Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Letter of Credit)

Một phần của tài liệu Các phương thức thanh toán quốc tế nhìn dưới góc độ lợi ích và rủi ro về mặt pháp lý đối với nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu (Trang 32)

Phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ là sự thỏa thuận, trong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở tín dụng – the issuing bank) theo yêu cầu của một khách hàng (ngƣời xin mở tín dụng – applicant for credit) sẽ trả cho ngƣời thứ ba hoặc trả cho bất cứ ngƣời nào theo lệnh của ngƣời thứ ba đó (gọi là ngƣời hƣởng lợi – beneficiary); hoặc sẽ trả, hoặc chấp nhận và thanh toán hối phiếu do ngƣời hƣởng lợi phát hành; hoặc ủy quyền cho một ngân hàng khác thanh toán; chấp nhận và thanh toán hoặc cho phép ngân hàng khác chiết khấu chứng từ với điều kiện chúng phù hợp với tất cả mọi quy định và điều kiện của thƣ tín dụng.

Theo điều 2 UCP600: “Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận bất kỳ, cho dù được mô tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không huỷ ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”.

Thƣ tín dụng (L/C) hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán, nhƣng sau khi ra đời lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Trong nghiệp vụ L/C, các ngân hàng chỉ giao dịch căn cứ vào chứng từ, không liên quan đến

26

hàng hoá. Ngân hàng ngoài vai trò là ngƣời trung gian còn là ngƣời cung cấp tín dụng cho ngƣời nhập khẩu, là ngƣời cam kết trả tiền cho ngƣời xuất khẩu.

Các bên tham gia trong phƣơng thức tín dụng chứng từ gồm có:

- Ngƣời yêu cầu mở thƣ tín dụng là ngƣời nhập khẩu hoặc là ngƣời nhập khẩu ủy thác cho một ngƣời khác.

- Ngân hàng phát hành thƣ tín dụng là ngân hàng của ngƣời nhập khẩu, nó cấp tín dụng cho ngƣời nhập khẩu.

- Ngƣời hƣởng lợi thƣ tín dụng là ngƣời xuất khẩu hay bất cứ ngƣời nào khác mà ngƣời hƣởng lợi chỉ định.

- Ngân hàng thông báo thƣ tín dụng là ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành ở nƣớc ngƣời hƣởng lợi.

Thƣ tín dụng là cốt lõi, là công cụ quan trọng của phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ. Có nhiều loại thƣ tín dụng khác nhau phù hợp với từng mô hình kinh doanh. Việc phân chia đó dựa vào nhiều tiêu thức khác nhau nhƣ: thời hạn thanh toán; tính chất… Tuy nhiên, mức độ sử dụng của chúng rất khác nhau, trong đó thƣ tín dụng đƣợc sử dụng phổ biến là thƣ tín dụng không hủy ngang (Irrevocable credit), thƣ tín dụng không hủy ngang xác nhận (Confirmed Irrevocable credit), thƣ tín dụng giáp lƣng (back to back credit), thƣ tín dụng dự phòng (standby credit) ….

Sơ đồ 4: Quy trình thanh toán theo phƣơng thức tín dụng chứng từ

Ngân hàng thông báo (Advising Bank)

Ngân hàng phát hành (Issuing Bank)

Ngƣời thụ hƣởng (Beneficiary)

Ngƣời yêu cầu mở thƣ tín dụng (Applicant) (7) (8) (4) (5) (3) (6) (1) (9) (2) (10) HĐTM

27

Trƣớc hết nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu phải ký kết hợp đồng thƣơng mại, trong đó lựa chọn điều khoản thanh toán là tín dụng chứng từ.

Bƣớc 1: Nhà nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng thƣơng mại, viết đơn đề nghị mở tín dụng thƣ cho nhà xuất khẩu hƣởng, gửi tới ngân hàng phục vụ mình.

Bƣớc 2: Ngân hàng phát hành L/C căn cứ vào đơn yêu cầu mở tín dụng, nếu đáp ứng đầy đủ yêu cầu sẽ phát hành thƣ tín dụng.

Bƣớc 3: Ngân hàng thông báo thực hiện quyền thông báo thƣ tín dụng và chuyển giao L/C cho ngƣời hƣởng.

Bƣớc 4: Nhà xuất khẩu giao hàng trên cơ sở chấp nhận nội dung của L/C.

Bƣớc 5: Sau khi hoàn thành việc giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo L/C, gửi tới ngân hàng chỉ định để thanh toán.

Bƣớc 6: Trên cơ sở kiểm tra chứng từ, ngân hàng chỉ định sẽ tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu (hoặc trả tiền ngay, hoặc chấp nhận, hoặc chiết khấu).

Bƣớc 7: Ngân hàng chỉ định chuyển giao chứng từ sang ngân hàng phát hành và đòi tiền.

Bƣớc 8: Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu đáp ứng những điều kiện đề ra trong L/C sẽ trả tiền.

Bƣớc 9: Ngân hàng phát hành thông báo cho nhà nhập khẩu biết thực trạng bộ chứng từ, đề nghị họ làm thủ tục thanh toán.

Bƣớc 10: Ngƣời nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp thì tiến hành trả tiền (hoặc chấp nhận), ngân hàng sẽ trao chứng từ để họ đi nhận hàng. Ngƣợc lại, ngân hàng phát hành sẽ không trao bộ chứng từ cho nhà

28

nhập khẩu trong trƣờng hợp họ không làm thủ tục thanh toán.

Các loại L/C:

Trong thực tế có một số loại thƣ tín dụng chủ yếu sau:

- Thƣ tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C): là thƣ tín dụng mà sau khi đƣợc mở thì ngƣời nhập khẩu có thể yêu cầu ngân hàng sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự đồng ý của ngƣời hƣởng lợi L/C.

- Thƣ tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): là loại thƣ tín dụng mà sau khi đƣợc mở thì ngƣời yêu cầu mở L/C sẽ không đƣợc tự ý sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ những nội dung của nó nếu không đƣợc sự đồng ý của ngƣời thụ hƣởng L/C.

- Thƣ tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C): Là L/C không thể huỷ bỏ, theo yêu cầu của ngân hàng phát hành, một ngân hàng khác xác nhận trả tiền cho L/C này.

- Thƣ tín dụng không thể huỷ ngang có thể chuyển nhƣợng (Transferable L/C): Là L/C không huỷ ngang, theo đó ngƣời hƣởng lợi thứ nhất chuyển nhƣợng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng nhƣ quyền đòi tiền mà mình có đƣợc cho những ngƣời hƣởng lợi thứ hai, mỗi ngƣời hƣởng lợi thứ hai nhận cho mình một phần của thƣơng vụ.

- Thƣ tín dụng giáp lƣng (Back to back L/C): Sau khi nhận đƣợc L/C do ngƣời nhập khẩu mở cho mình hƣởng, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho ngƣời khác hƣởng với nội dung gần giống nhƣ L/C ban đầu.

- Thƣ tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nó đƣợc mở.

29

ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại (tự động) có giá trị nhƣ cũ và vẫn tiếp tục đƣợc sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng đƣợc thực hiện.

- Thƣ tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause L/C): Là L/C mà ngân hàng phát hành cho phép ngân hàng thông báo ứng trƣớc cho ngƣời thụ hƣởng để mua hàng hoá, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hoá theo L/C đã mở.

- Thƣ tín dụng dự phòng (Standby L/C): Để bảo vệ quyền lợi của nhà nhập khẩu trong trƣờng hợp nhà xuất khẩu đã nhận đƣợc L/C, tiền đặt cọc và tiến ứng trƣớc, nhƣng không có khả năng giao hàng, hoặc không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng nhƣ đã quy định trong L/C, đòi hỏi ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu phát hành một L/C trong đó cam kết với ngƣời nhập khẩu là sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc, tiền ứng trƣớc và chi phí mở L/C cho nhà nhập khẩu.

Vai trò của ngân hàng trong phương thức tín dụng chứng từ:

Trong phƣơng thức chuyển tiền, ngân hàng đơn thuần chỉ thực hiện chức năng chuyển tiền trên danh nghĩa ngƣời mua và nhận tiền trên danh nghĩa ngƣời bán.

Trong nhờ thu, các ngân hàng tham gia xử lý chứng từ do bên bán gửi đến và hành động với vai trò là đại lý của ngƣời bán.

Ngoại trừ vai trò là đại lý và chức năng giám sát, trong cả ba phƣơng thức thanh toán nêu trên, các ngân hàng không có bất kỳ cam kết, trách nhiệm hay nghĩa vụ nào. Tuy nhiên, trong phƣơng thức tín dụng chứng từ, các ngân hàng đã tham gia chủ động và tích cực hơn nhiều, theo đó các ngân hàng thực hiện trả tiền theo cam kết của mình.

30

thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng đã ký kết thông qua việc quy định rõ trong thƣ tín dụng các điều kiện về hàng hoá, thời hạn giao hàng, chứng từ xuất trình để thanh toán. Ngƣời nhập khẩu sẽ thực hiện kiểm soát thông qua việc yêu cầu ngƣời xuất khẩu phải xuất trình các chứng từ về chất lƣợng/số lƣợng hàng hoá do một cơ quan kiểm định độc lập phát hành. Ngân hàng sẽ thực hiện việc kiểm tra các chứng từ này đảm bảo nội dung của chúng phù hợp với thông lệ quốc tế và luật pháp của mỗi nƣớc. Khi sử dụng phƣơng thức thanh toán này, khách hàng nhập khẩu còn đƣợc ngân hàng tƣ vấn để lựa chọn các điều khoản thanh toán có lợi cho mình. Ngoài ra, trong trƣờng hợp ký quỹ dƣới 100% trị giá L/C, khách hàng nhập khẩu đã đƣợc ngân hàng cấp cho một khoản tín dụng. Đây là một trong những ƣu việt mà chỉ có đƣợc khi áp dụng phƣơng thức tín dụng chứng từ. Ngay từ khi phát hành L/C, ngân hàng phát hành đã tạo ra một cam kết thanh toán với ngƣời hƣởng lợi dựa trên uy tín của mình. Đối với những khách hàng có quan hệ giao dịch lần đầu tiên hoặc những giao dịch mà giữa ngƣời mua và ngƣời bán chƣa có sự tin tƣởng lẫn nhau, cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành sẽ củng cố thêm cho khả năng thanh toán của ngƣời mua, tạo lòng tin cho ngƣời bán.

Do ngân hàng chỉ làm việc trên cơ sở chứng từ, ngƣời xuất khẩu có đƣợc một đảm bảo chắc chắn trong trƣờng hợp họ xuất trình đƣợc bộ chứng từ hoàn hảo, nghĩa là họ đã thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình thì họ sẽ đƣợc thanh toán. Ngân hàng phát hành phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình khi chứng từ xuất trình phù hợp ngay cả trong trƣờng hợp ngƣời mua gặp rủi ro và có dấu hiệu không thanh toán đƣợc. Hơn hẳn các phƣơng thức thanh toán khác nhƣ chuyển tiền (sau khi nhận hàng), nhờ thu việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của ngƣời mua thì ở phƣơng thức này, ngƣời xuất khẩu đã có đƣợc một đảm bảo từ phía ngân hàng. Khi sử dụng phƣơng thức thanh toán này, ngƣời xuất khẩu có thể đƣợc ngân hàng tài trợ bằng cách

31

xin chiết khấu bộ chứng từ (đối với L/C trả ngay) hoặc bán trƣớc hạn các hối phiếu đã đƣợc chấp nhận (đối với L/C trả chậm), do đó có thể nhanh chóng thu hồi vốn đầu tƣ tái sản xuất. Ngoài ra, khi sử dụng phƣơng thức này, ngƣời xuất khẩu còn có thể tránh rủi ro về quản lý ngoại hối của nƣớc ngƣời nhập khẩu, vì khi L/C đã đƣợc mở thì ngƣời nhập khẩu đã phải có giấy phép chuyển ngoại tệ của cơ quan quản lý ngoại hối. Đối với các phƣơng thức thanh toán chuyển tiền, nhờ thu, tại thời điểm thanh toán nếu nƣớc ngƣời nhập khẩu có sự thay đổi về quản lý ngoại hối liên quan đến loại ngoại tệ hai bên đã thoả thuận thanh toán thì rủi ro này sẽ hoàn toàn thuộc về phía ngƣời xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Các phương thức thanh toán quốc tế nhìn dưới góc độ lợi ích và rủi ro về mặt pháp lý đối với nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)