Sau gần 15 năm đi vào sử dụng, UCP500 đã cho thấy tầm quan trọng của nó trong các giao dịch thƣơng mại quốc tế. Tuy nhiên, với tốc độ phát
83
triển của kinh tế thế giới nhƣ hiện nay, giao thƣơng giữa các nƣớc ngày càng phát triển thì việc UCP600 ra đời thay thế cho UCP500 là điều tất yếu. UCP600 đã khắc phục đƣợc những bất cập của UCP500, nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ. Tuy nhiên, UCP600 chỉ mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2007, do đó, để nắm bắt và sử dụng bộ văn bản này một cách có hiệu quả không phải là điều dễ dàng. Về cơ bản, UCP600 đã có nhiều điểm mới nhằm xác định rõ và giải quyết những xung đột trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ mà UCP500 chƣa thực hiện đƣợc. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, UCP600 vẫn chƣa giải quyết đƣợc tất cả các vấn đề thực tiễn đầy phong phú và phức tạp, đòi hỏi ICC phải tiếp tục nghiên cứu và sửa đổi để có thể đáp ứng đƣợc sự thay đổi liên tục trong thƣơng mại quốc tế.
Dƣới đây là một số đề xuất đối với Nhà nƣớc, các ngân hàng thƣơng mại và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng UCP, đẩy nhanh tốc độ của các hoạt động thƣơng mại quốc tế:
- Nhà nƣớc cần hoàn thiện khung pháp lý đối với hoạt động thanh toán quốc tế, cụ thể là ban hành các văn bản Luật, dƣới Luật, Pháp lệnh, Nghị định... qui định rõ ràng trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của các bên tham gia. Đồng thời đây cũng là cách tốt để giải quyết tranh chấp trong trƣờng hợp có xung đột pháp luật giữa UCP và luật quốc gia. Trong trƣờng hợp có mâu thuẫn giữa UCP với các hiệp ƣớc, thỏa ƣớc quốc tế... giữa doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nƣớc ngoài nằm trong phạm vi điều chỉnh của các hiệp ƣớc này thì luật pháp Việt Nam càng cần phải tỏ rõ vai trò của mình để giúp các doanh nghiệp Việt Nam có đƣợc lợi thế với bạn hàng nƣớc ngoài.
Để làm đƣợc điều này, vai trò của Ngân hàng Nhà nƣớc là vô cùng quan trọng. Ngân hàng Nhà nƣớc phải là ngƣời soạn thảo, đƣa ra những đề xuất đối với việc xây dựng các khung văn bản cho hoạt động thanh toán quốc
84
tế nói chung và thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ nói riêng.
- Một thực trạng hiện nay là khi phát sinh các tranh chấp, mâu thuẫn về thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ, rất nhiều các cơ quan phải tham gia nhƣ Vụ quản lý ngoại hối, Vụ pháp chế… mà không có một cơ quan đặc trách nào về hoạt động thanh toán quốc tế. Vai trò của cơ quan này không chỉ giúp các doanh nghiệp Việt Nam giải quyết tranh chấp liên quan đến thanh toán mà còn là cơ quan tƣ vấn, giải thích, đào tạo cho các bên tham gia hoạt động thanh toán quốc tế hiểu rõ các văn bản pháp luật liên quan nhƣ UCP để từ đó có các biện pháp sử dụng đạt hiệu quả tối đa nhất cho mình.
* Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng:
Một cách khái quát, tôi cho rằng việc hoàn thiện pháp luật về thanh toán bằng thƣ tín dụng cần tập trung vào các vấn đề cơ bản sau đây:
Thứ nhất, cần ban hành ngay một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao về giao dịch thanh toán bằng thƣ tín dụng. Văn bản này có thể nên đƣợc ban hành dƣới hình thức Nghị định là phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn ở Việt Nam. Trong quá trình ban hành Nghị định này, các chuyên gia và cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền soạn thảo nên tham chiếu đầy đủ, toàn diện nội dung của UCP để thiết kế các điều khoản áp dụng cho các giao dịch thanh toán trong nƣớc. Ngoài ra, cần có điều khoản dẫn chiếu đến việc áp dụng trực tiếp các điều khoản của UCP đối với giao dịch thanh toán quốc tế giữa bên Việt Nam và bên nƣớc ngoài trong hoạt động thƣơng mại quốc tế.
Nội dung của một văn bản quy phạm pháp luật tuy là yếu tố cần thiết, cốt lõi nhất nhƣng hình thức cũng chiếm một vị trí quan trọng. Việc ban hành một văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn so với hiện nay sẽ có nhiều ý nghĩa thiết thực trong thực tiễn, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang từng bƣớc thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay.
85
Thứ hai, cần có các quy định pháp lý cụ thể nhằm giải quyết mối quan hệ xung đột giữa thông lệ quốc tế và luật pháp trong nƣớc. Ví dụ, khi có mâu thuẫn giữa UCP và pháp luật trong nƣớc nhƣ luật về xuất nhập khẩu, ngân hàng, quản lý ngoại hối thì ƣu tiên áp dụng nguồn luật nào. Sự thiếu vắng các quy định cụ thể về nguyên tắc giải quyết xung đột giữa các văn bản này gây khó khăn lớn cho quá trình áp dụng pháp luật. Điều này khiến cho trên thực tế có thể xảy ra tình trạng áp dụng không thống nhất giữa các ngân hàng khi có xung đột. Chẳng hạn, có trƣờng hợp bộ chứng từ tuân thủ một cách nghiêm ngặt và phù hợp với L/C nhƣng hàng hóa phẩm chất kém tới mức ngƣời mua có thể hủy hợp đồng. Nếu theo pháp luật Việt Nam, ngân hàng phát hành có thể từ chối trả tiền cho ngƣời bán vì nếu trả tiền thì “gây hậu quả làm thiệt hại đến lợi ích của Việt Nam” (Điều 3.2, nghị định 63/NĐ-CP ngày 17/8/1998). Nhƣng nếu từ chối trả tiền thì uy tín của ngân hàng phát hành có thể bị kém đi vì không thực hiện cam kết với ngƣời bán, kết quả là ngƣời bán nƣớc ngoài dần không tin tƣởng vào các L/C do ngân hàng này phát hành nữa, đồng thời làm mất tính độc lập của thƣ tín dụng. Ngoài ra, trong trƣờng hợp ngân hàng phát hành bị truy đòi từ ngân hàng chỉ định thì việc từ chối trả tiền làm giảm uy tín của ngân hàng phát hành trƣớc ngân hàng chỉ định.
Do vậy, pháp luật Việt Nam cần cụ thể hóa hơn nữa về cách giải quyết khi có xung đột giữa luật Việt Nam, luật của các quốc gia khác và thông lệ quốc tế về thanh toán tín dụng chứng từ. Các quy định này cần phải đƣợc ban hành trong một văn bản độc lập về thanh toán bằng hình thức tín dụng chứng từ, vì phƣơng thức thanh toán này ngày càng đƣợc áp dụng rộng rãi và phổ biến trong thanh toán quốc tế, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Thứ ba, cần bổ sung một số vấn đề pháp lý quan trọng về tín dụng chứng từ khi ban hành văn bản pháp luật độc lập về thanh toán bằng thƣ tín
86
dụng nhƣ kiến nghị ở phần trên. Cụ thể là:
- Cần có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào giao dịch tín dụng chứng từ. Khi quy định các quyền và nghĩa vụ này, nên tham chiếu các quy tắc hiện hành về tín dụng chứng từ đƣợc thể hiện trong UCP để đảm bảo tính phù hợp và tƣơng thích ngay với thông lệ quốc tế và hạn chế nguy cơ xung đột pháp luật trong quá trình thực hiện việc thanh toán bằng hình thức tín dụng chứng từ.
- Cần quy định thống nhất và rõ ràng từng bƣớc trong quy trình thanh toán bằng tín dụng chứng từ, từ thủ tục yêu cầu mở thƣ tín dụng đến khi tất toán tài khoản thƣ tín dụng để có đƣợc sự thống nhất, đồng bộ trong toàn hệ thống ngân hàng. Khi quy định về vấn đề này, các nhà soạn thảo cũng cần tham chiếu đầy đủ các quy định hiện hành của UCP về quy trình thanh toán tín dụng chứng từ và cố gắng thể hiện nội dung, ý tƣởng của các quy định này trong văn bản pháp luật quốc gia để hạn chế đƣợc những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột pháp luật trong quá trình áp dụng.
- Cần kiểm tra, đối chiếu để sửa đổi, bổ sung các quy định về chiết khấu hối phiếu lập theo thƣ tín dụng nhằm đảm bảo sự tƣơng thích và phù hợp với các quy tắc thực hành về tín dụng chứng từ trong UCP. Trên thực tế, mặc dù đã có quy định về chiết khấu, tái chiết khấu các công cụ chuyển nhƣợng, trong đó có hối phiếu nhƣng dƣờng nhƣ các quy định này vẫn cần đƣợc sửa đổi để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế về tín dụng chứng từ.
- Cần quy định rõ các nguyên tắc cơ bản cho hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Ví dụ nhƣ nguyên tắc xây dựng bộ chứng từ, nguyên tắc kiểm tra tính bề mặt của chứng từ. Bên cạnh đó pháp luật cần quy định rõ những điểm đặc thù (nếu có) về cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến tín dụng chứng từ.
87
Thứ tư, tổ chức xã hội nghề nghiệp nhƣ Hiệp hội ngân hàng cần hƣớng dẫn quy trình nghiệp vụ thanh toán bằng tín dụng chứng từ, cũng nhƣ chủ động đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cao cho hệ thống ngân hàng. Đây chính là biện pháp để các chủ thể tham gia giao dịch tín dụng chứng từ tự bảo vệ mình trƣớc nguy cơ rủi ro trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Việc ban hành và hƣớng dẫn quy trình nghiệp vụ về tín dụng chứng từ cần phổ cập và cập nhật những kiến thức sau đây:
- Pháp luật Việt Nam liên quan đến thƣ tín dụng; - Tập quán quốc tế – UCP về tín dụng chứng từ;
- Pháp luật của các quốc gia và khối quốc gia liên quan đến phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ;
- Nội dung xung đột giữa pháp luật Viêt Nam, luật các quốc gia khác và tập quán quốc tế về phƣơng thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ và cách giải quyết.
Ngoài ra, do ngôn ngữ của hợp đồng, L/C, chứng từ... trong thƣơng mại quốc tế phần lớn đều bằng tiếng Anh nên khả năng sử dụng tiếng Anh của các nhân viên ngân hàng là không thể thiếu. Ngân hàng nên có cán bộ thanh toán quốc tế có chứng chỉ Certified Documentary Credit Specialist (chuyên gia tín dụng chứng từ).
Hiện nay, việc vận dụng chứng từ điện tử trong thanh toán quốc tế đã trở nên phổ biến ở nhiều nƣớc, khu vực nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản, Hồng Kông... Chứng từ điện tử tạo điều kiện tiêu chuẩn hóa mẫu chứng từ trong thanh toán, giảm bớt thời gian thanh toán, tăng khả năng luân chuyển tiền tệ, giảm thủ tục thanh toán bằng giấy, tính bảo mật cao. Việt Nam cần hòa nhập với thế giới về những tiến bộ này. Cùng với đó, cần có văn bản pháp lý về quy tắc lập và xuất trình chứng từ điện tử trong thanh toán quốc tế.
88