Luật quốc gia điều chỉnh quan hệ thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu Các phương thức thanh toán quốc tế nhìn dưới góc độ lợi ích và rủi ro về mặt pháp lý đối với nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu (Trang 42)

Đây là nguồn pháp luật cơ bản điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động thƣơng mại nói chung và thƣơng mại quốc tế nói riêng. - Nguồn luật điều chỉnh các quan hệ hợp đồng thƣơng mại nói chung:

+ Bộ luật dân sự 2005 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. + Luật thƣơng mại 2005 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. + Luật các tổ chức tín dụng 2010 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành.

Đây là nguồn luật cơ bản, là bộ khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ hợp đồng một cách chung nhất tại Việt Nam.

- Nhằm thống nhất quy trình thực hiện và theo dõi nghiệp vụ thanh toán quốc tế (TTQT) trong toàn hệ thống ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam, đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế và các quy định của Nhà nƣớc và Ngân hàng nhà nƣớc, nguồn các văn bản pháp lý làm cơ sở cho việc thực hiện hoạt động TTQT nhƣ sau:

+ Pháp lệnh ngoại hối 2005, có hiệu lực từ 01/06/2006 và Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết pháp lênh ngoại hối.

+ Luật các công cụ chuyển nhƣợng 2005, có hiệu lực từ 01/07/2006.

+ Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

+ Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 20/3/2002 ban hành Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

+ Quyết định số 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 08/10/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc về việc ban hành thủ tục thanh toán qua các

36

tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

+ Quy chế mở Thƣ tín dụng nhập hàng trả chậm ban hành kèm theo Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN ngày 25/1/2001 (Quyết định 711); đƣợc sửa đổi bởi Quyết định số 1233/2001/QĐ-NHNN ngày 26/9/2001.

+ Quyết định 1325/2004/QĐ-NHNN ngày 15/10/2004 về việc ban hàng quy chế chiết khấu và tái chiết khấu chứng từ có giá.

+ Quyết định 63/2006/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc về việc ban hành Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhƣợng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, ban hành ngày 29/12/2006.

+ Quyết định số 44/2006/QĐ-NHNN ban hành ngày 05/09/2006 quy định về thủ tục nhờ thu hối phiếu qua ngƣời thu hộ.

Những văn bản pháp lý trên cho thấy một xu hƣớng vận động rõ nét của việc hội nhập, đặc biệt giai đoạn trƣớc khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO. Có nhiều văn bản pháp lý có giá trị đƣợc ban hành ở thời điểm này, nhƣ: Pháp lệnh ngoại hối; Luật các công cụ chuyển nhƣợng… Tuy nhiên con đƣờng đi phía trƣớc còn rất dài và đầy chông gai, đòi hỏi Chính phủ, các Bộ ngành, cũng nhƣ các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam cần tích cực, kịp thời ban hành các văn bản pháp lý cho thực sự phù hợp với thông lệ quốc tế, từng bƣớc thực hiện các cam kết với tổ chức quốc tế và phù hợp với những thay đổi nghiệp vụ trong một thị trƣờng tài chính quốc tế vô cùng rộng lớn cũng nhƣ sự đa dạng hóa của hoạt động thƣơng mại quốc tế hiện nay .

Kết luận chƣơng 1

Qua phân tích ở chƣơng 1 đã cho chúng ta hiểu đƣợc những cơ sở lý luận cơ bản về các phƣơng tiện và phƣơng thức thanh toán quốc tế cũng nhƣ vai trò của thanh toán quốc tế trong hoạt động thƣơng mại hiện nay. Đây là cơ

37

sở để các bên vận dụng các phƣơng thức thanh toán quốc tế vào trong quan hệ thƣơng mại quốc tế. Chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu vấn đề này trong chƣơng 2, đề cập và phân tích về mối quan hệ pháp lý của các bên khi tham gia vào các phƣơng thức thanh toán quốc tế cơ bản.

38

Chương 2

Một phần của tài liệu Các phương thức thanh toán quốc tế nhìn dưới góc độ lợi ích và rủi ro về mặt pháp lý đối với nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)