Định hướng quản lý rủi ro thanh toán quốc tế trong các giao dịch quốc tế

Một phần của tài liệu Các phương thức thanh toán quốc tế nhìn dưới góc độ lợi ích và rủi ro về mặt pháp lý đối với nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu (Trang 103)

nhập khẩu cũng có thể thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà thƣờng phải thông qua cầu nối trung gian thanh toán là các ngân hàng thƣơng mại với mạng lƣới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu.

Sự phát triển của công nghệ điện tử là bƣớc đột phá trong thanh toán liên ngân hàng và liên quốc gia. Với tốc độ nhanh, chính xác cao cùng với việc cung cấp hoàn hảo các loại hình dịch vụ kỹ thuật và tài chính, ngân hàng đã hỗ trợ tốt các hoạt động thanh toán XNK của các tổ chức ở những nƣớc khác nhau dễ dàng hơn, tiện lợi hơn, chính xác và nhanh chóng hơn, đảm bảo quyền lợi của hai bên. Do vậy, để giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng thƣơng mại khi thực hiện các phƣơng thức thanh toán quốc tế thì các ngân hàng cần phải:

3.3.1. Định hướng quản lý rủi ro thanh toán quốc tế trong các giao dịch quốc tế quốc tế

Tìm hiểu và vận dụng tối đa một cách hiệu quả các quy phạm pháp luật, các quy ƣớc, cam kết và tập quán quốc tế về hoạt động TTQT. Việt Nam đang đứng trƣớc thềm hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới với tốc độ và quy mô trao đổi thƣơng mại ngày càng tăng, thì yêu cầu tìm hiểu những quy tắc và tập quán quốc tế trong thanh toán xuất nhập khẩu nhƣ UCP, quy tắc thống nhất về nhờ thu URC 522,… là một yêu cầu quan trọng cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.

Xây dựng chính sách quản lý rủi ro thanh toán quốc tế trong chiến lƣợc quản lý rủi ro tổng thể ở mỗi ngân hàng thƣơng mại và nội dung chính sách này cần đƣợc cụ thể hóa trong hoạt động TTQT.

97

tế. Con ngƣời luôn luôn là nhân tố quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp, mỗi con ngƣời đƣợc phân công thực hiện bất cứ công việc nào cũng cần phải có chuyên môn và đạo đức để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Thời gian qua, thực tiễn đã cho thấy nhiều trƣờng hợp rủi ro trong phƣơng thức thanh toán quốc tế phát sinh từ nguyên nhân cơ bản là con ngƣời: thiếu kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ, không nắm bắt đƣợc thông tin, chƣa có kinh nghiệm, thiếu kiến thức pháp luật, thiếu đạo đức hay cố tình vi phạm pháp luật và quy định của ngân hàng…Vì vậy, giải pháp về con ngƣời là không thể thiếu trong xử lý nghiệp vụ nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn trong thanh toán. Đổi mới quy trình tuyển dụng và phong cách làm việc của cán bộ đi đôi với việc quy trình hóa các hoạt động thanh toán.

Đổi mới mô hình hoạt động thanh toán quốc tế theo hƣớng tập trung thống nhất và chuyên sâu. Các ngân hàng cần phải khẩn trƣơng nâng cao trình độ nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho các thanh toán viên, đặc biệt là từng chi nhánh phải có cán bộ chuyên sâu để có thể chủ động giải quyết công việc ngay tại chi nhánh. Cán bộ thanh toán cần nắm vững, bám sát các văn bản pháp lý, những thông lệ, tập quán, quan điểm giải quyết sự việc trên các thị trƣờng khác nhau. Muốn thực hiện tốt đƣợc nghiệp vụ TTQT, các ngân hàng phải có đội ngũ cán bộ đƣợc đào tạo và thực hiện tốt nghiệp vụ TTQT, sử dụng thành thạo các máy móc, thiết bị hoạt động TTQT.

Mở rộng hiệu quả mạng lƣới ngân hàng đại lý. Việc thiết lập và mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng nƣớc ngoài có ý nghĩa chiến lƣợc trong việc phát triển nghiệp vụ TTQT ở các ngân hàng thƣơng mại. Các ngân hàng thƣơng mại cần tích cực và chủ động hơn nữa trong giao dịch để thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng ở các nƣớc mà kinh tế thƣơng mại của Việt Nam đã và đang bắt đầu có quan hệ ngoại thƣơng để có thể phục vụ đắc lực cho quá trình hội nhập kinh tế và phát triển quan hệ làm ăn buôn bán với tất

98

cả các nƣớc trên thế giới. Bên cạnh đó, các ngân hàng phải luôn luôn tôn trọng các quy ƣớc, cam kết và tập quán quốc tế để không làm ảnh hƣởng đến hính ảnh uy tín của ngân hàng mình.

Một phần của tài liệu Các phương thức thanh toán quốc tế nhìn dưới góc độ lợi ích và rủi ro về mặt pháp lý đối với nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu (Trang 103)