doanh nghiệp nhỏ khi xuất nhập khẩu những lô hàng giá trị không lớn đã nhận thấy rằng sử dụng phƣơng thức chuyển tiền vừa tiết kiệm đƣợc chi phí vừa thuận tiện hơn.
Ngoài ra, trong thanh toán phi mậu dịch thì cho đến đến nay, chuyển tiền vẫn luôn là phƣơng thức thích hợp nhất. Với đà tăng trƣởng của nền kinh tế nƣớc ta, trong đó có sự tăng trƣởng của hoạt động kinh tế đối ngoại, cùng với sự lớn mạnh của các doanh nghiệp và ngành ngân hàng Việt Nam nhƣ hiện nay, có thể nói, phƣơng thức chuyển tiền sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong hoạt động thanh toán quốc tế của Việt Nam nói chung và thanh toán qua các ngân hàng nói riêng.
Việc chuyển tiền qua ngân hàng phải tuân thủ các quy định của Pháp lệnh ngoại hối và các văn bản hƣớng dẫn thi hành nhằm góp phần thực hiện chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nƣớc. Tại Điều 7, Pháp lệnh ngoại hối 2005 có quy định chung về hoạt động thanh toán, chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhƣ sau:
“1. Người cư trú được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để thanh toán nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ.
2. Người cư trú phải chuyển toàn bộ ngoại tệ có từ việc xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép ở Việt Nam; trường hợp có nhu cầu giữ lại ngoại tệ ở nước ngoài thì phải được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ phải thực hiện thông qua tổ chức tín dụng được phép.”
81
160/2006/NĐ-CP ngày 28-12-2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối. Trên cơ sở Nghị định 160/2006/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nƣớc cần ban hành Thông tƣ hƣớng dẫn cụ thể nhằm giúp các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong thực thi Pháp lệnh ngoại hối. Cần thiết phải xây dựng một quy chế pháp lý cụ thể quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hoạt động thƣơng mại quốc tế có sử dụng phƣơng thức chuyển tiền làm phƣơng thức thanh toán, nhằm giảm thiểu rủi ro của các bên. Ngân hàng Nhà nƣớc cần rà soát sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện khung khổ pháp lý liên quan đến quản lý ngoại hối, để việc điều hành thị trƣờng ngoại hối và tỷ giá đƣợc chủ động, linh hoạt, phù hợp với tình hình cung - cầu ngoại tệ, tăng tính thanh khoản của thị trƣờng, khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và góp phần tăng dự trữ ngoại hối.
Bên cạnh các quy định về ngoại hối cần xây dựng khuôn khổ pháp lý mới cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam nhằm thay thế Nghị định 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 (Nghị định 64) về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Việc xây dựng và ban hành khuôn khổ pháp lý này để một mặt đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển nhanh và mạnh các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông hiện đại; mặt khác phù hợp với các quy định của Luật Ngân hàng Nhà nƣớc và Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010. Quy định này phải mang tính nguyên tắc về thanh toán bằng ngoại tệ và thanh toán quốc tế, đây là một nội dung quan trọng trong hoạt động thanh toán ngân hàng phải tuân thủ quy định pháp luật về quản lý ngoại hối hoặc các thỏa thuận thanh toán quốc tế mà Việt Nam tham gia[20].